Đánh giá định lượng về phẩm chất và năng lực mà học sinh đạt được sau

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí lớp 11 phần quang hình học (Trang 81 - 111)

CHƯƠNG 3 : THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5.3.Đánh giá định lượng về phẩm chất và năng lực mà học sinh đạt được sau

3.5. Đánh giá kết quả thử nghiệm sư phạm

3.5.3.Đánh giá định lượng về phẩm chất và năng lực mà học sinh đạt được sau

sau hoạt động trải nghiệm

Phần đánh giá định lượng phẩm chất và năng lực của HS đượcđánh giá dựatrên điểm số: HS tự đánh giá, xếp loại (bao gồm điểm của nhóm tự đánh

giá và điểm tự nhận của học sinh đó), điểm từ các nhóm HS đánh giá lẫn nhau, giáo viên đánh giá xếp loại bao gồm điểm sản phẩm của nhóm và điểm ý thức khi tham gia hoạt động nhóm, điểm thi của các nhóm trong hội thi. Từ đó điểm cá nhân sẽ được tính bằng trung bình cộng các điểm này.

Bảng 3.7. Đánh giá điểm tổng kết cá nhân

STT Họ và tên GV đánh giá Điểm nhóm Nhóm đánh giá Tự đánh giá Tổng TB 1 Nguyễn Đức Anh 8 8 7 7 30 7,5 2 Triệu Chí Công 7 8 8 7 30 7,5 3 Hán Thu Hà 8 8 10 8 34 8,5 4 Tạ Xuân Đức 8 8 9 8 33 8,25

5 Nguyễn Xuân Hải 7 8 6 7 28 7,0

6 Phan Thanh Hải 9 8 10 7 34 8,5

7 Kiều Quang Huy 7 8,7 7 7 29,7 7,4

8 Nguyễn Thu Hiền 8 8,7 9 8 33,7 8,4

9 Nguyễn Đức Quân 9 8,7 10 8 35,7 8,8

10 Lê Văn Hưng 7 8,7 7 7 29,7 7,4

11 Lại Trung Kiên 7 8,7 8 8 31,7 7,9

12 Nguyễn Vĩnh Khang 8 8,7 8 8 32,7 8,2 13 Tạ Xuân Tuệ 7 7,9 9 7 30,9 7,7 14 Bùi Văn Trọng 7 7,9 7 7 28,9 7,2 15 Nguyễn Bá Xuyên 8 7,9 9 8 32,9 8,2 16 Ngô Hồng Toàn 8 7,9 9 8 32,9 8,2 17 Hoàng Xuân Thành 8 7,9 9 8 32,9 8,2

Bảng 3.8. Phân loại đánh giá kết quả

Xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu

Tần suất 9 8 0 0

Tỉ lệ 52,9% 47,1% 0% 0%

Từ kết quả tổng kết điểm cá nhân qua quá trình tham gia vào HĐTN ta có thể đưa ra được một số nhận xét:

Tổng quát chung qua điểm trung bình bảng điểm cá nhân nhận thấy HS đều được đánh giá giá ở mức khá và tốt, không có HS nào ở mức trung bình và yếu. Loại tốt (tương đương với mức điểm 8,9,10) bao gồm những HS có nhận thức đầy đủ về nội dung của hoạt động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, hứng thú và say mê tham gia các hoạt động của tập thể, biết chủ động, hợp tác với bạn thực hiện theo đúng yêu cầu của hoạt động; khá thành thạo các kĩ năng tham gia và tổ chức hoạt động, có nhiều sáng kiến. Điển hình là các em: Hán Thu Hà, Phan Thanh Hải, Nguyễn Đức Quân đây là những HS đạt kết quả tốt. Qua việc quan sát định tính các HS này các em đều rất tích cực khi tham gia HĐTN, tham gia vào hoạt động nhóm, biết chủ động, hợp tác với các HS khác trong nhóm, có những kỹ năng khi tham gia vào tổ chức HĐTN. Ngược lại có một số HS chưa thật sự tích cực như em: Nguyễn Xuân Hải, Bùi Văn Trọng. Dù bước đầu các HS này đã trang bị cho mình một số kĩ năng cơ bản, có tham gia các HĐTN nhưng chưa tích cực. Trong phần nhóm đánh giá em Hải chỉ đạt loại trung bình 6 điểm do chưa tích cực tham gia vào hoạt động nhóm trong HĐTN.

