Chúng ta sẽ xem xét trường hợp quyết định cấu trúc vốn trong một công ty đa quốc gia.Công ty đa quốc gia là một công ty thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm của mình ở nhiều quốc gia khác nhau. Chính vì thế nên thường các công ty đa quốc gia sẽ hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Với đặc trưng mô hình hoạt động là công ty mẹ - công ty con, các công ty đa quốc gia – ngoài việc tính đến cấu trúc vốn cho tổng công ty – còn phải tính toán đến cấu trúc vốn cho các công ty con.
Để có thể đạt được cả 2 cấu trúc vốn đều tối ưu là một công việc rất khó nên xu hướng quản trị của các công ty đa quốc gia là sẽ thiết lập cấu trúc vốn tối ưu cho tổng công ty và điều chỉnh cấu trúc vốn ở công ty con nhằm phù hợp với cấu trúc vốn của công ty mẹ.
Ví dụ: Công ty đa quốc gia X có 2 công ty con ở 2 quốc gia A, B Tại nước A: lãi suất 12%/năm, chi phí sử dụng vốn cổ phần: 3%/năm. Tại nước B: lãi suất 6%/năm, chi phí sử dụng vốn cổ phần: 5%/năm.
Giả định cấu trúc vốn tối ưu của cả công ty X và 2 công ty con là A, B đều là 50% nợ & 50% vốn cổ phần. Công ty X giá trị 100 tỷ $, chia đều mỗi công ty con 50 tỷ $.
Nếu cả 2 công ty con đều sử dụng CTV tối ưu của mình ta sẽ có: Tổng dư nợ của X: 25 tỷ $ vay từ nước A + 25 tỷ $ vay từ nước B.
Tổng vốn cổ phần huy động thêm của X: 25 tỷ $ phát hành ở A + 25 tỷ $ phát hành ở B.
WACCX = 12% x 25% + 6% x 25% + 3% x 25% + 5% x 25% = 6,5%
Nhưng nếu công ty X yêu cầu 2 công ty con sử dụng CTV như sau: Công ty A: 100% VCP
Công ty B: 90% nợ + 10% vốn cổ phần
WACCX = 3% x 50% + 50%(6% x 90% + 5% x 10%)= 4,45 %
*Ví dụ trên chỉ nhằm mục đích chỉ ra lợi thế của việc tận dụng ưu thế địa phương trong việc thiết lập cấu trúc vốn tối ưu cho công ty mẹ.
phương thì công ty mẹ sẽ có được nhiều lợi thế hơn là tối ưu hóa cấu trúc vốn cho từng công ty con.
Tuy nhiên phương pháp này cũng đi kèm rủi ro như sau:
Cũng trong ví dụ trên ta có thể thấy công ty B thâm dụng nợ vay với tỷ lệ rất cao, điều này có thể gây ra một chi phí phá sản rất lớn cho công ty B và chính công ty mẹ (công ty X) sẽ phải hỗ trợ cho công ty B nếu không muốn tình trạng phá sản xảy ra với công ty B.
Tóm lại, công ty đa quốc gia có thể hy sinh cấu trúc vốn tối ưu tại địa phương để tận dụng các cơ hội tài trợ từ địa phương nhằm đạt được một cấu trúc vốn tối ưu cho công ty mẹ.
1. Vấn đề cổ phần sở hữu của công ty đa quốc gia
Khi đầu tư tại 1 quốc gia, công ty đa quốc gia có 2 lựa chọn:
• Tạo lập 1 công ty 100% vốn nước ngoài hoàn toàn do mình làm chủ.
• Tạo lập 1 hình thức liên doanh với một công ty trong nước.
Hình thức 100% vốn nước ngoài Hình thức liên doanh Thuận lợi Độc lập điều hành, tránh được mâu
thuẫn quyền lợi.
Tận dụng được các mối quan hệ tại nước sở tại của đối tác trong việc mở rộng thị trường, hưởng các chính sách ưu đãi...
Bất lợi
Gặp một số hạn chế về pháp luật như không được thành lập, hạn chế về vốn, rủi ro do không phù hợp văn hóa bản địa...
Điều hành phải phụ thuộc vào cả quyền lợi của cổ đông nước sở tại, đôi khi đi ngược lại lợi ích của công ty mẹ...
2. Cấu trúc vốn trong công ty đa quốc gia khác biệt gì so với công ty trong nước
Rủi ro trong kinh doanh ngoài đến từ ngành còn xuất phát từ khu vực như rủi ro về văn hóa, cách nhìn thẩm mỹ...
