1. Bánh đà 2. Đĩa bị động 3. Đĩa ép
4. Vỏ ly hợp 5. Lò xo đĩa 6. Vòng bị tỳ
7. Đòn mở ly hợp (càng cua) 8. Xylanh chấp hành 9. Đường dẫn dầu 10. Xylanh chính 11. Bình chứa dầu 12. Bàn đạp ly hợp
29 3.1.1.Phần chủ động Phần chủ động gồm có: bánh đà bề mặt bánh đà, đĩa ép, vỏ ly hợp và lò xo ép. - Bánh đà: Hình 3.2. Bánh đà
+ Bánh đà nằm ở cuối động cơ, được bắt chặt với đuôi trục khuỷu bằng các bu lông. Bánh đà được gia công phẳng bề mặt tiếp xúc với đĩa bị động (đĩa ma sát) trên vành bánh đà có các bánh răng ăn khớp với bánh răng của máy khởi động. Ngoài ra, gần mép còn có các lỗ ren và chốt định vị để bắt vỏ ly hợp. Tâm bánh đà có đặt một vòng bi để đỡ trục ly hợp (trục sơ cấp của hộp số).
- Vỏ ly hợp:
30
+ Vỏ ly hợp thường được làm bằng gang hoặc thép vành có các lỗ để bắt chặt định tâm với bánh đà. Vỏ ly hợp được liên kết với lò xo đĩa bằng các vấu hoặc bu lông thành điểm tựa cho các lá của lò xo tạo nên cơ cấu đòn bẩy để thực hiện mở ly hợp.
- Đĩa ép:
Hình 3.4. Đĩa ép
+ Đĩa ép giống như hình vành khăn khép kín, có diện tích bề mặt lớn hơn diện tích bề mặt của tấm ma sát, mặt tiếp xúc với đĩa ma sát được gia công phẳng nhẵn và có độ đồng tâm cao. Đĩa ép được lên kết với lò xo đĩa bằng các vấu đinh tán hay mối ghép bu lông.
- Lò xo đĩa:
31
+ Lò xo đĩa có tác dụng tạo ra lực ép để ép chặt đĩa ép vào đĩa bị động (đĩa ma sát) với bánh đà thành một khối để ly hợp có thể truyền mômen từ bánh đà, đĩa ép sang đĩa bị động. Vành ngoài của lò xo đĩa được liên kết với đĩa ép, các lá thép ở thân được liên kết với vỏ ly hợp tạo cơ cấu đòn bẩy điều khiển di chuyển đĩa ép để thực hiện quá trình mở ly hợp.
3.1.2.Phần bị động
Phần bị động của ly hơp gồm có trục ly hợp (trục sơ cấp hộp số) và đĩa bị động (đĩa ma sát).
- Trục ly hợp:
Hình 3.6. Trục ly hợp.
+ Là trục sơ cấp của hộp số, đặt trên hai ổ lăn, một gối vào trong bánh đà và rãnh then hoa ăn khớp với moay ơ của ly hợp một đặt trên vỏ hộp số ăn khớp với trục trung gian. Trục ly hợp là trục truyền mômen từ động cơ qua ly hợp vào hộp số.
32 - Đĩa ma sát:
Hình 3.7. Kết cấu đĩa ma sát
1. Tấm ma sát 2. Lỗ tán đinh 3. Cánh lò xo 4. Đinh tán đĩa 5. Xương đĩa 6. Đệm ma sát
7. Chốt tán 8. Đĩa moay ơ 9. Đệm
10. Lò xo giảm chấn 11. Đinh tán tấm ma sat 12. Moay ơ
cấu tạo của đĩa ma sát bị động gồm các chi tiết chính : hai tấm ma sát, xương đĩa, moay ơ và lò xo giảm chấn.
