Xả khí cơ cấu điều khiển

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG LY HỢP TRÊN XE TOYOTA VIOS 2014 (Trang 57 - 63)

- Ta tiến hành xả khí trong hệ thống theo các bước sau:

+ Chuẩn bị dụng cụ điều chỉnh cần thiết (cờ lê 10 để xoay vít xả khí) dầu thủy lực để bổ sung (nên dùng đúng loại dầu đang sử dụng).

+ Đạp bàn đạp ly hợp nhiều lần rồi giữ nguyên bàn đạp ở vị trí thấp nhất (đổ thêm dầu nếu cần ).

+ Dùng cờ lê 10 nới vít xả khí cho dầu và không khí được xả ra khỏi hệ thống (nên dùng vật dụng để hứng không nên xả thẳng ra ngoài môi trường), rồi nhanh chóng siết vít lại.

+ Nhấc chân khỏi bàn đạp ly hợp rồi tiếp tục đạp lại nhiều lần và tiếp tục giữ chân bàn đạp xả khí tiếp. Cứ như vậy, làm nhiều lần cho đến khi chỉ còn dầu phun qua lỗ xả khí là được, không khí có lẫn trong hệ thống đã được xả hết ra ngoài.

4.4.3.Kiểm nghiệm sau khi sửa chữa

Sau khi sửa chữa, lắp ráp và điều chỉnh bộ ly hợp xong ta cần tiến hành kiểm nghiệm như sau:

52

Kiểm tra lực tác dụng lên bàn đạp ly hợp

- Lực bàn đạp quá nhẹ: Cần xem xét lại xem có bị thiếu dầu hay có bị dò rỉ dầu không.

- Lực bàn đạp quá lớn: Xem xét xem đường ống có bị tắc không, bộ xylanh chính, xylanh chấp hành có bị bó kẹt không.

Kiểm tra sự trượt của ly hợp

- Gài số cao và đóng ly hợp:

+ Cho xe nổ máy sau đó gài số tiến cao nhất, đạp giữ phanh chân, cho động cơ hoạt động ở chế độ tải lớn, sau đó từ từ nhả bàn đạp ly hợp, nếu động cơ chết máy chứng tỏ ly hợp làm việc tốt nên có thể hãm động cơ chết máy được. Nếu động cơ không bị chết máy chứng tỏ ly hợp bị trượt chúng ta cần phải tiến hành kiểm tra lại nguyên nhân của nó.

+ Giữ cho xe trên dốc cho xe đứng bằng phanh trên dốc, đầu xe quay xuống dốc, tắt động cơ, gài số thấp nhất và từ từ nhả bàn đạp phanh nếu xe không bị trôi chứng tỏ ly hợp tốt không có sự trượt của ly hợp. Nếu xe bị trôi thì chứng tỏ có sự trượt của ly hợp. Nếu xe bị trôi chứng tỏ có sự trượt của ly hợp cần kiểm tra lại nguyên nhân của nó.

+ Cho xe tải đầy và khi đóng ly hợp mà có mùi khét thì ly hợp cũng bị trượt, cũng cần tiến hành kiểm tra lại.

Kiểm tra hiện tượng dính khi mở ly hợp

- Mở ly hợp và gài số thấp:

+ Cho xe đứng yên trên mặt đường phẳng tốt, gài số thấp nhất, tăng ga. Nếu xe có sự nhúc nhích hay dịch chuyển chứng tỏ ly hợp đã bị dính. Cần tiến hành kiểm tra nguyên nhân của nó.

+ Cho xe chuyển động thực hiện gài số nếu không gài được số hay gài rất khó khăn và có tiếng va chạm mạnh trong hộp số, chứng tỏ ly hợp đã không cắt được dứt khoát còn bị dính cần phải kiểm tra lại nguyên nhân.

53

Kiểm tra lại khả năng đạt vận tốc lớn nhất của xe

- Cho xe đầy tải, chuyển động trên đường bằng phẳng với số cao nhất, tăng ga đến mức tối đa, theo dõi đồng hồ tốc độ xác định vận tốc lớn nhất của xe. So sánh các xe khác có trạng thái ly hợp còn tốt nếu có sự chênh lệch nhiều thì chứng tỏ đã có sự trượt của ly hợp.

Kiểm nghiệm ly hợp qua âm thanh phát ra khi đóng ly hợp

- Khi thay đổi vòng tua máy đột ngột mà có tiếng kêu có thể khe then quá lớn hoặc đĩa ma sát có vấn đề cần phải kiểm tra xem xét lại.

- Nếu có tiếng trượt mạnh theo chu kỳ có khả năng đĩa bị động đã bị cong vênh.

- Khi ở trạng thái làm việc ổn định (ly hợp đóng hoàn toàn) mà có tiếng va nhẹ trong bộ ly hợp thì có thể có sự va chạm của vòng bi tê với các lá thép của lò xo đĩa.

54

Bảng 4.2 Tóm tắt những hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục của ly hợp.

STT HƯ HỎNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC

PHỤC

1 Ly hợp bị trượt trong lúc nối động cơ

+ Điều chỉnh sai chiều dài cần đẩy

+ Gãy các thanh trên lò xo mang + Đĩa ma sát bị mòn tấm ma sát + Chỉnh không đúng lò xo màng + Tấm ma sát bị dính dầu + chỉnh lại + Thay mới + Tán lại tấm ma sát khác + Chỉnh lại + Lau sạch lại hoặc thay mới 2 Khi nối động lực

bộ ly hợp bị rung động mạnh, không nối êm

+ Bề mặt tấm ma sát dính dầu mỡ.

