4.1 .QUY TRÌNH LẮP RÁP VÀ THÁO CỤM LY HỢP
4.1.1 .Quy trình tháo cụm ly hợp
4.1.2. Quy trình lắp cụm ly hợp
Quy trình lắp là ngược lại của quy trình tháo. Khi lắp cần chú ý:
-Các chi tiết trước khi lắp phải được làm sạch, đĩa ma sát, đĩa ép không được dích dầu mỡ.
-Khi lắp pittông vào xy lanh, bôi lên bề mặt pittông 1 lớp mỡ Fôc-ly-ty hoặc dầu phanh đang sử dụng của chính nó.
-Bôi một lớp mỡ thật mỏng lên bề mặt ma sát như: then hoa, đĩa ma sát. -Lắp đĩa ma sát đúng chiều và lắp cụm đĩa ép đầu và dùng trục ly hợp để định vị
4.2.MỘT SỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP, BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH SỬA CHỮA KHẮC PHỤC
4.2.1.Ly hợp bị trượt Biểu hiện:
- Khi tăng ga vận tốc của xe không tăng theo tương ứng. - Có mùi khét.
Nguyên nhân:
- Khe hở giữa đầu đòn mở và bi T không có hay không có hành trình tự do của bàn đạp.
41 - Do lò xo ép bị yếu.
- Bề mặt tiếp xúc giữa bánh đà và đĩa bị động hoặc đĩa ép với đĩa bị động mòn không đều.
- Bề mặt tấm ma sát bị dính dầu. - Đĩa bị động bị cong vênh.
Khắc phục:
- Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do cho đúng.
- Kiểm tra và thay thế lò xo nếu lò xo giảm lực ép quá mức cho phép. - Kiểm tra bề mặt làm việc của tấm ma sát, nếu dính dầu phải rửa sạch dầu.
- Kiểm tra đĩa bị động, đĩa ép và bánh đà, nếu bị cong vênh hay mòn không đều thì phải sữa chữa hoặc thay thế.
4.2.2.Ly hợp ngắt không hoàn toàn Biểu hiện:
- Sang số khó, gây va đập ở hộp số khi chuyển số.
Nguyên nhân:
- Hành trình tự do bàn đạp quá lớn.
- Các đầu đòn mở không nằm trong cùng mặt phẳng do đĩa bị động và đĩa ép bị cong vênh. Do khe hở đầu đòn mở lớn quá nên không mở được đĩa ép làm đĩa ép bị cong vênh.
- Do ổ bi T bị kẹt. - Ổ bi kim đòn mở rơ.
- Đối với ly hợp hai đĩa ma sát, các cơ cấu hay lò xo vít định vị của đĩa ép trung gian bị sai lệch.
Khắc phục:
- Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp
- Kiểm tra các ổ bi T, ổ bi kim, nếu bị kẹt hoặc rơ cần điều chỉnh lại. - Kiểm tra đòn mở, đĩa bị động và đĩa ép, nếu bị cong vênh cần sữa chữa hoặc thay thế.
42
4.2.3.Ly hợp đóng đột ngột Biểu hiện:
-Mặc dù nhả bàn đạp chậm và êm nhẹ nhưng ô tô vẫn chuyển động bị giật
chứng tỏ ly hợp đã bị đóng đột ngột.
Nguyên nhân:
- Đĩa bị động mất tính đàn hồi, lò xo giảm chấn bị liệt. - Do lái xe thả nhanh bàn đạp.
- Do then hoa của moay ơ đĩa bị động bị mòn. - Do mối ghép giữa tấm ma sát và moay ơ bị lỏng.
Khắc phục:
- Kiểm tra thay thế tấm ma sát của đĩa bị động và lò xo giảm chấn. - Kiểm tra và thay thế then hoa moay ơ đĩa bị động nếu mòn quá.
- Kiểm tra mối ghép giữa tấm ma sát và moay ơ đĩa bị động, nếu lỏng cần tán lại đảm bảo yêu cầu.
4.2.4.Ly hợp phát ra tiếng kêu
- Nếu có tiếng gõ lớn: Do rơ lỏng bánh đà, bàn ép, hỏng bi đầu trục. - Khi thay đổi đột ngột số vòng quay động cơ có tiếng va kim loại chứng tỏ khe hở giữa then hoa quá lớn (then hoa bị rơ ).
- Nếu có tiếng trượt mạnh theo chu kỳ: Đĩa bị động bị cong vênh.
- Ở trạng thái làm việc bình thường (ly hợp đóng hoàn toàn) có tiếng va chạm nhẹ chứng tỏ có sự va chạm giữa đầu đòn mở với bạc, bi T.
4.2.5.Bàn đạp ly hợp bị rung Nguyên nhân:
- Bánh đà bị cong vênh hoặc lắp không đúng. - Vỏ ly hợp bị lắp lệch tâm bánh đà.
- Chỉnh các đầu đòn mở không đều. - Đĩa ép hoặc đĩa ma sát bị cong vênh. - Cụm đĩa ép lắp không đúng tâm.
43
Khắc phục:
- Kiểm tra trạng thái kỹ thuật của bánh đà, nếu cong vênh cần thay thế hoặc sữa chữa, nếu lắp không đúng cần lắp lại.
- Kiểm tra điều chỉnh lại vỏ ly hợp. - Kiểm tra điều chỉnh lại các đòn mở.
- Kiểm tra đĩa ép và đĩa ma sát, nếu hỏng cần thay thế hoặc sữa chữa. - Kiểm tra điều chỉnh lắp ghép cụm đĩa ép.
4.2.6.Đĩa ép bị mòn nhanh Nguyên nhân:
- Bánh đà hoặc đĩa ép bị nứt.
- Lò xo ép bị yếu hoặc gãy gây trượt nhiều. - Đĩa ép hoặc đĩa ma sát bị cong vênh. - Hành trình tự do của bàn đạp không đúng.
Khắc phục:
- Kiểm tra thay thế bánh đà và đĩa ép.
- Kiểm tra lò xo ép ly hợp, nếu không đảm bảo yêu cầu cần phải thay thế. - Kiểm tra điều chỉnh lại hành trình tự do của bàn đạp cho đúng.
4.2.7.Bàn đạp ly hợp nặng Nguyên nhân:
- Các thanh nối và đòn dẫn động bị cong vênh hoặc khô dầu. - Bàn đạp bị kẹt hoặc cong vênh.
- Hỏng lò xo hồi vị.
- Do hỏng bộ phận trợ lực.
Khắc phục:
- Kiểm tra điều chỉnh các thanh nối và đòn dẫn động, tra dầu mỡ cho các khớp nối.
- Kiểm tra điều chỉnh bàn đạp. - Kiểm tra điều chỉnh lò xo hồi vị. - Kiểm tra bộ phận trợ lực.
44
4.2.8.Hỏng hệ thống dẫn động thuỷ lực Nguyên nhân:
- Hư hỏng xylanh chính hoặc xylanh công tác. - Các mối nối có thể bị hở làm chảy dầu. - Các ống nối có thể gãy vỡ hoặc bị hở.
Khắc phục:
- Kiểm tra xylanh chính và xylanh công tác. - Kiểm tra các mối nối phải đảm bảo độ kín khít. - Kiểm tra các đường ống.