+ Tấm ma sát:
Tấm ma sát có dạng hình khăn: Trên mỗi đĩa đĩa bị động có hai tấm ma sát được ghép chặt với xương đĩa bằng các đinh tán. Khi sử dụng tấm ma sát không được mòn cách đầu đinh tán 0,3 mm, trên bề mặt tấm ma sát có gia công các rãnh hường kính.
+ Xương đĩa:
Gồm một đĩa thép lượn sóng, trên xương đĩa có xẻ các rãnh hướng kính chia xương đĩa thành nhiều phần bằng nhau và trên các phần nhỏ được uốn về các phía khác nhau có tác dụng như một lò xo lá nhằm dập tắt các dao động dọc trục và việc cắt nối ly hợp được êm dịu.
Xương đĩa được liên kết với moay ơ bằng liên kết mềm qua 4 lò xo giảm chấn và qua các đinh tán.
+ Moay ơ:
Moay ơ được nối với trục bị động bằng các rãnh then hoa. Các răng then hoa được chế tạo dạng răng thân khai, do đó làm tưng độ bền , độ đồng tâm, độ tiếp xúc trong quá trình di trượt giữa moay ơ và trục bị động. Trên moay ơ có
33
gia công 4 lỗ hình trụ chữ nhật để lắp lò xo giảm chấn, moay ơ được chế tạo bằng thép.
+ Bộ giảm chấn:
Bộ giảm chấn ly hợp gồm 4 lò xo giảm chấn được lắp trong 4 lỗ hình trụ chữ nhật của xương đĩa và trong mặt bích của moay ơ, 4 lò xo được giữ bằng 2 vành hãm ở hai bên. Trên moay ơ của đĩa ma sát bị động một đầu mặt bích đặt đĩa của tấm ma sát, còn đầu kia đặt xương đĩa của bộ giảm chấn xoắn. Đĩa bị động và xương đĩa được nối với nhau bới 3 đinh tán và có khả năng quay tương đối với moay ơ. Do có khe hở giữa đinh tán và thành của dãy bán nguyệt trong mặt bích với độ căng ban đầu của các lò xo, mômen xoắn được truyền từ đĩa bị động tới mặt bích moay ơ qua các lò xo xoắn. Để đảm bảo cho các lò xo khỏi rơi đã có các vòng bảo vệ, giữa các vòng bảo vệ của đĩa và mặt bích moay ơ đặt các vòng thép ma sát. Đĩa bị động và xương đĩa không nối cứng với moay ơ nên dao động xoắn của trục khủy động cơ làm biến dạng các lò xo xoắn và làm các đĩa ma sát bị động quay tương đối với moay ơ, lúc này xuất hiện ma sát giữa các bề mặt của đĩa và vòng thép ma sát làm cho giao động xoắn bị dập tắt.
Nhược điểm của bộ giảm chấn này là làm cho kết cấu phức tạp, tăng trọng lượng phần bị động của ly hợp.
3.1.3. Cơ cấu điều khiển ly hợp
Cơ cấu điều khiển ly hợp gồm có: vòng bi tê, đòn mở và cơ cấu dẫn động (bao gồm các xylanh chính và xylanh chấp hành, đường ống dẫn dầu và bàn đạp ly hơp).
- Vòng bi tê:
34
Nhận lực từ đòn mở di chuyển dọc trục ly hợp đến tì vào các lá của lò xo đĩa thực hiện quá trình mở ly hợp.
- Đòn mở (càng cua):
Hình 3.9. Đòn mở
+ Một đầu của đòn mở tựa vào ổ bi tê đầu còn lại tựa vào thanh đẩy của pit tông xylanh chấp hành. Thân có điểm tựa trên vỏ hộp số thực hiện sự xoay theo nguyên lý đòn bẩy khi bị tác động của thanh đẩy pit tông xylanh chấp hành sẽ đẩy vòng bi tê trượt dọc trục ly hợp tì vào các là thép của lò xo đĩa thực hiện sự mở ly hợp.