Điểm đánh giá của GV và HS là khá sát nhau, cho thấy tính sát thực của điểm số.

Điểm GV đánh giá HS và các nhóm đều ở mức khá –tốt cho thấy năng lực tự chấm điểm của HS khi tham gia HĐTN là khá cao. Điểm hoạt động nhóm đạt khá - tốt cho thấy sự kết hợp, tinh thần làm việc giữa các nhóm tốt, từ đó phát huy các năng lực như năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề của các thành viên trong nhóm.

Ngoài các tiêu chí đánh giá của GV, HS cũng được tham gia đánh giá các bạn trong nhóm thông qua phiếu đánh giá đồng đẳng và kết quả là cột điểm “Nhóm đánh giá”. Điều đó tạo cho các em thấy được ý kiến của mình được coi trọng, từ đó thúc đẩy các suy nghĩ tích cực ở HS, phát huy được tính tích cực ở HS.

Ngoài ra, HS còn có thể tham gia đánh giá chính bản thân mình thông qua phầnHS “Tự đánh giá”. Do HS còn khá khiêm tốn khi nhận điểm cho bản thân nên số điểm tự đánh giá so với điểm GV và nhóm đánh giá có sự chênh lệch đáng kể. Việc “Tự đánh giá” giúp phát huy tinh thần tự giác, tự lực ở HS, đồng thời, là thang đo đáng tin cậy nhất để nhận xét tính tích cực, tự lực ở chính bản thân các em. Điểm tự đánh giá nằm trong khoảng từ khá đến tốt cho thấy, hầu như các em đã rất tích cực trong HĐTN.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số em chưa thể hiện hết sự tích cực, tự lực của bản thân và các em cũng tự ý thức được điều đó. Thông qua phiếu tự đánh giá MAU-CN-4, MAU-CN-5 trong phụ lục 8, các em nhận xét được mình đang ở mức độ nào, từ đó biết cách phấn đấu và hoàn thiện bản thân hơn.

Qua kết quả thực nghiệm cho thấy tiến trình HĐTN đã phát huy tính tích cực, tự lực của HS. Nếu có điều kiện tổ chức được nhiều tiến trình hoạt động HĐTN thì phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của HS.

Tiểu kết chương 3

Qua việc tổ chức và theo dõi HĐTN của HS lớp 11A3 trường THPT Long Châu Sa- Phú Thọ. Theo theo quy trình đã dự kiến, từ những kết quả HS đã đạt được qua buổi HĐTN, tôi thấy việc tổ chức dạy học bằng hình thức tổ chức hội thi, tìm hiểu, thiết kế, chế tạo mô hình về các ứng dụng Vật lí của chương Quang hình học là có hiệu quả.

Nội dung buổi HĐTN đã giúp cho HS củng cố được kiến thức đã học, vận dụng kiến thức được học vào giải thích cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các ứng dụng Vật lí, được thiết kế và chế tạo mô hình của các ứng dụng

Vật lí cụ thể là thiết kế, chế tạo kính hiển vi và lăng kính 3D. Qua đó, góp phần củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức HS đã được học.

Hình thức tổ chức đã thu hút được sự hưởng ứng nhiệt tình của các em, gây hứng thú học tập cho HS, các em có tâm lí rất thoải mái, đồng thời bước đầu đó giúp các em hình thành và phát triển một số năng lực và phẩm chất. Điều đó giúp các em chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, kích thích sự ham hiểu biết của các em, dần hình thành thói quen học đi đôi với hành, kiến thức khoa học phải đi đôi với thực tiễn, phát huy tính tích cực ở HS.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã nghiên cứu và đạt được những kết quả sau:

- Vận dụng được cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học và việc tổ chức HĐTN trong phần Quang hình học.

- Xây dựng được 2 HĐTN là “Sự kì diệu của ánh sáng” và “Tìm hiểu và thiết kế bếp mặt trời”, tiến hành thử nghiệm sư phạm với chủ đề “ Sự kì diệu của ánh sáng” và đạt thu được kết quả tích cực.

- Dự kiến hình thức tổ chức và phương pháp hướng dẫn các nội dung HĐTN nói trên nhằm phát huy các năng lực và phẩm chất của HS.

