Biện pháp 1: Thực hiện gợi động cơ gắn với tình huống thực tiễn trong quá trình dạy

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chủ đề thống kê ở THCS thông qua các bài toán thực tiễn (Trang 39 - 47)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Một số biện pháp sƣ phạm tổ chức dạy học chủ đề thống kê theo hƣớng tăng cƣờng

2.2.1. Biện pháp 1: Thực hiện gợi động cơ gắn với tình huống thực tiễn trong quá trình dạy

tiễn trong quá trình dạy học chủ đề thống kê

a) Mục đích của biện pháp:

Gợi động cơ và hƣớng đích cho học sinh là một trong những khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học, khâu này chính là khâu tạo ra kích thích hứng thú học tập cho các em học sinh, làm cho việc học tập của các em trở nên có tính tự giác hơn, tích cực hơn, chủ động hơn.

b) Biện pháp thực hiện:

Gợi các động cơ ( bao gồm gợi động cơ mở đầu tiếp theo là động cơ trung gian và động cơ kết thúc) không phải việc đặt vấn đề một cách hình thức mà còn để giúp biến các mục tiêu sƣ phạm thành những mục tiêu của cá nhân các em học sinh từ đó tạo nên những động lực bên trong và thúc đẩy đƣợc các em hoạt động. Từ việc khai thác các VD thực tế trƣớc khi trình bày nội dung kiến thức cũng là thực hiện đặt vấn đề mở đầu bằng cách xuất phát từ nội dung có tình huống thực tế. Rõ ràng cách gợi động cơ này dễ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn, tạo tiền đề và điều kiện để các em học sinh thực hiện tốt các hoạt

32

động kiến tạo tri thức trong suốt quá trình học tập về sau của mình. Khi đặt vấn đề gợi động cơ mở đầu xuất phát từ thực tiễn, có thể kể ra:

- Thực tiễn luôn gần gũi ở xung quanh chúng ta - Thực tiễn xã hội (kỹ thuật, kinh tế, quốc phòng,...)

- Thực tiễn ở những môn học khác và các ngành khoa học khác Tuy nhiên cũng cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Thứ nhất, cần phải đảm bảo tính chân thực

- Thứ hai, không đòi hỏi quá nhiều các tri thức bổ sung

- Thứ ba, con đƣờng từ lúc nêu vấn đề cho đến lúc giải quyết vấn đề phải càng ngắn càng tốt

Ở các cấp tiểu học hay trung học, hình thức gợi động cơ mở đầu mà các giáo viên thƣờng áp dụng nhƣ khuyến khích cho điểm,sử dụng lời khen, chê,... Tuy nhiên, khi càng lên lớp cao, cùng với sự trƣởng thành của học sinh, khả năng nhận thức và suy nghĩ ngày càng thay đổi, thì những tình huống gợi động cơ xuất phát từ các nội dung hƣớng vào thực tế đời sống, hƣớng về xã hội,... sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Với gợi động cơ mở đầu và gợi động cơ kết thúc trong nhiều trƣờng hợp hoàn toàn có thể bắt đầu từ một tình huống thực tiễn nào đó (bắt đầu từ cuộc sống hoặc từ nội bộ Toán học).

Việc giáo viên dẫn dắt bài học bằng các VD thực tế cũng là gợi động cơ mở đầu từ thực tế. Tuy nhiên, cũng cần phải lƣu ý rằng gợi động cơ xuất phát từ thực tế không phải bao giờ cũng có thể thực hiện đƣợc. Vì vậy, giáo viên cần phải xác định rõ những vấn đề nào có thể gợi động cơ từ các tình huống trong thực tế và những vấn đề sẽ gợi động cơ từ các tình huống trong nội bộ môn Toán.

VD 2.1. Khi dạy chủ đề thống kê, giáo viên có thể thực hiện gợi động cơ

33

Bài toán ban đầu:

Chọn 36 học sinh nam của một trƣờng THCS và đo chiều cao của họ, ta thu đƣợc mẫu số liệu sau: (Đơn vị: cm).

160 161 161 162 162 162 163 163 163 164 164 164 164 165 165 165 165 165 166 166 166 166 167 167 168 168 168 168 169 169 170 171 171 172 172 174

Yêu cầu: Lập bảng tần số, tần suất ghép lớp

Thiết kế hoạt động trải nghiệm.

Giáo viên có thể từ ví dụ này cho học sinh tự trải nghiệm bằng cách đi điều tra các số liệu thực ngay trong lớp. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh cách điều tra để có mẫu số liệu bằng cách phát phiếu điều tra, việc có phiếu điều tra giáo viên nên hƣớng dẫn học sinh chuẩn bị trƣớc ở nhà. Giáo viên có thể chia lớp làm 4 nhóm và phân công nhiệm vụ:

- Nhóm 1: Điều tra về chiều cao của cả lớp và tạo mẫu số

liệu nhƣ ví dụ sách giáo khoa sau đó lập bảng tần số, tần suất.