- Cơ cấu dẫn động: bao gồm xylanh chính, xylanh chấp hành, đường ống dẫn dầu và bàn đạp ly hợp.
+ Bàn đạp ly hợp:
Hình 3.10. Bàn đạp ly hợp
Một đầu được bắt với giã đỡ bàn đạp tạo thành cơ cấu bản lễ thân bàn đạp được có lắp lo xo hồi vị và được nối với thanh đẩy pit tông xylanh chính, đầu
35
còn lại được để tự do để nhận lực tác động từ người lái. Khi người lái tác động vào bàn đạp cơ cấu bản lề sẽ đẩy thanh đẩy tác động lên pit tông của xylanh chính thực hiện quá trình dẫn động.
+ Xylanh chính:
Hình 3.11. Xylanh chính
1. Bình chứa dầu 2. Thanh đẩy pit tông 3. Xylanh chính 4. Lỗ cấp dầu 5. Lỗ thông 6. Lò xo van ngược 7. Van ngược chiều 8. Van ngược 9. Nút làm kín 10. Đệm cánh đàn hồi
Xylanh chính là bộ phận không thể thiếu được của cơ cấu dẫn động nó là nguồn tạo vào cung cấp chất lỏng cao áp cho toàn bộ cơ cấu.
Kết cấu của xylanh chính gồm các bộ phận như bình chứa dầu 1, nơi cung cấp dầu cho hệ thống. Thanh đẩy 2 có tác dụng nhận và truyền lực điều khiển từ bàn đạp ly hợp, xylanh chính 3 là nơi tạo áp suất cần thiết cho dẫn động. Lỗ cung cấp dầu 4 nối thông bình chứa với xylanh chính nhằm cung cấp dầu cho hệ thống. Lò xo van ngược 6 dùng để đóng kín van và đẩy pit tông của xylanh chính về vị trí ban đầu khi nhả bàn đạp ly hợp. Van ngược chiều 7 chỉ cho dầu đi từ xylanh chính đến xylanh chấp hành, nút làm kín 9 có tác dụng như van một chiều nó chỉ cho dầu đi từ khoang phía trước ra khoang phía sau để điền đầy khoảng trống phía trước đầu pit tông, đệm cánh 10 dùng để che
36
không cho nút làm kín tiếp xúc trực tiếp với lỗ thông 5 trên đàu pit tông để tăng tuổi thọ. Van ngược 8 bố trí ở đầu ra xylanh chính có tác dụng duy trì trong hệ thống một áp suất dư nhỏ để tránh lọt khí vào hệ thống.
+ Xylanh chấp hành:
Hình 3.12. Xi lanh chấp hành
1. Vít xả khí 2. Lỗ cấp dầu 3. Xi lanh chấp hành 4. Chụp che bụi 5. Thanh đẩy 6. Pit tông
7. Phớt làm kín (cúp pen) 8. Lò xo hồi vị
Xylanh chấp hành nhận dầu có áp suất cao từ đường ống dãn dầu qua lỗ cấp dầu 2. Tại đây, dầu có áp suất cao sẽ đẩy pit tông 6, thanh đẩy 5 dịch chuyển tác dụng vào đòn mở thực hiện quá trình ngắt ly hợp. Phớt làm kín 7 có tác dụng làm kín xylanh pit tông khồn cho dầu lọt được ra ngoài, chụp bụi 4 giúp che chắn bụi không cho vào xylanh. Trên xylanh có bố trí vít xả khí 1 nhằm xả không khí trong hệ thống (nếu có).
37
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH THÁO, LẮP VÀ KIỂM TRA CỤM LY HỢP TRÊN XE TOYOTA VIOS 2014
4.1.QUY TRÌNH LẮP RÁP VÀ THÁO CỤM LY HỢP 4.1.1.Quy trình tháo cụm ly hợp
Chú ý, trước khi tiến hành tháo lắp cần: -Vệ sinh sạch sẽ rồi mới tiến hành lắp. -Chuẩn bị dụng cụ lắp đầy đủ.
