CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Một số biện pháp sƣ phạm tổ chức dạy học chủ đề thống kê theo hƣớng tăng cƣờng
2.2.2. Biện pháp 2: Lựa chọn và sử dụng bài toán có tình huống thực tiễn phù hợp trong
tiễn phù hợp trong hoạt động củng cố kiến thức
a) Mục đích biện pháp:
Ngoài biện pháp gợi động cơ cho học sinh bài học bằng những bài toán có chứa những tình huống thực tiễn. GV cần phải nâng nhận thức của học sinh về những vai trò của toán đối với thực tiễn. Vì vậy, việc đƣa các tình huống thực tiễn vào các bài toán trong hoạt động củng cố kiến thức nhằm giúp mục đích khắc sâu hơn kiến thức cho các em học sinh, đồng thời bồi dƣỡng cho các em năng lực vận dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn là vô cùng cần thiết.
b) Biện pháp thực hiện:
Muốn làm đƣợc điều đó, ngƣời dạy cần phải tìm cách tăng cƣờng hoạt động củng cố sau khi kết thúc bài học bằng cách vận dụng kiến thức đã dạy trong bài học vào trong thực tế đời sống. Muốn thực hiện thành công ứng dụng toán học vào trong thực tiễn cuộc sống, vào trong lao động sản xuất thì trƣớc hết các em học sinh phải nắm vững những nội dung, những kỹ năng và những phƣơng pháp toán học nhất định. Vì thế trong quá trình dạy học của mình, giáo viên cần phải quan tâm đến hoạt động củng cố bằng các hình thức nhƣ luyện tập, hệ thống hóa, ứng dụng,... nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng toán học cần thiết cho các em học sinh. Để khắc sâu nội dung kiến thức sau khi học xong bài mới cho học sinh, giáo viên cần phải củng cố, tóm tắt lại bài học cho học sinh, đồng thời cho các em thấy đƣợc những ứng dụng của nhƣng
40
kiến thức này trong thực tế bằng cách cho các em làm một số bài tập có nội dung liên quan đến thực tế.
VD 2.3: Để củng cố kiến thức về thống kê giáo viên đƣa ra một số bài toán nhƣ sau:
Bài toán : Thời gian sử dụng điện thoại
Điện thoại thông minh (Smart phone) đang trở thành một vật không thể thiếu với mỗi ngƣời trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi mà ngoài nhu cầu liên lạc, nghe, gọi, nhắn tin thì nhu cầu giải trí với thiết bị này ngày càng cao, nhất là ở giới trẻ. Tuy nhiên, nếu dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng điện thoại thì sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe, công việc, học tập của ngƣời dùng. Để tìm hiểu thời gian sử dụng điện thoại của một lớp, một nhóm nghiên cứu đã phát phiếu điều tra và thu đƣợc mẫu số liệu về thời gian sử dụng điện thoại trong một ngày nhƣ sau: (Đơn vị : giờ)
8 16 7 2 5 3 4
4 4 5 0 2 12 5
9 8 10 6 5 3 3
10 5 3 4 3 5 3
4 10 1,5 7 6 5 4
a) Em hãy giúp nhóm nghiên cứu đó lập bảng tần số, tần suất ghép
lớp về thời gian sử dụng điện thoại của các bạn.
b) Từ bảng tần suất lập đƣợc, em hãy vẽ biểu đồ tần suất để thấy rõ
hơn.
c) Em hãy tính thời gian sử dụng điện thoại trung bình của cả lớp.
Theo em việc dành thời gian sử dụng điện thoại nhiều sẽ dẫn đến những tác hại nào? Từ đó em có thể đƣa ra lời khuyên gì để giảm thời gian sử dụng điện thoại.
41
Bài 3: Minh muốn mua một món quà tặng mẹ nhân dịp 20/10. Minh quyết định tiết kiệm tiền từ ngày 1/9 của năm đó với ngày đầu tiên là 1000 đồng, ngày sau cao hơn ngày trước là 1000 đồng. Hỏi đúng đến ngày 20/10 Minh có đủ tiền mua quà cho mẹ hay không? Biết món quà Minh dự định mua khoảng 600.000 đồng.
Bài 4: Dân số nước ta tính đến năm 2018 là 95 triệu, đứng thứ 14 trên thế giới. Bình quân dân số tăng 1,1 triệu người mỗi năm. Hỏi với tốc độ tăng dân số như vậy thì đến năm 2030 dân số nước ta là bao nhiêu?
