Thực trạng việc tổ chức HĐTN đối với môn vật lí ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí lớp 11 phần quang hình học (Trang 30 - 39)

HĐTN đối với môn vật lí ở trường phổ thông hiện nay trải nghiệm có thể dưới những nội dung sau:

+ Tìm hiểu các kiến thức vật lí kĩ thuật

+ Nghiên cứu các lĩnh vực riêng biệt của vật lí, tìm hiểu các ứng dụng của vật lí trong đời sống như: kĩ thuật điện, kĩ thuật vô tuyến, các ứng dụng sóng âm,...

+ Thiết kế và chế tạo sử dụng các dụng cụ thí nghiệm vật lí và kĩ thuật. + Thiết kế các dụng cụ, đồ chơi dựa trên các kiến thức vật lí và vốn hiểu biết sẵn có như: chế tạo tên lửa nước trên nền tảng kiến thức vật lí đã được học về áp suất, định luật bảo toàn động lượng và chuyển động về phản lực,....

Phần khảo sát thực trạng tổ chức HĐTN được tiến hành ở trường THPT Long Châu Sa với đối tượng, thời gian khảo sát, công cụ khảo sát thể hiện chi tiết trong bảng 1.1:

Bảng 1.1. Đối tượng, thời gian và nội dung khảo sát

Thời gian khảo sát Đối tượng khảo sát Số lượng

Nội dung khảo sát Công cụ khảo sát 12/3/2018 - 17/3/2018. Giáo viên 21

Tìm hiểu hiểu biết về HĐTN và tình hình tổ chức HĐTN Phiếu khảo sát (phụ lục1: MAU- CN-2) 12/3/2018 - 17/3/2018. Học sinh khối 10, 11, 12 119

Tìm hiểu hiểu biết về HĐTN, tình hình tổ chức HĐTN và hứng thú đối với HĐTN. Phiếu khảo sát (phụ lục 1: MAU- CN-1, MAU-CN- 3).

Kết quả khảo sát đối với GV và học sinh được thể hiện ở bảng 1.2 và bảng 1.3:

Bảng 1.2. Tổng hợp ý kiến của giáo viên

Câu hỏi Phương án trả lời

Kết quả Số lựa chọn Tỉ lệ (%) Câu 1: HĐTN là một hoạt động giáo dục nằm trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Trường thầy (cô) thường tổ chức các HĐTN như thế nào?

Rất thường xuyên 6 28,6%

Thường xuyên 5 23,8%

Thỉnh thoảng 8 38,1%

Không thường xuyên 2 9,5%

Câu 2: Theo thầy (cô) giữa HĐTN và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có sự khác biệt không? (Nếu có thì khác biệt như thế nào?)

Có khác biệt 9 42,9%

Không khác biệt 12 57,12%

Câu 3: Nội dung HĐTN mà trường thầy (cô) thường tổ chức là Chính trị - xã hội (các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị, xã hội...) 5 23,8% Khoa học – kỹ thuật (tham quan các cơ sở sản xuất, xem triển lãm...)

16 76,2%

Văn hóa – nghệ thuật (biểu diễn nghệ thuật, tổ chức các cuộc thi…)

3 14,3%

hát, các vở kịch, các trò chơi vui chơi giải trí…)

Lao động công ích (vệ sinh vườn trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm...)

0 0%

Thể dục thể thao (thể dục giữa giờ, chơi thể thao, tổ chức ngày hội, đại hội thể thao…)

1 4,76%

Định hướng nghề nghiệp (làm quen với các ngành nghề truyền thống, sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ, …)

19 90,5%

Câu 4: Theo các thầy (cô) các HĐTN hướng tới cho HS những phẩm chất năng lực nào dưới đây?

Sống yêu thương,sống tự chủ, năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động. 2 28,6% Sống trách nhiệm, năng lực tự học,năng lực thẩm mỹ,năng lực thể chất 3 14,2%

Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực tính toán

Năng lực hợp tác, năng lực tính toán,năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. 3 14,2%

Câu 5: Trường thầy (cô) có thường xuyên tổ chức các HĐTN gắn với các môn học không?

Thường xuyên 1 4,76%

Thỉnh thoảng 14 66,7%

Không bao giờ

6 28,6%

Câu 6: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về hứng thú của HS thông qua các HĐTN?

Rất hứng thú 13 61,9%

Hứng thú 7 33,3%

Bình thường 2 9,5%

Không hứng thú 0 0%

Câu 7: Thầy (cô) được tập huấn về kĩ năng tổ chức các HĐTN như thế nào?