Do đó khi so sánh giữa một công ty đa quốc gia với một doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước ta có thể thấy rủi ro khu vực của công ty đa quốc gia sẽ thấp hơn so với một doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước do có sự bù trừ lẫn nhau. Từ đó ta thấy dòng tiền của công ty đa quốc gia sẽ ổn định hơn so với doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước và một cấu trúc vốn thâm dụng nợ vay ở mức độ cao hơn sẽ phù hợp hơn cho công ty đa quốc gia.
Tuy vậy cũng có lập luận khác cho rằng công ty đa quốc gia sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về pháp luật, chính sách thuế, phí hơn nên dòng tiền sẽ bất ổn hơn so với doanh nghiệp hoạt động trong nước.Vậy công ty đa quốc gia nên sử dụng vốn cổ phần nhiều hơn.
Cũng lại có một lập luận khác cho rằng khi chính sách điều hành của một quốc gia nào đó thay đổi, công ty đa quốc gia chỉ chịu ảnh hưởng trên duy nhất quốc gia đó và sẽ được bù trừ rủi ro bằng sự ổn định của các quốc gia còn lại.
Ngoài vấn đề về rủi ro khu vực, ta có thể thấy công ty đa quốc gia còn phải đối mặt với vấn đề biến động của tỷ giá. Lấy ví dụ giá nội tệ ở quốc gia của công ty mẹ tăng, nếu chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ thì sẽ bị thiệt khá nhiều. Có khả năng công ty mẹ sẽ để cho các công ty con giữ lại lợi nhuận để tiếp tục đầu tư và làm sụt giảm dòng tiền của công ty mẹ, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay của công ty mẹ và gây khó khăn nếu công ty mẹ sử dụng cấu trúc vốn thâm dụng nợ vay.
Cũng có lập luận cho rằng trong điều kiện đa dạng hóa tốt, thu nhập của công ty đa quốc gia sẽ đến bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau nên việc tăng giá của đồng nội tệ (của quốc gia đặt công ty mẹ) so với một loại tiền tệ nào đó có thể được bù trừ bằng thủ thuật abitrage. Do vậy dòng tiền của công ty mẹ sẽ ổn định và thích hợp với một cấu trúc nợ vay cao.
Tóm lại, công ty đa quốc gia sẽ chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước, trong đó có các nhân tố có tác động tích cực (làm ổn định dòng tiền), cũng có các nhân tố tiêu cực (làm dòng tiền biến động mạnh hơn). Công tác quyết định cấu trúc vốn yêu cầu giám đốc tài chính cần phải xem xét các nhân tố tác động này
từ đó đưa ra một phán đoán tốt hơn về dòng tiền của công ty, làm cơ sở để xác định cấu trúc vốn. PHỤ LỤC Loại hình DN Thành viên Chế độ trách nhiệm Huy động vốn Chia sẽ quyền kiểm soát, lợi
nhuận Ưu điểm DN tư nhân 1 thành viên duy nhất
Vô hạn Không được phép phát hành chứng khoán
Không thể cho thuê DN
- Thủ tục thành lập đơn giản - Không đòi hỏi nhiều vốn khi thành lập
- Chủ DN nhận toàn bộ lợi nhuận kiếm được
- Chủ DN toàn quyền quyết định kinh doanh Công ty hợp danh - Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh - Có thể có các thành viên góp vốn - Vô hạn đối với thành viên hợp danh - Hữu hạn đối với thành viên góp vốn - Không được phép phát hành chứng khoán - Tăng vốn bằng cách mở rộng thành viên góp vốn - Thành viên hợp danh vận hành cty - Thành viên góp vốn không có quyền vận hành cty - Dễ dàng thành lập
- Được chia toàn bộ lợi nhuận - Có thể huy động vốn từ các thành viên
- Có thể thu hút thêm thành viên tham gia - Năng động - Không bị đánh thuế 2 lần Công ty cổ phần Tối thiểu 3 cổ đông Chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp Phát hành cổ phiếu, trái phiếu Chuyển nhượng quyền sở hữu vốn dễ dàng
- Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn
- Dễ thu hút vốn
không bị giới hạn bởi tuổi thọ của chủ sở hữu
- Có thể chuyển nhượng quyền sở hữu
- Có khả năng huy động được khả năng, chuyên môn tri thức của nhiều người
- Có lợi thế về quy mô
Công ty TNHH - Cty TNHH 1 thành viên - Cty TNHH 2 thành viên trở lên (tối đa 50 t/viên) Chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp Được phép phát hành trái phiếu Hạn chế - Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn - Bị đánh thuế 1 lần