Xây dựng Bài giảng điện tử hỗ trợ học tập chủ đề “Số và phép tính”

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ học tập chủ đề (Trang 57 - 66)

Chƣơng 2 : XÂY DỰNG MỘT SỐ HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ

2.3. Xây dựng học liệu điện tử chủ đề “Số và phép tính” trong môn Toán

2.3.2. Xây dựng Bài giảng điện tử hỗ trợ học tập chủ đề “Số và phép tính”

môn Toán lớp 5

2.3.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Một giờ học tốt là một giờ học phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả ngƣời dạy và ngƣời học nhằm nâng cao tri thức, bồi dƣỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, tác động tích cực đến tƣ tƣởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho ngƣời học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống nhƣ: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trƣng môn học; phù

hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS; giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới nhƣ: đƣợc thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hƣớng chú ý đến việc rèn luyện phƣơng pháp tƣ duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tƣơng tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của ngƣời dạy và hoạt động học của ngƣời học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phƣơng tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của CNTT...; và phổ biến hiện nay, một trong những biện pháp để tăng chất lƣợng giáo dục, nâng cao hiệu quả dạy và học, góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học, chính là việc thiết kế và sử dụng các bài giảng, giáo án điện tử hỗ trợ hoạt động dạy và học trong nhà trƣờng.

Bài giảng điện tử là một tập hợp các học liệu điện tử đƣợc tổ chức lại theo một kết cấu sƣ phạm để có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho ngƣời học một cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp của các phần mềm quản lý học tập (Learning Management System - LMS). Một bài giảng điện tử thƣờng tƣơng ứng với một bài học.

Bài giảng điện tử sẽ đƣợc tích hợp các tính năng hiện đại cho phép tạo và thay đổi nội dung một cách nhanh chóng, thuận tiện. Tạo ra các bài giảng đa phƣơng tiện bằng cách hỗ trợ văn bản, hình ảnh (động và tĩnh), âm thanh. Kích thích sự hứng thú trong học tập của HS. Qua đó, mang đến cho HS những tiết học trực quan, giúp HS tƣ duy, hình thành và ghi nhớ kiến thức một cách nhanh chóng.

2.3.2.2. Các bƣớc xây dựng

Việc soạn một bài giảng điện tử đạt chuẩn ở tiểu học là rất phức tạp và đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt về kiến thức Tin học, hiểu biết các chức năng sẵn có trong các phần mềm soạn bài giảng điện tử nhƣ PowerPoint, Microsoft Sway, Activinspire,…

Trong bài giảng điện tử chuẩn kiết thức, yêu cầu giáo viên phải thực hiện đƣợc các bƣớc cơ bản sau:

Bước 1. Xác định mục tiêu, kiến thức cơ bản của bài học.

Soạn mục lục, nội dung chi tiết các mục cơ bản, rồi nhóm lại thành các mục lớn hơn (theo kinh nghiệm hoặc theo sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy,…).

Bước 2. Lựa chọn những kiến thức cơ bản, trọng tâm, có tính khái quát và chắt lọc cao để sắp xếp chúng vào các slide.

Đây là bƣớc quan trọng thể hiện toàn bộ nội dung của bài giảng. Các nội dung đƣa vào các slide phải thật sự chắt lọc từ những kiến thức cơ bản của từng chƣơng, mục, tiết, đoạn. Dung lƣợng thông tin chứa đựng trong một slide là không nhiều (thƣờng khoảng 3-4 dòng) cho nên đòi hỏi giảng viên phải có tƣ duy tổng hợp, khái quát để có thể chọn lựa, chắt lọc kiến thức cơ bản nhất đƣa vào các slide. Bƣớc này, giảng viên làm tốt thì giáo án điện tử sẽ bảo đảm kiến thức truyền thụ.

Bước 3. Thu thập nguồn tài liệu liên quan đến nội dung, xây dựng kho tư liệu.

Ngoài việc sƣu tầm các tài liệu để bổ sung, mở rộng kiến thức từ sách báo, tài liệu tham khảo có liên quan; điều quan trọng và cần thiết là phải xây dựng kho tƣ liệu. Đây là điều kiện cần thiết để khai thác có hiệu quả chƣơng trình

phần mềm MS PowerPoint, kho tƣ liệu càng phong phú thì khả năng khai thác càng cao, càng đa dạng.

Các nguồn để giảng viên có thể thu thập xây dựng kho tƣ liệu:

- Các thông tin trên Internet: Đây thực sự là kho thông tin khổng lồ, chúng ta có thể tìm kiếm thông tin theo chủ đề. Bằng công cụ tìm kiếm ta vào các Website có liên quan đến chủ đề cần tìm. Sau khi tìm kiếm đƣợc thông tin trên mạng Internet, ta chỉ cần download vào kho tƣ liệu để làm tài liệu tham khảo.

- Ngoài ra, các tranh ảnh, thông tin trên sách, báo liên quan dến nội dung bài giảng hết sức phong phú có thể là nguồn tƣ liệu quan trọng để chúng ta bổ sung vào kho tƣ liệu.

Bước 4: Xây dựng kịch bản cho bài giảng của giáo án điện tử.