Rất thường xuyên 0 0%

Thường xuyên 5 2,4%

Thỉnh thoảng 11 52,4%

Chưa bao giờ 4 19,04%

Bảng 1.3. Tổng hợp ý kiến của học sinh

Câu hỏi Phương án trả lời Kết quả Số lựa chọn Tỉ lệ (%)

Câu 1: Em đã từ nghe nói về hoạt động trải nghiệm chưa?

Đã nghe thấy rồi 31 26,1% Chưa nghe thấy

bao giờ 50 42%

Không rõ 38 31,9%

Câu 2: Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là một hoạt động giáo dục nằm trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhà trường thường

Rất thường xuyên 11 9,2%

Thường xuyên 36 30,3%

Thỉnh thoảng 48 40,3%

tổ chức các HĐTN như thế nào? xuyên

Câu 3: Theo các em giữa HĐTN và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐNK) có sự khác biệt không?

Có khác biệt 33 27,7%

Không khác biệt 86 72,3%

Câu 4: Nội dung HĐTN mà trường em thường tổ chức là: Chính trị - xã hội (các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị, xã hội...) 21 17,6% Khoa học – kỹ thuật (tham quan các cơ sở sản xuất, xem triễn lãm...)

76 63,9%

Văn hóa – nghệ thuật (biểu diễn nghệ thuật, tổ chức các cuộc thi…)

19 16%

Vui chơi- giải trí (ca hát, các vở kịch, các trò chơi vui chơi giải trí…)

13 10,9% Lao động công ích (vệ sinh vườn trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm...) 8 4,2% Thể dục thể thao 17 14,3%

(thể dục giữa giờ, chơi thể thao, tổ chức ngày hội, đại hội thể thao…) Định hướng nghề nghiệp (làm quen với các ngành nghề truyền thống, sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ,…) 63 52,9%

Câu 5: Trường các em có thường xuyên tổ chức các HĐTN gắn với các môn học không?

Thường xuyên 22 18,5%

Thỉnh thoảng 55 46,2%

Chưa bao giờ 42 35,3%

Câu 6: Khi được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm ở trường thì các em thấy:

Rất hứng thú 74 62,2%

Hứng thú 24 20,1%

Bình thường 12 10,1%

Không hứng thú 9 7,6% Từ kết quả bảng 1.2, có thể thấy HĐTN được tổ chức khá thường xuyên ở trường THPT chiếm với 23,8% các thầy cô lựa chọn đáp án thường xuyên. Thầy (cô) đánh giá mức độ hứng thú của HS khi được tham gia HĐTN 62,2% chọn là rất hứng thú.

Từ kết quả bảng 1.3, cho thấy đa các em đã được nghe nói về HĐTN, nhưng các em còn chưa phân biệt được HĐTN với các hình thức ngoại khóa (hoạt động ngoài giờ lên lớp) trước kia. Cụ thể là có 72,3 % các em chọn phương án không khác biệt khi được hỏi HĐTN có khác với HĐNK không. Phần đa các em đều thấy rất hứng thú khi được tham gia các vào HĐTN với trên 82,3% các em chọn phương án rất hứng thú và hứng thú.

Dựa trên việc khảo sát qua cả 2 đối tượng là các thầy cô và các em học sinh. Tôi nhận thấy rằng, hầu hết các thầy cô đều có nghe nói về HĐTN. Tuy nhiên việc tổ chức các HĐTN ở trường THPT thường gắn với các chủ đề trong xã hội chứ chưa có nhiều HĐTN gắn với các môn học.Với tỉ lệ chọn đáp án không khác biệt đối với các thầy(cô) chiếm đến 57,12% và của học sinh là 72,3% tôi nhận đa phần các thầy cô vẫn còn một số nhầm lẫn khi phân biệt với các hoạt động giáo dục ngoài giờ trước kia. Mặc dù, hai hoạt động này có vị trí, vai trò và hình thức tổ chức khá thống nhất nhưng điểm khác biệt có thể thấy rõ nhất đó là trong HĐTN mục tiêu được diễn đạt dưới dạng năng lực và các năng lực này được đánh giá thông qua phương pháp và công cụ chuyên biệt; cách thức tổ chức hoạt động phải làm sao để 100% HS tham gia trong các hoạt động bắt buộc và được tự chọn tham gia những nội dung mình yêu thích. Từ sự nhận định của các thầy (cô) giữa HĐTN và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không có sự khác biệt nên một số thầy cô cho rằng văn hóa- nghệ thuật, lao động công ích và thể dục thể thao không phải là nội dung của HĐTN. Khi được hỏi các thầy (cô) về các HĐTN hướng tới cho HS những phẩm chất và năng lực nào thì có rất ít thầy cô lựa chọn: sống yêu thương,sống tự chủ, năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động, sống trách nhiệm, năng lực tự học,năng lực thẩm mỹ,năng lực thể chất. Việc tập huấn cho các thầy cô dù đã có nhưng còn rất ít với 52,4 % các thầy cô lựa chọn phương án thỉnh thoảng khi được hỏi về tập huấn HĐTN.

