Những định hƣớng cơ bản khi tổ chức dạy học chủ đề thống kê theo hƣớng tăng cƣờng

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chủ đề thống kê ở THCS thông qua các bài toán thực tiễn (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Những định hƣớng cơ bản khi tổ chức dạy học chủ đề thống kê theo hƣớng tăng cƣờng

theo hƣớng tăng cƣờng mối liên hệ với thực tiễn

2.1.1. Định hướng 1: Đảm bảo sự tôn trọng và kế thừa chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch dạy học hiện hành.

Có thể nói mục đích về việc bồi dƣỡng những năng lực vận dụng các kiến thức về thống kê vào thực tiễn trong quá trình dạy học chính là góp phần giúp học sinh nắm vững những kiến thức và các kỹ năng cơ bản của toán học, đồng thời nó cũng rèn luyện cho học sinh có ý thức vận dụng kiến thức của môn Toán vào thực tiễn, vào trong lao động sản xuất, từ đó góp phần thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ dạy học toán nói riêng, dạy học văn hóa nói chung một cách toàn diện.

Nội dung chƣơng trình SGK môn toán đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm quý báu, tiên tiến ở trong nƣớc và quốc tế theo một hệ thống quan điểm nhất quán về mặt toán học cũng nhƣ về mặt sƣ phạm, nội dung này đã đƣợc thực hiện thống nhất trong toàn quốc nhiều năm nay và đang đƣợc điều chỉnh liên tục cho phù hợp với mục tiêu đào tạo trong thời đại mới, phù hợp với tình hình thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay.

Chính vì vậy, khi đề xuất các biện pháp SP nhằm bồi dƣỡng những năng lực vận dụng kiến thức về các bài toán thống kê vào thực tiễn cho học sinh THCS phải đảm bảo các biện pháp này phù hợp với SGK,chƣơng trình và đƣợc xây dựng trên cơ sở phải tôn trọng, kế thừa, phát huy và khai thác hết đƣợc những tiềm năng của chƣơng trình và SGK hiện hành

29

2.1.2. Định hướng 2: Tăng cường đưa những tình huống trong cuộc sống thực vào dạy học môn Toán ở bậc THCS, rèn luyện cho học sinh khả năng và ý thức ứng dụng toán học vào thực tế

Việc vận dụng các kiến thức về thống kê vào thực tiễn phải đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở nội dung chƣơng trình SGK và PPCT hiện tại. Những vấn đề có chứa nội dung, tình huống thực tiễn phải đƣợc thực hiện trên cơ sở tôn trọng, kế thừa, phát huy và khai thác hết những tiềm năng của chƣơng trình SGK. Bên cạnh đó, việc vận dụng những kiến thức này phải có ý nghĩa lớn về tâm lý và phải phù hợp với trình độ, nhận thức chung của các em học sinh, những vấn đề sẽ liên hệ với thực tiễn trong một tiết dạy cần phải đƣợc lựa chọn cẩn thận, đảm bảo về mức độ và số lƣợng, không quá nhiều cũng nhƣ quá ít.

Nếu số lƣợng các bài có nội dung liên hệ với thực tiễn quá ít, quá đơn giản thì tiết học sẽ không đạt đƣợc mục đích là tạo niềm vui, tạo đƣợc hứng thú trong học tập cho học sinh và không hình thành ý thức toán học hóa những tình huống thực tiễn. Ngƣợc lại, nếu số lƣợng nội dung liên hệ các vấn đề thực tiễn quá nhiều, quá xa lạ với học sinh thì sẽ ảnh hƣởng về mặt thời gian của tiết học và không những không tạo đƣợc sự chú ý, hứng thú học tập cho các em mà còn làm cho các em thêm phần nhàm chán, không tập chung. Chính vì vậy, khi vận dụng kiến thức Thống kê vào tình huống thực tiễn, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và sắp xếp một cách khoa học theo thứ tự từ gần đến xa, từ dễ đến khó. Từ đó sẽ tạo ra những bƣớc thành công ban đầu, tạo tiền đề cho các tiết học, các hoạt động tiếp theo.