Việc cho học sinh củng cố bằng việc làm các bài toán trên vừa giúp cho các em học sinh nắm vững lại những công thức, kiến thức về Thống kê vừa học, mặt khác lại cho các em biết thêm những ứng dụng trong thực tế của thống kê nhƣ ứng dụng vào trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, ứng dụng vào trong sản xuất công nghiệp, ứng dụng vào trong sự tăng trƣởng dân số,…
VD 2.4: Để củng cố kiến thức sau khi học xong, giáo viên có thể đƣa ra
một số bài toán sau:
Bài 1: Chị Lan tháng đầu đi làm được lĩnh 700.000 Đ tiền lương. Và cứ 3 năm sau chị lại được tăng lương thêm 7%. Hỏi sau 36 năm làm việc chị sẽ được lĩnh tất cả bao nhiêu tiền?
Bài 2. Biết rằng năm 2001, dân số Việt Nam là 78.685.800 người và tỉ lệ tăng dân số năm đó là 1,7%. Cho biết sự tăng dân số được ước tính theo
công thức SA e. Nr (trong đó A: là dân số của năm lấy làm mốc tính, S là dân
số sau N năm, r là tỉ lệ tăng dân số hàng năm). cứ tăng dân số với tỉ lệ như vậy thì đến năm nào dân số nước ta ở mức 120 triệu người.
A. 2026 B. 2022 C. 2020 D.2025
Bài 3. Tỉ lệ tăng dân số hàng năm ở Việt Nam được duy trì ở mức 1,05%. Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, dân số của Việt Nam năm 2014
42
là 90.728.900 người. Với tốc độ tăng dân số như thế thì vào năm 2030 thì dân số của Việt Nam là bao nhiêu?
A. 107232573 người B. 107232574 người
C. 105971355 người D. 106118331 người
Bài 4: Cho biết năm 2016, dân số Việt Nam có 94 444 200 người và tỉ lệ tăng dân số là 1,06%. Nếu tỉ lệ tăng dân số hàng năm không đổi thì vào năm nào dân số Việt Nam sẽ là 100 000 000 người?
A. 5. B. 6. C. 2021. D. 2022.
Bài 5: Chị Năm vay trả góp ngân hàng số tiền 50 triệu đồng với lãi suất 1,15%/tháng trong vòng 2 năm thì mỗi tháng chị Năm phải trả số tiền bao nhiêu?
A.136.200 B.124.000 C.115.400 D.168.000
Bài 6: Anh Ba vay trả góp ngân hàng số tiền 500 triệu đồng với lãi suất 0,9%/tháng, mỗi tháng trả 15 triệu đồng. Sau bao nhiêu tháng thì anh Ba trả hết nợ?
A. 40 tháng B. 50 tháng C. 45 tháng D. 48 tháng
Bài 7: Chị Thanh vay tiền ngân hàng Agribank 300 triệu đồng mua nhà và trả góp theo hàng tháng. Cuối mỗi tháng bắt đầu từ tháng thứ nhất chị trả 5,5 triều đồng và chịu lãi suất là 0,5% tháng cho số tiền chưa trả. Với hình thức hoàn nợ như vậy thì sau bao lâu chị Thanh sẽ trả hết số nợ của ngân hàng?
A. 75 tháng. B. 64 tháng. C. 48 tháng. D.55 tháng
Từ các câu hỏi củng cố trên, học sinh sẽ đƣợc làm quen thêm với các dạng câu hỏi về thống kê, đặc biệt là những câu hỏi trắc nghiệm. Ngoài ra những câu hỏi củng cố dạng này cũng giúp các em nhận dạng đƣợc bài tập liên quan đến Thống kê, từ đó các em xác định đƣợc chính xác các yếu tố và công thức để áp dụng. Việc giải các bài toán này sẽ giúp các em củng cố thêm chắc chắn những kiến thức vừa học xong, đồng giúp các em có thể thấy đƣợc
43
sự đa dạng trong những ứng dụng thực tiễn của cấp số nhân. Đặc biệt là các bài toán liên quan đến vấn đề tăng trƣởng dân số, vấn đề vay lãi đang rất đƣợc xã hội quan tâm ngày nay. Qua những bài tập củng cố này, giáo viên có thể tích hợp giáo dục cho học sinh về hậu quả của việc gia tăng dân số nhƣ ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trƣờng, gia tăng thất nghiệp,… hoặc những tệ nạn xã hội nhƣ lô đề cờ bạc, vay lãi ngày,… từ đó học sinh thấy đƣợc cần phải có những biện pháp để tránh vào những hậu quả, tệ nạn trên. Và các em sẽ càng nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của toán học đối với thực tiễn đời sống cũng nhƣ đối với các môn khoa học khác.