+ Bề mặt tiếp xúc của các đầu thanh lò xo của lò xo màng không đều.

+ Đĩa ma sát bị động bị kẹt trên rãnh then hoa của trục bị động ly hợp + Tấm ma sát,đĩa ép bị vỡ. + Lau sạch hoặc thay mới + Nắn lại các thanh lò xo của lò xo màng + Lau sạch và tra dầu bôi trơn. + Thay mới 3 Ly hợp không cắt

hoàn toàn khi cắt động lực + Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp lớn. + Đĩa ma sát bị động, bánh đà, đĩa ép bị vênh. + Đĩa ma sát bị động bị lỏng đinh tán

+ Bề mặt tiếp xúc của các đầu thanh lò xo của các lò xo màng không đều. + Đĩa ma sát bị kẹt trên rãnh then hoa trục bị động ly hợp. + Chỉnh lại + Nắn lại hoặc thay mới + Tán lại hoặc thay mới + Nắn lại đầu thanh lò xo + Lau sạch và bôi trơn.

55 4 Bộ ly hợp kêu khi

nối động lực.

+ Moay ơ then hoa quá mòn, lỏng trên trục bị động.

+ Các lò xo giảm dao động xoắn của đĩa ma sát bị động bị yếu hay gãy.

+ Đường tâm trục khuỷu động cơ và trục chủ động hộp số không đồng tâm. + Thay mới + Thay mới + Căn chỉnh lại 5 Bộ ly hợp bị kêu khi cắt động lực + Vòng bi mở bị mòn, hỏng, kẹt và thiếu mỡ bôi trơn. + Vòng bi cầu nối trục bị động ly hợp bị mòn, hỏng, khô dầu bôi trơn.

+ Thay mới hoặc luộc trong mỡ. + Thay mới hoặc bôi trơn lại. 6 Rung động ở bàn

đạp ly hợp

+ Đường tâm trục khuỷu động cơ và trục chủ động hộp số không đồng tâm thẳng hành. + Đĩa ép bị vênh

+ Chiều cao của các thanh lò xo của lò xo màng không đều nhau.

+ Vỏ bộ ly hợp lệch tâm so với đường tâm bánh đà.

+ Bánh đà không lắp đúng vào các chốt định vị. + Căn và chỉnh lại. + Nắn lại hoặc thay mới + Nắn lại. + Chỉnh lại + Lắp lại 7 Đĩa ma sát bị động chóng mòn

+ Đĩa ma sát bị động hoặc đĩa ép bị vênh.

+ Sử dụng liên tục bộ ly hợp. + Lái xe đặt chân lên bàn đạp ly hợp khi đã nối động lực + Đĩa ma sát bị động trượt với bề mặt làm việc của bánh đà và bề mặt làm việc của đĩa ép.

+ Nắn lại hoặc thay mới. + Sử dụng ít lại + Không đặt chân lên + Chỉnh lại 8 Đạp bàn đạp ly hợp nặng. + Bàn đạp, các cần đẩy bị cong, kẹt

+ Chiều cao các thanh lò xo của lò xo màng không đều.

+ Uốn thẳng và bôi trơn.

+ Nắn lại

9 Hệ thống thủy lực hoạt động kém

+ Chảy dầu, kẹt bơm

+ Mòn bơm hoặc xy lanh con.

+ Kiểm tra khắc phục

56

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện đề tài về hệ thống ly hợp xe VIOS 2014, em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức mà mình đã được học, được trang bị trên lớp, được tìm hiểu thực tế trên các dòng xe cụ thể, được làm quen nhiều hơn với điều kiện công việc ngành Công nghệ ô tô trong thực tế. Qua đó, tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân.

Mặc dù còn nhiều khó khăn khách quan như ít va chạm và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, với sự cố gắng tìm hiểu của bản thân cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, em mong rằng có thể hiểu được và làm nổi bật được những gì thiết yếu mà đề tài đặt ra.

Sau một thời gian tìm hiểu và thực hiện, đến nay em đã hoàn thành đề tài theo đúng thời gian quy định. Mặc dù vậy, do lần đầu làm quen với lĩnh vực, hơn nữa năng lực bản thân còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh được các sai lầm thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn động đồng nghiệp để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.

Trong thời gian thực hiện đồ án em đã được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy giáo trong khoa Công nghệ ô tô và đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy Ts Nguyễn Tuấn Nghĩa, thầy đã giúp em có thể hoàn thành được đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Sinh viên thực hiện

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kết cấu ô tô –PGS.TS Nguyễn Khắc Trai – PGS.TS Nguyễn Trọng

Hoan – TS. Hồ Hữu Hải – ThS. Phạm Huy Hưởng – ThS. Nguyễn Văn Chưởng – ThS. Trịnh Minh Hoàng, 2010, NXB Bách Khoa Hà Nội.

2. Giáo trình thực hành kỹ thuật và bảo dưỡng ô tô – Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội, 2015, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.

3. Giáo trình thực hành cơ bản gầm ô tô – Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội, 2015, NXB Khoa Học Tự Nhiên Và Công Nghệ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG LY HỢP TRÊN XE TOYOTA VIOS 2014 (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)