2.1.3. Định hướng 3: Tăng cường những hoạt động thực hành để rèn luyện các kĩ năng thực hành toán gần gũi thực tế

Thuật ngữ “ Các kỹ năng thực hành toán học gần gũi thực tế” ở đây có thể hiểu là một vài những kỹ năng quan trọng, rất cần thiết mà con ngƣời phải có trong cuộc sống ngày nay nhƣ: kỹ năng tính toán; kỹ năng dựng và đọc hiểu

30

đồ thị, biểu đồ; kỹ năng thu thập và xử lý số liệu thống kê.... Việc khai thác PISA vào dạy học môn Toán phải giúp tăng cƣờng các hoạt động thực hành và rèn luyện những kĩ năng toán học gần gũi với thực tế vì các kỹ năng này là nhóm kỹ năng rất quan trọng trong hoạt động và vận dụng toán học tới thực tế. Kỹ năng tính toán giúp chúng ta nhƣ tính nhẩm, tính nhanh, tính kết quả gần đúng, tính sử dụng công cụ các công cụ hỗ trợ ( bảng tính, máy tính bỏ túi)... là những kỹ năng toán nền tảng, không chỉ là cơ sở cho những kỹ năng tính toán khác trong Toán học mà nó rất cần thiết đối với môn học khác và cũng trở thành thứ không thể thiếu trong các hoạt động của nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra một trong số những kĩ năng thực hành toán học gần gũi với thực tế đời sống khác nhƣ: kỹ năng thu thập và xử lí số liệu, kỹ năng dựng và đọc hiểu đồ thị biểu đồ... là yếu tố không thể thiếu đƣợc để học tập hay đi vào cuộc sống lao động. Các kỹ năng thực hành này những yếu tố cốt lõi, còn lại sau khi HS đã quên nhiều lý thuyết, nhiều công thức toán học và có tính thực hành, ứng dụng cao trong thực tiễn. Nhƣ vậy kỹ năng thực hành toán học gần gũi với thực tế đời sống có mặt trong vốn văn hóa toán học của mỗi ngƣời dù họ làm việc bất kì lĩnh vực nào. Có thể thấy rằng trong thực tế cuộc sống các kỹ năng này không tách nhau mà thƣờng đan xem, hỗ trợ lẫn nhau cùng phối hợp ở những mức độ khác nhau trong các hoạt động vận dụng toán học vào thực tế của mỗi cá nhân.

2.1.4. Định hướng 4: Khai thác, sử dụng bài toán có tình huống thực tiễn trong dạy học quán triệt quan điểm liên môn trong nhà trường

Để có hiệu quả tốt nhất, thì việc khai thác và sử dụng những bài toán có nội dung chứa tình huống thực tiễn phải đƣợc thực hiện cả các hoạt động chính khóa và hoạt động ngoại khóa ở trƣờng THCS về môn Toán, thể hiện qua từng hoạt động nội khóa, hoạt động ngoại khóa trong quá trình giảng dạy môn toán.

31

Ở trƣờng THCS, có thể thấy quan điểm liên môn đƣợc thể hiện thông qua việc sử dụng khai thác các tình huống thực tiễn ở những môn học gần gũi với môn Toán để có thể xây dựng và giải quyết đƣợc những bài toán có chứa tình huống thực tiễn. Khi học thống kê, học sinh sẽ thấy đƣợc các tình huống đƣa ra trong phần này khá quen thuộc, đâu đó đã xuất hiện trong chƣơng trình các môn học khác nhƣ môn Địa Lý (bài toán về sự tăng trƣởng của dân số ) hay Vật Lý, Sinh Học Vì vậy mà việc khai thác và sử dụng các bài toán có chứa tình huống thực tiễn trong dạy học toán phải quán triệt quan điểm liên môn trong nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chủ đề thống kê ở THCS thông qua các bài toán thực tiễn (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)