- Nhóm 2: Điều tra về cân nặng của cả lớp và lập mẫu số liệu

nhƣ ví dụ sách giáo khoa

- Nhóm 3: Tính chỉ số BMI và lập bảng tần suất theo sự hƣớng

dẫn của Giáo viên.

- Nhóm 4: Điều tra về chế độ ăn uống của mỗi bạn trong lớp, sau đó

dựa vào bảng quy đổi Calo để tính lƣợng Calo mà mỗi bạn nạp vào mỗi ngày, từ đó đƣa ra phân tích và nhận xét về ảnh hƣởng của chế độ ăn đến chỉ số BMI.

Sau khi tập hợp và hoàn thành báo cáo, giáo viên cho 4 nhóm báo cáo trƣớc lớp sản phẩm của nhóm mình gồm có: Bảng tần số, tần suất và biểu đồ. Các nhóm thuyết trình, giáo viên đặt câu hỏi và thực hiện đánh giá quá trình hoạt động nhóm và báo cáo sản phẩm của học sinh.

34

học sinh phải làm, thông thƣờng các bài toán sẽ cho sẵn mẫu số liệu. Nhƣng việc điều tra để có mẫu số liệu lại là công đoạn quan trọng nhất. có thể xem đây là quá trình thu thập thông tin từ tình huống thực tiễn. Đây là một công đoạn giúp học sinh có cơ hội đƣợc trải nghiệm thực tế vì vậy chúng tôi cho rằng cần rèn cho học sinh ý thức thu thập thông tin từ thực tiễn để tạo mẫu số liệu ban đầu. Thông tin đó phải trung thực và phải đại diện cho lớp đối tƣợng mà mình quan tâm, nghiên cứu.

Kết quả thu thập mẫu số liệu của học sinh

Nhóm 1: Thu thập mẫu số liệu về chiều cao của lớp: (Đơn vị: m).

1.67 1.80 1.60 1.73 1.62 1.72 1.69

1.63 1.57 1.75 1.70 1.68 1.85 1.59

1.62 1.65 1.54 1.58 1.65 1.60 1.59

1.75 1.80 1.60 1.60 1.64 1.60 1.65

1.78 1.60 1.71 1.55 1.70 1.70 1.63

Nhóm 2: Thu thập mẫu số liệu về cân nặng của lớp (Đơn vị: kg).

61 89 48 63 42 71 80

58 50 50 56 47 77 75

52 70 50 90 47 50 50

65 55.5 60 63 54 45 50

35

Từ các kết quả về chiều cao và cân nặng thu đƣợc, giáo viên có thể cho học sinh tính chỉ số BMI .BMI là viết tắt của cụm từ Body Mass Index đƣợc hiểu đơn giản là chỉ số khối cơ thể, đƣợc dùng để đánh giá mức độ cơ thể là gầy hay béo của một ngƣời thông qua chiều cao và cân nặng. Nguồn gốc của chỉ số này xuất phát từ một nghiên cứu do nhà bác học ngƣời Bỉ tên Adolphe Quetelet đƣa ra vào năm 1832. Ngày nay chỉ số cơ thể đƣợc hầu hết mọi ngƣời sử dụng để tính toán mức độ béo phì của mình hay a i đó [13],. Giáo viên đƣa ra công thức tính:

Chỉ số BMI = ( Tổng trọng lƣợng cơ thể) : (chiều cao × chiều cao) Trong đó: Đơn vị trọng lƣợng ở công thức này là kilogam (Kg) Đơn vị đó chiều cao là mét (m)

Sau khi học sinh tính xong giáo viên yêu cầu lập bảng tần số, tần suất ghép lớp theo bảng đánh giá theo chuẩn của tổ chức Y tế thế giới (WHO) và dành riêng cho ngƣời Châu Á (IDI & WPRO):

Bảng 2.3. Đánh giá theo chuẩn của tổ chức Y tế thế giới (WHO) và dành riêng cho ngƣời Châu Á (IDI & WPRO)

Phân loại

WHO BMI (kg/m2) IDI & WPRO BMI

(kg/m2) Cân nặng thấp (gầy) < 18,5 < 18,5 Bình thƣờng 18,5 – 24,9 18,5 – 22,9 Thừa cân 25 23 Tiền béo phì 25 – 29,9 23 – 24,9 Béo phì độ I 30 – 34,9 25 - 29,9 Béo phì độ II 35-39,9 30 Béo phì độ III 40 40 (Nguồn:https://news.zing.vn/5-cong-thuc-don-gian-do-chi-so-bmi- post669580.html, [22])

36

Kết quả sau khi xử lí số liệu của học sinh:

21.87 27.47 18.75 21.05 16.00 24.00 28.01

21.83 20.28 16.33 19.38 16.65 22.5 29.67

19.81 25.71 21.08 36.05 17.26 19.53 19.78

21.22 17.13 23.44 24.61 20.08 17.58 18.37

22.72 19.53 23.94 19.98 24.22 24.91 19.95

Học sinh với số liệu có sẵn có thể lập bảng tần số nhƣ sau:

