Đây là phương pháp tiên tiến, khoa học mà ở Việt Nam đã có một số doanh nghiệp lớn áp dụng, nó là cốt lõi của công tác ATVSLĐ do có tính thực tế cao, hiệu quả với mọi công việc, với mọi vị trí làm việc và với mọi công trường.
3.2.2. Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác an toàn vệ sinh lao động theo hướng tinh gọn, rõ quyền và trách nhiệm
Hiện tại cơ cấu tổ chức nhân sự của Ban an toàn có 15 thành viên, bao gồm 1 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật là trưởng ban, trưởng phòng Quản lý thi công là phó ban, các đội trưởng đội thi công, chủ nhiệm công trình là thành viên; chưa kể đến đội ngũ cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm phụ trách ATVSLĐ tại các công trường. Thực tế, tổng số lượng có thể lên đến hơn 30 người có liên quan đến công tác ATVSLĐ.
Tuy nhiên trên thực tế Ban an toàn hoạt động kém hiệu quả, công tác ATVSLĐ tại các công trường thường mang tính chất đối phó với Chủ đầu tư, đối phó với việc kiểm tra từ Ban an toàn và Công ty. Lý giải điều này, 1 phần do chuyên môn về ATVSLĐ của các thành viên trong Ban an toàn còn thấp, 1 phần do các áp lực về tiến độ, chất lượng và kinh phí đầu tư cho ATVSLĐ còn ít ỏi. Để khắc phục điều này Công ty cần xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức ATVSLĐ theo các tiêu chí:
Cắt giảm, tinh gọn các thành viên hoạt động kém hiệu quả, chuyên môn về ATVSLĐ thấp. Giữ lại các thành viên có kinh nghiệm chuyên môn trong thi công, trẻ trung năng động, có khả năng học tập, tiếp thu tốt để bồi dưỡng đào tạo.
Đầu tư thời gian, kinh phí cho 1 đội ngũ cán bộ trẻ đi học các khóa quản lý, chuyên môn về QLAT&SKNN để làm nòng cốt phát triển Ban an toàn.
Phân cấp, phân quyền và giao trách nhiệm về ATVSLĐ cho đội ngũ cán bộ đã qua tinh gọn và đào tạo:
- Trao quyền cho Ban an toàn được phép đình chỉ thi công, xử lý lập biên bản đối với các hành vi gây mất ATLĐ; nhắc nhở, xử phạt đối với tổ chức, cá nhân dựa theo quy chế của Công ty đã ban hành.
- Đồng thời giao trách nhiệm đối với Ban an toàn, nếu để xảy ra sự cố mất TNLĐ trên công trường mình phụ trách, tùy vào mức độ sẽ bị xử phạt, kỷ luật theo quy định của Công ty.
3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động
Công ty đã tổ chức công tác huấn luyện nghiệp vụ về ATVSLĐ trước khi triển khai thi công tại các công trường, tuy nhiên các nội dung huấn luyện còn sơ sài, cần triển khai thêm:
Huấn luyện ATVSLĐ trước khi thi công đối với từng nhóm đối tượng theo chương trình khung quy định tại Nghị định 44/2016, kiến thức về ATVSLĐ chuyên ngành xây dựng. Ngoài ra tùy theo thực tế có thể bổ sung thêm các nội dung như:
- Các nguy cơ trong quá trình thi công từng giai đoạn tại dự án và quy trình, biện pháp đã được xây dựng riêng cho thi công từng hạng mục có nguy cơ rủi ro cao;
- An toàn điện, phòng chống cháy nổ và sử dụng thiết bị chữa cháy; - An toàn khi làm việc trên cao;
- Sơ, cấp cứu và xử lý khi gặp sự cố;
Các buổi tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ cho NLĐ tại các công trường định kỳ theo tháng hoặc theo hạng mục, giai đoạn thi công. Tại các công trường cần đặt pano, khẩu hiệu nhắc nhở, cảnh báo đề phòng TNLĐ, đặt bảng hình ảnh hậu quả của TNLĐ để cảnh báo trực quan v.v… tại các vị trí dễ quan sát; các khẩu hiệu ATVSLĐ cần phát trên loa theo giờ để tăng hiệu quả của việc tuyên truyền;
Tổ chức sinh hoạt về ATVSLĐ trên các công trường theo tuần, phê bình các hành vi gây mất ATLĐ của NLĐ, khen thưởng các sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo ATVSLĐ và triển khai kế hoạch trong tuần tiếp theo;
Hằng năm tổ chức cuộc thi tìm hiểu về ATVSLĐ trong toàn Công ty với nội dung hướng đến tìm hiểu Pháp luật về ATVSLĐ. Tổ chức hội thảo nhằm khuyến khích, khen thưởng tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, phê bình, khiển trách đưa ra các hình thức kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân để mất ATLĐ, xảy ra TNLĐ trong năm qua. Nêu rõ phương hướng, mục tiêu hoạt động và nhiệm vụ về ATVSLĐ trong năm tiếp theo.
