Chƣơng 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6. Phƣơng pháp và công cụ đo lƣờng, thu thập số liệu
Thu thập số liệu theo phiếu thu thập số liệu (phụ lục) và quản lý số liệu bằng phần mềm Excel.
2.6.1. Trước mổ
Thu thập số liệu về đặc điểm chung của BN nghiên cứu gồm: tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, phân loại ASA, phân loại xơ gan theo Child-Pugh, viêm gan siêu vi B, C, nồng độ Hb, số lƣợng tiểu cầu, nồng độ ALT, AST, giá trị INR, aPTT, nồng độ bilirubin toàn phần trƣớc mổ.
2.6.2. Trong mổ
Thu thập số liệu về đặc điểm của cuộc mổ gồm : phẫu thuật cắt gan lớn hoặc nhỏ, phẫu thuật mở hoặc nội soi, lƣợng máu mất, truyền các chế phẩm của máu, thời gian gây mê, thời gian phẫu thuật, thời gian thiếu máu nhu mô gan còn lại.
2.6.3. Sau mổ
Thu thập số liệu về nồng độ đỉnh ALT, AST và thời điểm đạt nồng độ đỉnh sau mổ.
Thu thập số liệu về nồng độ ALT, AST, giá trị INR, aPTT, số lƣợng tiểu cầu, nồng độ bilirubin toàn phần sau mổ ngày 0, 1, 2, 5 và 30.
Thu thập các biến chứng sau mổ gồm : suy gan cấp, biến chứng hô hấp, biến chứng tim mạch, tổn thƣơng thận cấp và tử vong trong thời gian nằm viện.
Thu thập số liệu về thời gian nằm viện và có nhập hồi sức tích cực hay không.
2.6.4. Những phương tiện gây mê hồi sức sử dụng trong nghiên cứu
Bơm tiêm tự động có chức năng kiểm soát nồng độ đích propofol. Máy theo dõi độ mê: BIS-VISTA.
Máy gây mê với bình bốc hơi sevoflurane.
Phƣơng tiện theo dõi gồm monitor với các thông số: điện tâm đồ 3 điện cực, độ bão hoà oxy qua mạch nảy, nhiệt độ, huyết áp động mạch không xâm lấn và xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm, phân áp CO2 cuối thì thở ra loại side-stream có phân tích hỗn hợp khí hít vào và thở ra.
Phƣơng tiện sƣởi ấm BN: phƣơng tiện làm ấm dịch truyền, máy sƣởi ấm BN bằng thổi hơi.
Hình 2.1: Bơm tiêm tự động có chức năng kiểm soát nồng độ đích propofol
Hình 2.3: Theo dõi độ dãn cơ TOF-Watch