- Kết quả thử nghiệm sư phạm cho thấy nội dung HĐTN đưa ra là phù hợp với điều kiện dạy học các kiến thức của phần Quang hình học và phù hợp với đối tượng HS.

Do thời gian thực hiện đề tài chưa nhiều, tài liệu chuyên sâu về tổ chức HĐTN còn ít và tản mạn,… nên đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế như: - Chưa tổ chức được cho đông đảo HS tham gia, mới chỉ tổ chức HĐTN một phần nội dung kiến thức trong chương trình Vật lí lớp 11.

- Do thời gian có hạn nên đề tài mới tiến hành thử nghiệm sư phạm được 1 hoạt động trải nghiệm.

2. Kiến nghị

Để cho việc tổ chức HĐTN phát huy hết vai trò của nó trong việc dạy và học phần Quang hình học nói riêng và chương trình Vật lí THPT nói chung, chúng tôi đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm với số lượng HS đông, ở nhiều trình độ để có được sự đánh giá tổng quát. Hơn nữa, có bài kiểm tra về kiến thức để so sánh chất lượng nắm vững kiến thức ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Tập trung nghiên cứu kĩ hơn về thiết kế, chế tạo kính hiển vi đơn giản.

- Vận dụng quy trình tổ chức HĐTN với các nội dung khác trong chương trình Vật lí phổ thông để kích thích hứng thú của HS trong học tập Vật lí, giúp phát huy các năng lực và phẩm chất của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (7/2017), “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới”.

[2]. Bộ giáo dục và đào tạo (2015), “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới”.

[3]. Ban chấp hành Trung Ương (2013), “Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.

[4]. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) (2014), Vật lí 11– Sách GV,NXB Giáo dục.

[5]. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên) (2014), Vật lí 11, NXB Giáo dục. [6]. Hoàng Tuyết Chinh (2016), Thiết kế hoạt động ngoại khóa về “Các định luật bảo toàn”trong chương trình Vật lí 10, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Hùng Vương, Phú Thọ.

[7]. Nguyễn Thị Hảo (2017), Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo chương “Cảm ứng điện từ” trong chương trình Vật lí 11, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Hùng Vương, Phú Thọ.

[8]. Nguyễn Thị Liên (2016), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông”, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

[9]. Nguyễn Thị Huyền Trang (2016), Xây dựng chuyên đề trải nghiệm sáng tạo về động lực học chất điểm ( vật lí 10), Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

[10]. Đinh Thị Kim Thoa (2015), Tài liệu tập huấn Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học.

PHỤ LỤC Phụ lục 1:Phiếu phỏng vấn

MAU-CN-1

Để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, cô rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các em bằng cách đánh dấu “x” vào các ô trống mà các em cho là phù hợp ứng với mỗi câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Em đã từ nghe nói về hoạt động trải nghiệm chưa? A. Đã nghe thấy rồi

B. Chưa nghe thấy bao giờ C. Không rõ

Câu 2: Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là một hoạt động giáo dục nằm trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhà trường thường tổ chức các HĐTN như thế nào?

A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Thỉnh thoảng

D. Không thường xuyên

Câu 3: Theo các em giữa HĐTN và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐNK) có sự khác biệt không?

A. Có khác biệt B. Không khác biệt

Câu 4: Nội dung HĐTN mà trường em thường tổ chức là:

A. Chính trị - xã hội (các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị, xã hội,...)

B. Khoa học – kỹ thuật (tham quan các cơ sở sản xuất , xem triễn lãm,...)

C. Văn hóa – nghệ thuật (biểu diễn nghệ thuật, tổ chức các cuộc thi,…)

D. Vui chơi- giải trí (ca hát, các vở kịch, các trò chơi vui chơi giải trí…)

E. Lao động công ích (vệ sinh vườn trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm;..)

F. Thể dục thể thao (thể dục giữa giờ, chơi thể thao, tổ chức ngày hội, đại hội thể thao…)

G. Định hướng nghề nghiệp (làm quen với các ngành nghề truyền thống, sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ,…)

Câu 5: Trường các em có thường xuyên tổ chức các HĐTN gắn với các môn học không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Chưa bao giờ

Câu 6: Khi được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm ở trường thì các em thấy:

A. Rất hứng thú B. Không hứng thú C. Hứng thú

MAU-CN-2

Để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy (cô) bằng cách đánh dấu “x” vào các ô trống mà các thầy (cô) cho là phù hợp ứng với mỗi câu hỏi dưới đây.