Khoảng tần số suất tần [16; 18.5) 7 20.0 [18.5;22.9] 17 48.6 [23.0;24.9] 6 17.1 [25;29.9] 4 11.4 [30;39.9] 1 2.9 Khoảng tần số suất tần [16; 18,5) 7 20.0 [18,5; 22,9] 17 48.6 [23,0; 24.9] 6 17.1 [25; 29,9] 4 11.4 [30; 39,9] 1 2.9

a) Xây dựng bài toán có nội dung thực tiễn về bảng tần số, tần suất ghép lớp

Từ hoạt động và mẫu số liệu thu đƣợc từ học sinh, giáo viên có thể xây dựng bài toán thực tiễn nhƣ sau:

Bài toán 1: Chỉ số cân nặng BMI

37

chỉ số khối cơ thể, đƣợc dùng để đánh giá mức độ cơ thể là gầy hay béo của một ngƣời thông qua chiều cao và cân nặng. Nguồn gốc của chỉ số này xuất phát từ một nghiên cứu do nhà bác học ngƣời Bỉ tên Adolphe Quetelet đƣa ra vào năm 1832. Ngày nay chỉ số cơ thể đƣợc hầu hết mọi ngƣời sử dụng để tính toán mức độ béo phì của mình hay một ai đó. Dựa vào mẫu số liệu về chỉ số BMI của lớp 10A và bảng phân loại của tổ chức Y tế thế giới (WHO) dƣới đây:

21.87 27.47 18.75 21.05 16.00 24.00 28.01

21.83 20.28 16.33 19.38 16.65 22.5 29.67

19.81 25.71 21.08 36.05 17.26 19.53 19.78

21.22 17.13 23.44 24.61 20.08 17.58 18.37

22.72 19.53 23.94 19.98 24.22 24.91 19.95

Phân loại IDI & WPRO BMI

(kg/m2) Cân nặng thấp (gầy) < 18,5 Bình thƣờng 18,5 – 22,9 Thừa cân 23 Tiền béo phì 23 – 24,9 Béo phì độ I 25 - 29,9 Béo phì độ II 30 Béo phì độ III 40

a) Em hãy lập bảng tần số, tần suất ghép lớp theo bảng phân loại

của tổ chức Y tế thế giới (WHO) dành cho ngƣời Châu Á (IDI & WPRO).

b) Em hãy vẽ biểu đồ tần suất hình cột và phân tích biểu đồ, từ đó

đƣa ra nhận xét về tình hình sức khỏe của các bạn trong lớp.Giáo viên có thể xây dựng ra nhiều bài toán có cấu trúc nhƣ vậy. Sau đây là một số ví

38

dụ khác.

Bài toán 2: Thời gian tự học

Để tìm hiểu ý thức tự học ở học sinh, giáo viên lớp 6A đã tiến hành điều tra về thời gian tự học ở nhà của học sinh và thu đƣợc mẫu số liệu nhƣ sau: (Đơn vị: giờ ) 0 1 1 1 1 1,5 1,5 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2,5 3 3 3 3 3 3 3 3 4 5 6 6

a) Em hãy giúp cô giáo lập bảng tần số, tần suất ghép lớp về thời

gian tự học của các bạn

b) Từ bảng tần suất lập đƣợc, em hãy vẽ biểu đồ tần suất để thấy rõ

hơn

c) Em hãy tính thời gian tự học trung bình của cả lớp.

Bài toán 3: Thời gian sử dụng facebook

Mạng xã hội Facebook từ khi ra đời đến nay đã thu hút hang tỉ ngƣời dùng trên thế giới. Ở Việt Nam số ngƣời truy cập mạng xã hội ngày càng tăng cao. Để tìm hiểu về thời gian sử dụng Facebook ở lứa tuổi học sinh. Một nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra 35 em học sinh thu đƣợc mẫu số liệu sau: (Đơn vị: giờ)

3 12 3 0,5 3 1 0

0,5 2 3 2 2 12 3

7 3 10 3 3 1 1

8 2 0,5 2 2 3 1

0,5 2 0,5 7 2 2 0,5

Giả sử em là một thành viên trong nhóm nghiên cứu đó.

a) Em hãy giúp nhóm nghiên cứu đó lập bảng tần số, tần suất ghép

39

b) Từ bảng tần suất lập đƣợc, em hãy vẽ biểu đồ tần suất để thấy rõ

hơn.

c) Em hãy tính thời gian trung bình truy cập mạng xã hội Facebook

của cả lớp. Theo em nên sử dụng mạng xã hội nhƣ thế nào cho bổ ích. Nếu lạm dụng mạng xã hội và dành quá nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội sẽ gây nên những hậu quả nào?

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chủ đề thống kê ở THCS thông qua các bài toán thực tiễn (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)