3.2.4. Hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và sản xuất
Trong bối cảnh phát triển của xã hội, việc mua sắm nâng cấp, thay thế trang thiết bị đã lỗi thời, có tuổi thọ cao để theo kịp nhu cầu sản suất, theo kịp công nghệ thi công, nâng cao năng suất, năng lực Công ty là hoàn toàn phù hợp. Cấp thiết hơn khi chính những máy, thiết bị đã cũ, lỗi thời đó lại là nguyên nhân gây ra mất ATLĐ, TNLĐ, giảm sức lao động. Ví dụ: Trong biên chế của Công ty hiện tại, có nhiều máy, thiết bị đã sử dụng trên 30 năm như nhiều máy ủi, máy đào, máy lu sản xuất đầu những năm 90, máy cẩu KH-180 sản xuất năm 1985 v.v… Những thiết bị này mặc dù đã được kiểm tra bảo dưỡng, kiểm định định kỳ hàng năm nhưng khả năng gây TNLĐ vẫn rất lớn do tuổi đời máy đã cao.
Đặc biệt vụ TNLĐ xảy ra năm 2019, trong quá trình vận chuyển vật liệu xe đã quá cũ, lái xe không chú ý đến tải trọng hàng hóa dẫn đến khi depart không đủ sức lên dốc khiến xe bị mất lái và lật gây tử nạn cho lái xe. Vụ tai nạn đó là hồi chuông cảnh báo cho việc sử dụng xe, máy thiết bị đã hết khấu hao, có nguy cơ cao gây mất ATLĐ trong Công ty, qua đó càng thấy rõ sự cần thiết của việc hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị phục vụ sản xuất.
Tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày nay đã và đang thay đổi bộ mặt của ngành Xây dựng. Áp dụng các công nghệ mới trong xây dựng với mục tiêu tiết kiệm chi phí, thời gian thi công, giảm thiểu sức lao động của con người, và nâng cao tính an toàn trong sản xuất kinh doanh cũng là một trong những định hướng phát triển của Công ty. Với quy mô, tính chất của công việc hiện tại thì việc áp dụng những công nghệ mới trong xây dựng vào sản xuất chưa khả thi,
tuy nhiên trong 1 tương lai gần để phát triển mạnh mẽ hơn Công ty có thể nghiên cứu áp dụng các công nghệ như: Công nghệ in 3D trong xây dựng, công nghệ bê tông mới, sử dụng thiết bị xây dựng tự động (bán tự động) như robot để phục vụ xây, trát, ốp lát v.v…
Bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ để phục vụ sản xuất thi công; việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng trở nên rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh thế giới đã bước sang kỷ nguyên công nghệ 4.0. Thay thế các kiểu làm việc, chỉ đạo giải quyết công việc truyền thống bằng phương thức giao tiếp hiệu quả hơn nhờ công nghệ và nền tảng kết nối thông qua internet. Việc báo cáo về mất ATLĐ có thể chỉ mất vài phút bằng gửi hình ảnh, video qua Zalo, Skype Ban an toàn có thể chỉ đạo xử lý ngay lập tức thay vì phải chờ báo cáo, chỉ đạo qua văn bản như trước kia. Việc học tập, họp triển khai các nội dung sản xuất, triển khai ATVSLĐ cũng trở nên đơn giản hơn khi sử dụng các ứng dụng họp trực tuyến như Zoom Meeting, Microsoft Teams, Google Meetv.v… Đối với các công trình, dự án trọng điểm của Công ty cần thi công tiến độ, chất lượng cao có thể trang bị hệ thống camera IP giám sát từ xa tại công trường, qua đó giám sát chất lượng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các lỗi, hành vi gây mất ATLĐ.
