Bước 5: Tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN TRONG THỰC TIỄN (Trang 38 - 39)

II. THỰC HÀNH QUẢN TRỊ CẤU TRÚC VỐN

1. Quy trình hoạch định quản trị cấu trúc vốn

1.5. Bước 5: Tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn

Chi phí sử dụng vốn thường được tính toán bằng WACC, tuy nhiên việc tính toán WACC sẽ đưa lại kết quả không chính xác do khi công ty thay đổi cấu trúc vốn, rủi ro của công ty cũng thay đổi dẫn đến chi phí sử dụng của từng thành phần vốn cũng thay đổi nên kết quả WACC sẽ không còn đúng nữa. Thay vào đó ta sẽ đánh giá chi phí sử dụng vốn của các phương án tài trợ cao hay thấp dựa vào rủi ro mà phương án đó mang lại.

Trước hết, ta sẽ so sánh phương án tài trợ đã lựa chọn được sau bước 4 với các đối thủ cạnh trạnh để xem chúng ta có đang sử dụng một phương án tài trợ có rủi ro hơn dần đến một chi phí sử dụng vốn cao hơn hay không?

Việc so sánh có thể được thực hiện thông qua các chỉ số tài chính như:

- Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu.

- Tỷ số nợ/tổng tài sản.

- Hệ số thanh toán nhanh.

- Hệ số thanh toán hiện hành.

- ....

Lựa chọn một cấu trúc vốn khác biệt, rủi ro nhiều hơn so với các đối thủ cùng ngành sẽ làm cho thị trường có một đánh giá khắt khe hơn đối với công ty thông qua một chỉ số P/E thấp hơn, giảm giá trị thị trường của công ty, đi ngược lại mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp của việc lựa chọn cấu trúc vốn.

Tuy nhiên, không phải một cấu trúc vốn nào khác biệt với tiêu chuẩn chung của ngành, nhiều rủi ro hơn cũng đều đem lại một chỉ số P/E thấp hơn. Nếu một doanh nghiệp có thể thuyết phục được thị trường bằng uy tín, khả năng hoạt động của mình thì doanh nghiệp đó hoàn toàn có thể được tưởng thưởng bằng một chỉ số P/E tốt.

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN TRONG THỰC TIỄN (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w