Bảng 4.1 Quy trình tháo ly hợp
STT CÔNG VIỆC HÌNH VẼ VÀ DỤNG CỤ
A Tháo xy lanh chính - Clê, kìm phanh, Tuốc nơ vít. 1 Tháo cụm trợ lực phanh - Clê, kìm.
2 Tháo ống bình chứa dầu ly hợp
- Kìm kẹp.. 3 Ngắt xy lanh chính ly hợp
ra khỏi ống mềm: Dùng cờlê vặn đai ốc nối, tháo ống cao su.
4 Tháo cụm tấm ốp dưới bảng táp lô:
- Tháo 2 vít
- Nhả khớp vấu và 2 dẫn hướng, rồi nắp che phía dưới bảng táp lô
5 Tháo khay dưới bảng táp lô: Nhả khớp 4 vấu và mở khay phía trên bảng táp lô
Tháo 2 vít A
Nhả khớp 6 vấu và tháo khay phía trên bảng táp lô
38 6 Tháo cụm xy lanh chính ly
hợp: tháo hai đai ốc và hai xy lanh chính ly hợp
7 - Tháo chạc chữ U cần đẩy xy lanh phanh chính:
- Đo kích thước A như hình vẽ trước khi nới lỏng đai ốc hãm.
- Nới lỏng đai ốc hãm và tháo chạc chữ u của cần đẩy - Tháo đai ốc hãm
B Tháo xy lanh ngắt ly hợp - Clê, kìm. 1 Xả dầu phanh -Clê 10mm.
39 2 Tháo xy lanh ngắt ly hợp ra
khỏi ống cao su: Dùng cờlê vặn đai ốc nối, tháo ống cao su.
3 Tháo cụm xy lanh ngắt ly hợp: tháo 2 bu lông và xy lanh ngắt ly hợp
* Tháo rời các chi tiết của xy lanh ngắt ly hợp
- Tháo cao su chắn bụi ra khỏi thân xy lanh.
- Tháo cần đẩy ra khỏi thân xi lanh
- Tháo pittông ra khỏi thân xy lanh
- Tháo lò xo ra khỏi thân xy lanh
- Tháo nắp ra khỏi nút xả khí
C Tháo bộ ly hợp Clê, kìm, khẩu, tay công, súng hơi, kích. 1 Tháo cụm hộp số Clê 12, 14, 17mm, khẩu 14, 17mm, tay
công khẩu nối. 2 Tháo càng cắt ly hợp: Tháo cụm càng cắt ly hợp với cụm vòng bi cắt ly hợp ra khỏi hộp số - Clê 14mm, kìm phanh. 3 Tháo cao su càng cắt ly hợp -Kìm nhọn. 4 Tháo vòng bi cắt ly hợp: Tháo cụm vòng bi cắt ly hợp ra khỏi càng cắt ly hợp - Dùng tay. 5 Tháo kẹp moay ơ vòng bi cắt ly hợp - Kìm nhọn. 6 Tháo giá đỡ càng cắt: tháo
giá đỡ càng cắt ra khỏi hộp số thường
40 7 - Tháo cụm nắp ly hợp
- Đánh dấu các ghi nhớ trên nắp ly hợp và bánh đà - Nới lỏng từng bu lông bắt mỗi lần 1 vòng cho đến khi sức căng của lò xo được nhả ra.
- Tháo bulông bắt và kéo nắp ly hợp ra
8 Tháo đĩa ly hợp Dùng tay và không để dầu mỡ dinh vào đĩa ly hợp.
Chú ý: Không được đánh rơi đĩa ly hợp.
4.1.2 Quy trình lắp cụm ly hợp
Quy trình lắp là ngược lại của quy trình tháo. Khi lắp cần chú ý:
-Các chi tiết trước khi lắp phải được làm sạch, đĩa ma sát, đĩa ép không được dích dầu mỡ.