Đó là những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành mà Công ty nên áp dụng để đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất thi công và quản lý ATVSLĐ.
3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện ngăn ngừa vi phạm vi phạm
Bên cạnh việc xây dựng các quy trình, biện pháp thi công an toàn; tinh gọn bộ máy, phân cấp phân quyền, giao trách nhiệm cho cán bộ làm công tác ATVSLĐ; tăng cường công tác huấn luyện, đào tạo cho NLĐ; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành v.v… thì Công ty cần chú trọng tăng cường công tác kiểm tra giám sát, qua đó kiểm tra tính hiệu quả của các giải pháp được đề xuất ở trên.
Đồng thời việc tăng cường kiểm tra giám sát cũng giúp phát hiện ngăn ngừa kịp thời các vi phạm, xử lý các hành vi gây mất ATLĐ trên công trường. Công tác kiểm tra có thể diễn ra theo 2 hình thức: kiểm tra có kế hoạch và kiểm tra không báo trước.
Kiểm tra có kế hoạch: Định kỳ kiểm tra các công trường theo tháng, theo quý.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý của công nhân trong giai đoạn thi công hiện tại; - Hồ sơ an toàn của máy, thiết bị trong giai đoạn thi công hiện tại;
- Tình hình cấp phát và sử dụng trang thiết bị, PTBVCN trên công trường v.v…
Kiểm tra không báo trước: Có thể đột xuất kiểm tra tại các công trường mà không báo trước thời gian.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Tình hình cấp phát và sử dụng trang thiết bị, PTBVCN trên công trường tại thời điểm kiểm tra;
- Hồ sơ pháp lý của công nhân trong giai đoạn thi công hiện tại; - Hồ sơ an toàn của máy, thiết bị trong giai đoạn thi công hiện tại; - Nhật ký thi công, nhật ký an toàn tại thời điểm trước ngày kiểm tra; - Kiểm tra NLĐ có nắm được quy trình vận hành các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt đang vận hành hay không? v.v…
Ngoài ra, khuyến khích công tác tự kiểm tra của các Ban chỉ huy Công trường nhằm ghi chép, kiến nghị xử lý lên Ban an toàn, từ các nội dung vi phạm có thể căn cứ theo quy định của Công ty để xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
3.2.6. Xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh nhằm động viên, phát triển phong trào an toàn vệ sinh lao động trong công ty
Cuối cùng, để tăng hiệu quả của tất cả các giải pháp đã nêu trên và tăng hiệu của công tác ATVSLĐ, Công ty cần xây dựng chính sách khen thưởng kỷ luật nghiêm minh.
Theo quy định hiện tại của Công ty thì các mức xử phạt đối với tập thể, cá nhân để xảy ra TNLĐ còn quá nhẹ, chỉ mang tính hình thức chưa đủ răn đe khi giá trị phạt là rất nhỏ so với giá trị công trình và chưa kể đến việc gây mất hình ảnh, uy tín, danh dự của Công ty. Cần xây dựng lại quy định về xử phạt đối với các trường hợp xảy ra TNLĐ theo % giá của công trình, đình chỉ thi công hoặc xem xét việc không giao việc cho Đội thi công để xảy ra TNLĐ nữa.
Ngoài ra Công ty cũng cần xây dựng chính sách khen thưởng đối với tập thể thi công trong suốt quá trình thi công dự án không để xảy ra TNLĐ, mất ATLĐ. Khen thưởng đối với cá nhân có các sáng kiến, đề xuất làm giảm nguy cơ mất ATLĐ, TNLĐ mà vẫn giữ nguyên hoặc tăng năng suất thi công. Khen thưởng đối với Ban an toàn nếu công trình thi công không để xảy ra TNLĐ.
