Bước 4: Tối thiểu hóa rủi ro

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN TRONG THỰC TIỄN (Trang 36 - 38)

II. THỰC HÀNH QUẢN TRỊ CẤU TRÚC VỐN

1. Quy trình hoạch định quản trị cấu trúc vốn

1.4. Bước 4: Tối thiểu hóa rủi ro

1.4.1. Trường hợp công ty chỉ có 1 phương án tài trợ để lựa chọn

Do EBIT dự kiến có xác suất sẽ thay đổi do rủi ro kinh doanh nên chúng ta cần tính xác suất xảy ra trường hợp ngoài ý muốn là EBIT thay đổi làm EPS chuyển từ dương sang âm. Tương ứng với các phương án tài trợ mẫu nêu ở trên ta có điểm EBIT làm cho EPS bằng 0 (EBIT0) là:

100% cổ phần thường:

EBIT0 = 0

Cổ phần thường + nợ:

EBIT0 = Lãi vay

Cổ phần thường + Cổ phần ưu đãi:

EBIT0 = Lợi tức cổ phiếu ưu đãi (1 – Thuế)

Cổ phần thường + nợ + cổ phần ưu đãi:

EBIT0 = Lợi tức cổ phiếu ưu đãi + Lãi vay (1 – Thuế)

Ta sử dụng phương pháp phân phối chuẩn. Với phương pháp này, gọi EBIT0 là điểm EPS bằng 0 ta có xác suất EBIT nhỏ hơn EBIT0 sẽ được tính theo điểm z:

z = EBIT0 – EBITdk

Từ giá trị z ta có được xác suất P tương ứng. Ta sẽ so sánh giá trị xác suất P này với ngưỡng chịu đựng rủi ro của công ty

• Nếu xác suất P tính được nằm trong ngưỡng chịu đựng, phương án sẽ được chọn.

• Nếu xác suất P tính được lớn vượt quá ngưỡng chịu đựng, phương án sẽ bị loại, ta dừng quy trình.

1.4.2. Trường hợp công ty có nhiều phương án tài trợ để lựa chọn:

Đối với phương án đã được lựa chọn từ bước 3, chúng ta lần lượt tính xác suất xảy ra các trường hợp ngoài ý muốntheo thứ tự gồm:

* EPS chuyển từ dương sang âm

Tính toán và so sánh tương tự với phần a ở trên, nếu xác suất xảy ra tình huống này vượt quá ngưỡng chịu đựng của công ty, ta chuyển sang phương án “tốt kế tiếp” và tiến hành tính toán xác suất, so sánh tương tự cho đến khi tìm được phương án có rủi ro nằm trong ngưỡng chịu đựng và EPS cao nhất có thể.

* EPS chuyển thấp hơn mức đáng lẽ cổ đông phải được hưởng:

Đây là trường hợp một phương án lẽ ra có EBIT lớn/nhỏ hơn điểm hòa vốn (EBIThv) thì trong thực tế lại cho ra một kết quả ngược lại làm cho phương án tài trợ lựa chọn không còn là phương án tốt nhất. Để tính được xác suất xảy ra trường hợp trên ta sử dụng phương pháp phân phối chuẩn với 2 cách tính tương ứng với 2 trường hợp như sau:

- Xác suất để EBIT chuyển từ lớn hơn EBIThv thành nhỏ hơn EBIThv được tính theo điểm z với giá trị:

z = EBIThv – EBITdk

Từ giá trị z này ta suy ra được giá trị xác suất P tương ứng.

- Xác suất để EBIT chuyển từ nhỏ hơn EBIThv thành lớn hơn EBIThv được tính cũng theo điểm z với giá trị như trên nhưng xác suất tính được P’ sẽ bằng (1 – P) với P được lấy tương ứng theo giá trị z.

Với phương án tài trợ tốt nhất đã được chọn từ bước 3 và các cách tính toán như đã trình bày ở trên ta sẽ tính được xác suất phương án tốt nhất lựa chọn được chọn ở bước 3 sẽ “không còn là tốt nhất” nữa. So sánh xác suất này với ngưỡng chịu đựng của cổ đông, nếu vẫn nằm trong ngưỡng chịu đựng ta tiếp tục chọn phương án này, nếu nằm ngoài ngưỡng chịu đựng ta loại và trở lại tính toán với phương án tốt kế tiếp chọn được từ các kết quả ở bước 3.

Một phần của tài liệu QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN TRONG THỰC TIỄN (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w