Các công cụ để đánh giá năng lực của học sinh

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí lớp 11 phần quang hình học (Trang 42 - 43)

Tùy theo từng chủ đề, yêu cầu và mức độ năng lực và các mức độ phẩm chất học sinh cần đạt được mà chúng ta sử dụng những công cụ đánh giá khác nhau. Đối với các hoạt động trải nghiệm diễn ra trong lớp học từ 1 đến 2 tiết, việc đánh giá chỉ có thể diễn ra trong 5 đến 10 phút, vì vậy cần lựa chọn các kỹ thuật đánh giá nhanh nhằm đánh giá một cách sơ bộ mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ, sản phẩm hoạt động trải nghiệm do học sinh đạt được so với mục tiêu đặt ra.

- Học sinh tự đánh giá: học sinh tự nhận xét, đánh giá về những trải nghiệm mà em đã trải qua. Khi tự đánh giá, HS tự đưa ra các quyết định, đánh giá về công việc và sự tiến bộ của bản thân, góp phần thúc đẩy học tập, bằng cách giúp HS đánh giá thành HS sẽ có những nhận thức sâu sắc về bản thân, nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực để điều chỉnh hoạt động học kịp thời.

- Giáo viên đánh giá học sinh: có thể đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; hay sử dụng các phiếu đánh giá.

Một số công cụ có thể sử dụng để đánh giá năng lực của học sinh mà đề tài đã lựa chọn trong nghiên cứu của mình:

+ Công cụ ghi chép: Người giáo viên sẽ quan sát ghi nhận lại những hành động thường nhật của học sinh, những thái độ, hành vi được biểu hiện trong môi trường học đường cũng như trong quá trình tham gia vào hoạt động trải nghiệm (phụ lục 10: MAU-HS-1, MAU-HS-2, MAU-GV).

+ Công cụ khảo sát về suy nghĩ, thái độ của học sinh:Công cụ sử dụng cho phương pháp thường sử dụng để tìm hiểu về thái độ tham gia, mức độ quan

tâm, động cơ, hứng thú… khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh(phụ lục: 1, 8: MAU- CN-1, MAU-CN-4, MAU-CN-5).

+ Công cụ tự đánh giá: Công cụ sử dụng cho phương pháp tự đánh giá, tự kiểm điểm và nhìn nhận lại năng lực, thái độ hành vi được biểu hiện trong quá trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo (phụ lục 11: MAU-ĐG-2).

+ Đánh giá sản phẩm: Đây là phương pháp truyền thống thường được áp dụng để đánh giá sản phẩm làm được của cá nhân học sinh hoặc một nhóm học sinh. Khi sử dụng hình thức này cần lưu ý những điểm sau: không đánh giá mức độ đạt được hay chất lượng của sản phẩm thời điểm đó mà cần xem xét, đối chiếu với mức độ đạt được trước đây của học sinh để nhận định sự thay đổi, phát triển của học sinh đó (phụ lục 11: MAU-ĐG-1, phụ lục 7: MAU-HT-5).

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí lớp 11 phần quang hình học (Trang 42 - 43)