-Khi lắp pittông vào xy lanh, bôi lên bề mặt pittông 1 lớp mỡ Fôc-ly-ty hoặc dầu phanh đang sử dụng của chính nó.
-Bôi một lớp mỡ thật mỏng lên bề mặt ma sát như: then hoa, đĩa ma sát. -Lắp đĩa ma sát đúng chiều và lắp cụm đĩa ép đầu và dùng trục ly hợp để định vị
4.2.MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP, BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH SỬA CHỮA KHẮC PHỤC
4.2.1.Ly hợp bị trượt Biểu hiện:
- Khi tăng ga vận tốc của xe không tăng theo tương ứng. - Có mùi khét.
Nguyên nhân:
- Khe hở giữa đầu đòn mở và bi T không có hay không có hành trình tự do của bàn đạp.
41 - Do lò xo ép bị yếu.
- Bề mặt tiếp xúc giữa bánh đà và đĩa bị động hoặc đĩa ép với đĩa bị động mòn không đều.
- Bề mặt tấm ma sát bị dính dầu. - Đĩa bị động bị cong vênh.
Khắc phục:
- Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do cho đúng.
- Kiểm tra và thay thế lò xo nếu lò xo giảm lực ép quá mức cho phép. - Kiểm tra bề mặt làm việc của tấm ma sát, nếu dính dầu phải rửa sạch dầu.
- Kiểm tra đĩa bị động, đĩa ép và bánh đà, nếu bị cong vênh hay mòn không đều thì phải sữa chữa hoặc thay thế.
4.2.2.Ly hợp ngắt không hoàn toàn Biểu hiện:
- Sang số khó, gây va đập ở hộp số khi chuyển số.
Nguyên nhân:
- Hành trình tự do bàn đạp quá lớn.
- Các đầu đòn mở không nằm trong cùng mặt phẳng do đĩa bị động và đĩa ép bị cong vênh. Do khe hở đầu đòn mở lớn quá nên không mở được đĩa ép làm đĩa ép bị cong vênh.
- Do ổ bi T bị kẹt. - Ổ bi kim đòn mở rơ.
- Đối với ly hợp hai đĩa ma sát, các cơ cấu hay lò xo vít định vị của đĩa ép trung gian bị sai lệch.
Khắc phục:
- Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp
- Kiểm tra các ổ bi T, ổ bi kim, nếu bị kẹt hoặc rơ cần điều chỉnh lại. - Kiểm tra đòn mở, đĩa bị động và đĩa ép, nếu bị cong vênh cần sữa chữa hoặc thay thế.
42
4.2.3.Ly hợp đóng đột ngột Biểu hiện:
-Mặc dù nhả bàn đạp chậm và êm nhẹ nhưng ô tô vẫn chuyển động bị giật
chứng tỏ ly hợp đã bị đóng đột ngột.
Nguyên nhân:
- Đĩa bị động mất tính đàn hồi, lò xo giảm chấn bị liệt. - Do lái xe thả nhanh bàn đạp.
- Do then hoa của moay ơ đĩa bị động bị mòn. - Do mối ghép giữa tấm ma sát và moay ơ bị lỏng.
Khắc phục:
- Kiểm tra thay thế tấm ma sát của đĩa bị động và lò xo giảm chấn. - Kiểm tra và thay thế then hoa moay ơ đĩa bị động nếu mòn quá.
- Kiểm tra mối ghép giữa tấm ma sát và moay ơ đĩa bị động, nếu lỏng cần tán lại đảm bảo yêu cầu.
4.2.4.Ly hợp phát ra tiếng kêu
- Nếu có tiếng gõ lớn: Do rơ lỏng bánh đà, bàn ép, hỏng bi đầu trục. - Khi thay đổi đột ngột số vòng quay động cơ có tiếng va kim loại chứng