2.2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những ứng dụng của thống kê trong thực tiễn và tổ chức các hoạt động ngoại khóa liên quan đến chủ đề thống kê
a) Mục đích của biện pháp
Giáo viên hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu những ứng dụng của chủ đề thống kê trong thực tiễn, để từ đó nhằm mục đích bồi dƣỡng khả năng tự học cho các em học sinh đồng thời cũng là bồi dƣỡng năng lực vận dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh.
Hơn thế nữa, để tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, tăng thêm sự hứng thú trong học tập, kiến thức và hiểu biết cho các em nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học thì giáo viên cần quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa về môn Toán theo các chủ đề cho trƣớc, đồng thời có thể cho ra các bài viết liên quan đến toán học theo định kỳ hoặc thành lập một câu lạc bộ toán học.
b) Cách thực hiện biện pháp
Muốn thực hiện biện pháp này, thì cùng với việc trang bị kiến thức cho học sinh, còn phải hƣớng dẫn các em tìm hiểu và nghiên cứu về những ứng dụng của chủ đề thống kê trong thực tiễn là rất quan trọng và cần thiết. Khi các em đã xác định đƣợc vấn đề cần phải tìm hiểu, các em cần biết tìm nguồn
44
tài liệu tham khảo phù hợp. Tuy nhiên, thực tế thì SGK lại không đề cập nhiều đến những nội dung này. Vì vậy giáo viên cần hƣớng dẫn các em có thể sử dụng các nguồn tài liệu khác nhƣ sách tham khảo, các thông tin trên mạng internet. Để giúp các em khai thác, sử dụng tốt mạng internet, giáo viên nên hƣớng dẫn các em cách sử dụng các công cụ tìm kiếm, các cụm từ khóa cần tìm. Nếu cần thiết, giáo viên có thể cho các em các địa chỉ trang web tin cậy để các em có thể vào tra, tìm các thông tin liên quan đến bài học. Trên thực tế, nội dung chủ đề thống kê không có quá nhiều ứng dụng trong thực tiễn, nên cũng ít nguồn tài liệu đề cập đến, vì vậy cũng sẽ khó khăn cho các em trong việc tìm hiểu về nội dung chủ đề thống kê. Trong quá trình giảng dạy, qua những bài toán có nội dung thực tiễn, giáo viên có thể giới thiệu thêm về những ứng dụng cơ bản của chủ đề thống kê trong thực tiễn để học sinh nắm đƣợc.
- Thống kê giúp cung cấp sự hiểu biết tốt hơn và mô tả chính xác về một hiện tƣợng tự nhiên, giải thích mối liên hệ của các đối tƣợng có trong nghiên cứu.
- Thống kê giúp lập kế hoạch phù hợp và hiệu quả của một cuộc điều tra, thống kê trong bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu nào.
- Thống kê giúp thu thập dữ liệu định lƣợng một cách thích hợp.
- Thống kê giúp trình bày dữ liệu phức tạp dƣới dạng bảng, sơ đồ và đồ họa phù hợp để hiểu và rõ ràng về dữ liệu.
- Số liệu thống kê giúp hiểu đƣợc bản chất và mô hình biến đổi của một hiện tƣợng để có thể hỗ trợ đƣa ra dự báo trong tƣơng lai.
-Thống kê giúp rút ra các suy luận, kết luận hợp lý thông qua việc ứng dụng các định lý, phƣơng pháp và kỹ thuật đƣợc sử dụng trong thu thập và phân loại dữ liệu, phâ tích và giải thích dữ liệu, đánh giá, tính toán độ tin cậy.
- Các công cụ thống kê có thể so sánh các bộ dữ liệu với nhau để chúng giống nhau, mức độ tƣơng thích nhƣ thế nào và đặc điểm của dữ liệu ra sao
45
Giáo viên phải tìm cách khơi dậy sự tò mò của học sinh, từ đó tạo đƣợc sự hứng thú cho các em. Giáo viên cần phải tạo động lực để các em tự giác tìm hiểu, nghiên cứu về bài học, biết làm việc theo nhóm. Giáo viên có thể chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm giao cho một nhiệm vụ khác nhau, yêu cầu các em nghiên cứu tìm hiểu sau đó mỗi nhóm cử một bạn viết báo cáo gửi kết quả cho giáo viên. Giáo viên chấm và gửi kết quả đã chấm cho lớp, đồng thời có hình thức khen thƣởng, tuyên dƣơng nhóm nào có bài viết tốt nhất.