Một số HĐTN đã được tổ chức tại trường như: “Hội thi Rung chuông vàng”; “Khi tôi 18” trải nghiệm hướng nghiệp; “Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong thời kì đổi mới” học sinh được tham gia trải nghiệm tìm hiều công nghệ 4.0, được trao đổi với các chuyên gia,....

Từ kết quả điều tra có thể thấy HĐTN nói chung, HĐTN môn vật lí nói riêng trong những năm gần đây được quan tâm nhưng thực tế việc tổ chức HĐTN ở các trường phổ thông rất hạn chế hoặc nếu có thì tổ chức chỉ mang tính hình thức, chưa thật sự phát huy được tính tích cực mà mục tiêu của HĐTN hướng tới.

Khi đi tìm hiểu về những khó khăn trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Long Châu Sa và một số trường phổ thông trong địa bàn thì tôi nhận thấy ở các trường phổ thông thường gặp khó khăn về:

+ Thời gian tổ chức: việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học hiện nay thường kín về thời lượng; nếu muốn tổ chức một hoạt động trải nghiệm bổ trợ cho môn học, chương trình học thì rất khó bố trí vào khoảng thời gian giữa các tiết học, buổi học. Không thể tiến hành một hoạt động trải nghiệm trong vòng một tiết học khi phải lấy quỹ thời gian của tiết học khác.

+ Không gian, địa lý: thông thường, các địa điểm như khu di tích, bảo tàng, các địa danh hay các khu công nghiệp, nông trại thường khá xa trường học. Để tổ chức cho các em có thể tham gia vào trải nghiệm thì đòi hỏi kinh phí lớn.

+ Phía người học: hoạt động trải nghiệm đối với các em vẫn còn khá mới và mức độ hiểu biết của các em còn hạn chế khi có tới 42% học sinh lựa chọn phương án chưa nghe thấy hoạt động trải nghiệm, và 31,9 % lựa chọn phương án không rõ; các em còn có sự nhầm lẫn giữa hoạt động trải nghiệm và hoạt động ngoài giờ lên lớp trước kia. Việc không nhận thức rõ về hoạt động trải nghiệm, cũng như các mục tiêu mà hoạt động trải nghiệm hướng tới dễ làm các em lơ là, không tập chung vào tham gia hoạt động trải nghiệm, khiến cho các hoạt động trải nghiệm giống như một chuyến đi tham quan.

Tiểu kết chương 1

Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận có thể thấy rằng HĐTN có vai trò rất lớn trong việc phát triển phẩm chất và năng lực của HS. HĐTN có tác dụng mở rộng, củng cố, đào sâu kiến thức, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và kĩ thuật. Đó là hoạt động ý nghĩa trong việc hỗ trợ học tập nội khóa góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Qua nghiên cứu thực tiễn ở trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy trong những năm gần đây HĐTN ở trường THPT hiện nay đã được biết đến nhưng HĐTN về Vật lí thì hầu như chưa được chú trọng. Trong khi đó Vật lí lại là một môn khoa học mà ứng dụng của nó đã mang lại rất nhiều lợi ích trong đời

sống, kĩ thuật. Điều này cho thấy việc tổ chức HĐTN để cho HS có thêm cơ hội và động lực vận dụng kiến thức Vật lí đã học vào đời sống thực tế là rất cần thiết.

Trên cơ sở đã nghiên cứu lí luận, thực trạng của việc tổ chức HĐTN trường THPT và nghiên cứu những lợi ích do HĐTN mang lại tôi đi đến quyết định xây dụng tiến trình tổ chức HĐTN chương “Quang hình học” Vật lí 11 THPT nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HĐTN PHẦN “QUANG HÌNH HỌC” NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí lớp 11 phần quang hình học (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)