Đây là khâu quan trọng trong việc thiết kế bài giảng. Kịch bản xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc sƣ phạm, nội dung kiến thức cơ bản của bài giảng, đáp ứng mục đích, yêu cầu đã đặt ra.

Điều rất quan trọng mà giảng viên phải hết sức lƣu tâm là khi xây dựng kịch bản cho giáo án điện tử phải căn cứ vào giáo án “nền” (giáo án “nền” là giáo án dùng cho các bài giảng theo phƣơng pháp truyền thống- chƣa khai thác, sử dụng MS PowerPoint trong giảng dạy). Trên cơ sở đó để tìm tòi, phát hiện, khai thác thế mạnh của MS PowerPoint nhằm tăng cƣờng tính tích cực hoá quá trình nhận thức trong hoạt động học tập của học viên.

Kịch bản xây dựng còn phụ thuộc vào các sản phẩm có đƣợc trong kho tƣ liệu. Giảng viên cần phải biết lựa chọn phù hợp để xây dựng kịch bản có chất lƣợng

Bước 5: Lựa chọn ngôn ngữ, các phần mềm trình diễn để xây dựng giáo án điện tử.

Sau khi đã có kho tƣ liệu, các kiến thức cơ bản đƣợc lựa chọn, giảng viên cần lựa chọn ngôn ngữ và các phần mềm trình diễn để tiến hành xây dựng giáo án điện tử. Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip. Văn bản cần trình bày ngắn gọn, cô động, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản; màu chữ đƣợc dùng thống nhất (thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản: câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, giảng giải, ghi nhớ, câu trả lời).

Đối với mỗi bài giảng nên dùng khung, màu nền thống nhất cho các slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tƣơng phản nhau. Mặt khác cũng không nên quá lạm dụng phần mềm trình chiếu nhằm thu hút sự tò mò không cần thiết cho ngƣời học, làm phân tán sự chú ý của học viên. Điều quan trọng khi sử dụng phần mềm trình diễn là chú ý làm nổi bật nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tƣởng tiềm ẩn bên trong các đối tƣợng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hƣớng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tƣ duy của ngƣời học.

Cuối cùng là thực hiện các liên kết giữa các slide một cách hợp lý, logic. Đây chính là công việc quan trọng tạo ra các ƣu điểm của giáo án điện tử do đó chúng ta cần khai thác tối đa khả năng liên kết, nhờ khả năng liên kết này mà bài giảng đƣợc tổ chức một cách linh hoạt giúp học viên nắm bắt đƣợc kiến thức bài học.

Microsoft Office, Microsoft Sway, PowerPoint là những chƣơng trình trình diễn cho phép thực hiện hầu hết các yêu cầu trong giảng dạy theo phƣơng pháp hiện đại; là những chƣơng trình có nhiều tiện ích đối với việc

thiết kế một giáo án điện tử theo chƣơng trình MS Sway hay MS PowerPoint đảm bảo các yêu cầu đúng về nội dung và đẹp về hình thức, giáo viên nên quan tâm đến năm bƣớc của quy trình đã nêu trên.

Trong quá trình diễn đạt bài giảng, giáo viên phải tuỳ theo từng nội dung bài học cụ thể mà ứng dụng công nghệ thông tin với những mức độ và hình thức khác nhau.

2.3.2.3. Ví dụ minh họa

*Ví dụ: Phối hợp phần mềm MS Form và MS Sway để thiết kế bài giảng trong bài Hỗn số ( Tiết 1)

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu bài học là HS biết đọc, biết viết hỗn số; nắm đƣợc cấu tạo hỗn số.

Bƣớc 2: Xây dựng kế hoạch, lập kế hoạch thiết kế bài giảng bám sát nội dung sách giáo khoa.

Bƣớc 3: Sử dụng phần mềm MS Sway kết hợp với MS Form tạo bài giảng điện tử, hƣớng dẫn HS tự tìm tòi kiến thức mới; tạo công cụ hỗ trợ hoạt động luyện tập, tự học.

Đƣa ra mục tiêu bài học mà HS cần đạt

Ôn tập kiễn thức đã biết ( phân số) có liên quan đến bài học

Kiến thức trọng tâm

Bài học mới đƣợc giới thiệu tới HS qua một đoạn phim ngắn

Tạo bộ câu hỏi trắc nhiệm ôn tập với MS Form

Bƣớc 4: Tổ chức dạy học

* Ví dụ: Thiết kế bài giảng Elearning với phần mềm Ispring Suite 9 để thiết kế bài giảng Cộng hai số thập phân.

Kết hợp các HLĐT nhƣ video, file audio lời nói của giáo viên, bài giảng điện tử trên Power Point, kết hợp với bộ câu hỏi trắc nhiệm tích hợp ngay trong bài học, bài giảng Elearning sẽ là phƣơng tiện hữu ích cho quá trình tự học, tự nghiên cứu hay hỗ trợ đắc lực cho việc ôn tập, củng cố kiến thức của học sinh.

Trong khóa luận này, chúng tôi đã sử dụng phần mềm iSpring Suite 9 kết hợp với phần mềm MS PowerPoint, tạo bài giảng trực tuyến với bài “Cộng hai số thập phân”

Các bƣớc tạo bài giảng Elearning chúng tôi đã trình bày chi tiết trong phần phụ lục 6.

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ học tập chủ đề (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)