Trong điều kiện nội dung SGK kế hoạch dạy học và phân phối của chƣơng trình nhƣ hiện nay, ta có thể nói đây là một trong những biện pháp rất thích hợp và có nhiều khả năng thực hiện đƣợc. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm mục tiêu hỗ trợ đa chiều cho dạy học nội khóa, theo các mục đích khác nhau đã đƣợc đề ra nhƣ: tạo hứng thú cho quá trình học tập môn Toán, đồng thời bổ sung, đào sâu và mở rộng thêm các kiến thức nội khóa, từ đó góp phần thực hiện tốt nguyên lý gắn liền trƣờng học với xã hội. Bên cạnh đó còn rèn luyện cho học sinh có ý thức và cách thức làm việc theo nhóm, làm việc tập thể, có ngƣời đứng đầu chỉ huy, điều khiển, có sự trao đổi, có thảo luận. Hoạt động ngoại khóa còn có tác dụng nhƣ một cú hích, đồng thời cũng nhờ hoạt động này giáo viên có điều kiện để phát hiện và bồi dƣỡng những học sinh có năng khiếu.
Để phát huy tốt nhất hiệu quả của hoạt động ngoại khóa, giáo viên có thể cho các em học sinh thực hiện các đề tài đƣợc quy định trƣớc, thực hành hoặc làm các bài tập có nội dung thực hành. Giáo viên cũng có thể cho các em vận dụng những kiến thức, những kỹ năng, những phƣơng pháp toán học để tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề hoặc bài tập của các môn học khác mà gần gũi nhất là các môn thuộc khoa học tự nhiên.
Hoạt động ngoại khóa cho dù đƣợc tổ chức theo hình thức nào thì cũng nên tạo điều kiện để các em học sinh đƣợc tham gia chuẩn bị và cả trong quá
46
trình thực hiện ngoại khóa. Làm nhƣ vậy sẽ tạo sự hấp dẫn và giúp các em học sinh tập chung hơn dẫn tới hoạt động ngoại khóa sẽ đạt kết quả cao hơn.
Về cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa: có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, nhƣ tổ chức các buổi nói chuyện về lịch sử toán học, các trò chơi toán học từ đó nảy sinh ra các ý tƣởng các phát minh của toán học, các ứng dụng của toán học,... hay tổ chức các buổi tham quan tìm hiểu những ứng dụng của toán học trong các xí nghiệp, nhà máy, các công trƣờng,.. hoặc tổ chức các câu lạc bộ toán học, viết bài và đọc các bài viết trên các tạp chí toán học.
VD 2.5. Để tìm hiểu ứng dụng của chủ đề thống kê trong thực tế, giáo viên có thể đƣa vào tiết dạy tự chọn bài: “ Tìm hiểu những ứng dụng của chủ đề thống kê trong thực tiễn”. Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ nghiên cứu tìm hiểu một ứng dụng của chủ đề thống kê trong thực tiễn. Chẳng hạn nhƣ sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu về ứng dụng của chủ đề thống kê trong lĩnh vực dân số, bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Nêu thực trạng của dân số Việt Nam nói riêng và dân số thế giới nói chung hiện nay?
Câu 2: Nêu sự gia tăng của dân số Việt Nam hằng năm? Có công thức nào để có thể dự đoán được tình trạng gia tăng dân số nước ta hằng năm?
Câu 3: Hậu quả của việc bùng nổ dân số ở nước ta là gì?
Câu 4: Tính toán tỉ lệ gia tăng dân số hợp lý? Nêu giải pháp để thực hiện vấn đề này?
Nhóm 2: Tìm hiểu về ứng dụng của chủ đề thống kê trong lĩnh vực nhƣ chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Câu 1: Nêu đặc điểm tình hình chung nền nông nghiệp, chăn nuôi của Việt Nam hiện nay?
47
Câu 2: Theo em việc nền nông nghiệp, chăn nuôi của nước ta hiện nay đang phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc sẽ được và mất những gì?
Câu 3: Em có thể chỉ ra một số biện pháp giúp giải quyết vấn đề của nông nghiệp, chăn nuôi sản suất ở nước ta hiện nay không?