Câu 1: HĐTN (HĐTNST) là một hoạt động giáo dục nằm trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhà trường thầy (cô) thường tổ chức các HĐTN như thế nào?

A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Thỉnh thoảng

D. Không thường xuyên

Câu 2: Theo thầy (cô) giữa HĐTN và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐNK) có sự khác biệt không? (Nếu có thì khác biệt như thế nào?)

A. Có khác biệt B. Không khác biệt Mô tả sự khác biệt ……… ……… ………

Câu 3: Nội dung HĐTN mà trường thầy (cô) thường tổ chức là:

A. Chính trị - xã hội (các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị, xã hội,...) B. Khoa học – kỹ thuật (tham quan các cơ sở sản xuất , xem triễn lãm,...) C. Văn hóa – nghệ thuật (biểu diễn nghệ thuật, tổ chức các cuộc thi,…) D. Vui chơi- giải trí (ca hát, các vở kịch, các trò chơi vui chơi giải trí…) E. Lao động công ích (vệ sinh vườn trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm;..)

F. Thể dục thể thao (thể dục giữa giờ, chơi thể thao, tổ chức ngày hội, đại hội thể thao…)

G. Định hướng nghề nghiệp (làm quen với các ngành nghề truyền thống, sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ…)

Câu 4: Theo các thầy (cô) các HĐTN hướng tới cho HS những phẩm chất năng lực nào dưới đây?

A. Sống yêu thương,sống tự chủ, năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động

B. Sống trách nhiệm, năng lực tự học,năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất

C. Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực tính toán

D. Năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

Câu 5: Trường thầy (cô) có thường xuyên tổ chức các HĐTN gắn với các môn học không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Chưa bao giờ

Câu 6: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về hứng thú của HS thông qua các HĐTN?

A. Rất hứng thú B. Hứng thú C. Bình thường D. Không hứng thú

Câu 7: Thầy (cô) được tập huấn về kĩ năng tổ chức các HĐTN như thế nào? A. Rất thường xuyên

B. Thường xuyên C. Thỉnh thoảng D. Chưa bao giờ

Phụ lục 2: Bài trắc nghiệm khách quan đánh giá sơ bộ tình hìnhhọc sinh học phần quang hình học

MAU-CN-3

Câu 1: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với

A. chính nó. B. không khí. C. nước. D.chân không

Câu 2: Khi chiếu một tia sáng từ chân không vào một môi trường trong suốt thì thấy tia phản xạ vuông góc với tia tới, góc khúc xạ chỉ có thể nhận giá trị là

A. 500. B. 400. C. 600. D. 700.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.

B. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.

C. Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ.

D. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới.

Câu 4: Chiếu một chùm tia sáng song song trong không khí tới mặt nước ( n = 4/3) với góc tới là 450. Góc hợp bởi tia khúc xạ và tia tới là:

A. D = 70032’. B. D = 450. C. D = 25032’. D. D= 12058’.

Câu 5: Dụng cụ ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là

A. gương phẳng. B. kính chiếu hậu. C. cáp quang trong nội soi. C. kính lúp.

Câu 6 : Một tia sáng đơn sắc truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 9° thì góc khúc xạ là 8°. Tìm góc khúc xạ khi góc tới là 60°.

A. 47,3°. B. 56,3°. C. 50,4°. D. 58,7°

Câu 7 : Cho 3 môi trường A, B và C lần lượt có chiết suất là nA> nB > nC điều gì sau đây sai.

A. Hiện tượng phản xa toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường A sáng môi trường B

B. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường C sáng môi trường B

C. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường B sáng môi trường C

D. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường A sáng môi trường C

Câu 8 :Một cái thước được cắm thẳng đứng vào một bình nước đáy phẳng, ngang. Phần thước nhô lên khỏi mặt nước cao 4cm. Phía trên có một ngọn đèn. Bóng của thước trên mặt nước dài 4cm và ở đáy bình dài 8cm. Cho chiết suất của nước là 4/3. Tìm độ sâu của nước trong bình:

Một phần của tài liệu Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí lớp 11 phần quang hình học (Trang 81 - 111)