Các nghiên cứu về thay đổi cấu trúc vốn đều cho rằng việc phát chứng khoán mới làm giá chứng khoán giảm (nghiên cứu thực nghiệm của Paul Asquith và David W.Mullins trong bài nghiên cứu “Tác động của việc bắt đầu chi trả cổ tức đến của cải của nhà đầu tư” được đăng trên tờ Journal of Bussiness, tháng 1/1983). Điều này có nghĩa là trong điều kiện bình thường, công ty nên sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn và ít vay nợ hơn nhằm đảm bảo rằng họ có thể vay nợ khi cần thiết, trong trường hợp có cơ hội đầu tư tốt.
Vì vậy khi một doanh nghiệp thực hiện quyết định thay đổi về cấu trúc vốn, doanh nghiệp phải chú ý đến tín hiệu có thể có về các viễn cảnh thu nhập tương lai
và hiện tại của doanh nghiệp cũng như các dự định của các giám đốc mà giao dịch đề xuất sẽ chuyển đến thị trường.
Tóm lại, nói một cách dễ hiểu hơn:
- Trong điều kiện bình thường, công ty nên sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn và ít vay nợ hơn nhằm đảm bảo rằng họ có thể vay nợ khi cần thiết, trong trường hợp có cơ hội đầu tư tốt.
- Trong trường hợp công ty cần huy động vốn cho các dự án đầu tư, công ty sẽ chọn hướng vay nợ vì như vậy sẽ gửi thông điệp tới cho các cổ đông rằng họ đang hoạt động tốt thay vì phát hành cổ phiếu vì phát hành cổ phiếu sẽ làm các cổ đông cho rằng công ty đang hoạt động kém hiệu quả.
- Giả sử công ty hoạt động tại một thị trường đang có xảy ra những vụ vỡ nợ, phá sản lớn như Việt Nam thì việc vay nợ thêm lại gửi đến cho các cổ đông một thông điệp rằng "chúng tôi đang thiếu vốn" và tạo ra một tâm lý e dè cho rằng rủi ro của công ty đang gia tăng, dẫn đến các nhà đầu tư sẽ chuyển sự đầu tư sang một công ty có cùng hiệu quả hoạt động nhưng vay nợ ít hơn (ít rủi ro hơn) hoặc có cùng mức rủi ro nhưng thu nhập đem lại cao hơn.
Ví dụ: Việc sử dụng một cấu trúc nợ vay lớn trong điều kiện thị trường bất động sản ảm đạm như hiện nay của công ty Quốc Cường Gia Lai sẽ đem đến những phản ứng bất lợi cho cổ đông. Cụ thể là giá cổ phiếu của công ty Quốc Cường Gia Lai đã giảm 37,12% từ 11.300đ (ngày 11/06/2012) xuống còn 7.100đ (ngày