Việc xây dựng cơ chế khen thưởng cũng cần thiết như việc xây dựng cơ chế xử phạt nghiêm minh nhằm tăng hiệu quả của công tác quản lý ATVSLĐ trong Công ty.
Tiểu kết chƣơng 3
Tác giả đề xuất giải pháp khắc phục các mối nguy hiểm thông qua việc đánh giá rủi ro của từng giai đoạn thi công chính tại công trình: Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định. Tuy rằng không thể liệt kê tất cả các mối nguy trên công trường nhưng đã bao quát được các hạng mục thi công có thể xảy ra nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của NLĐ. Đề xuất giải pháp khắc phục các yếu tố có hại như: bụi, tiếng ồn, rung động, vi khí hậu bằng các biện pháp như: kiểm soát hành chính, biện pháp kỹ thuật, phân công tổ chức lao động, trang bị sử dụng PTBVCN. Cùng với đó, đề xuất các giải pháp hành chính nhằm cải thiện điều kiện lao động tại công trình như: Hoàn thiện hệ thống nội quy, quy trình làm việc, biện pháp an toàn; xây dựng hệ thống ATVSV tại công trường; tuyên truyền, đào tạo về nghiệp vụ ATLĐ phù hợp với các giai đoạn thi công.
Đối với Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ATVSLĐ như: Hoàn thiện hệ thống nội quy, quy định, đề xuất áp dụng quy trình nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro từ đó xây dựng biện pháp an toàn; kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ theo hướng tinh gọn, phân cấp, phân quyền và rõ trách nhiệm; tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động phù hợp với từng giai đoạn thi công và thường xuyên định kỳ theo tháng, quý; hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và sản xuất; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện ngăn ngừa vi phạm; xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh.
KẾT LUẬN
Tình hình TNLĐ trong ngành Xây dựng những năm qua luôn ở mức đáng báo động, một trong những nguyên nhân chính là do điều kiện lao động vẫn còn tồn tại các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, các yếu tố có hại. Việc kiểm soát, khắc phục các mối nguy hiểm, rủi ro trong quá trình thi công là một trong các biện pháp cơ bản nhằm giảm thiểu TNLĐ trong ngành Xây dựng nói chung và Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô nói riêng. Qua quá trình nghiên cứu điều kiện làm việc tại công trình Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định và tại Công ty, tác giả đã nhận thấy các vấn đề lý luận về điều kiện làm việc nói chung, quản lý ATVSLĐ nói riêng; về thực tiễn tác giả nhận thấy công tác ATVSLĐ tại Công ty vẫn còn nhiều hạn chế trong quản lý và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thi công.
Trong luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp đánh giá rủi ro về ATVSLĐ; đây là phương pháp tiên tiến, khoa học mà ở Việt Nam đã có một số doanh nghiệp lớn áp dụng. Với phương pháp này, tác giả đã phân tích nhận diện các mối nguy và tác hại của chúng, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể đối với từng mối nguy để chủ động loại trừ, ngăn ngừa TNLĐ. Cùng với đó tác giả chỉ ra các tồn tại trong quá trình thực hiện công tác ATVSLĐ tại Công ty do các lỗ hổng của hệ thống quản lý và thiếu sót của các vị trí chức năng chưa làm tròn nhiệm vụ của mình, từ đó đề ra một loạt các giải pháp nhằm cải thiện công tác ATVSLĐ và cải thiện điều kiện lao động tại Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Nam Đô.
KHUYẾN NGHỊ
Sau khi đánh giá thực trạng làm việc tại công trình Trụ sở Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định và Công ty cổ phần Xây dựng công trình Nam Đô, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:
- Hoàn thiện, bổ sung, cập nhật hệ thống nội quy, biển báo, quy trình làm việc theo các TCVN, QCVN, văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ được Nhà nước ban hành;
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác ATVSLĐ theo hướng