Xây dựng trò chơi học tập điện tử hỗ trợ học tập chủ đề “Số và phép

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ học tập chủ đề (Trang 66 - 79)

Chƣơng 2 : XÂY DỰNG MỘT SỐ HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ

2.3. Xây dựng học liệu điện tử chủ đề “Số và phép tính” trong môn Toán

2.3.3. Xây dựng trò chơi học tập điện tử hỗ trợ học tập chủ đề “Số và phép

trong môn Toán lớp 5

2.3.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Trò chơi học tập là hoạt động đƣợc tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí nhƣng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của HS. Trò chơi học tập có tác dụng giúp HS: Thay đổi động hình, chống mệt mỏi; tăng cƣờng khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học; phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận.

Ở bậc Tiểu học, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con ngƣời. Môn Toán còn là môn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phƣơng pháp suy

nghĩ, phƣơng pháp suy luận logic, thao tác tƣ duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực nhƣ: trừu tƣợng hoá, khái quát hoá, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh. Nắm vững kiến thức toán và luyện tập thành thạo các thao tác kỹ năng tính toán, sẽ giúp các em áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Cũng nhƣ các môn học khác, muốn học tốt môn Toán trƣớc hết mỗi HS cần phải say mê và hứng thú vào việc học. Muốn nhƣ vậy giáo viên cần tạo ra cho học sinh lòng say mê vào học tập, làm nền tảng ban đầu cho trẻ. Trƣớc tình hình ấy, chúng ta cần tổ chức trò chơi toán, những bài tập vui và nhẹ nhàng trong giờ học toán. Theo yêu cầu kiến thức kỹ năng sử dụng toán ở Tiểu học để HS tự học hoặc tham gia vào các trò chơi cùng bạn theo tinh thần “Học mà vui, vui mà học” một cách hứng thú và bổ ích. Việc tổ chức trò chơi học tập ở môn Toán đối với HS lớp 5 là một trong những yêu cầu cần thiết nhằm khắc sâu kiến thức cho các em, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí HS tiểu học nói chung và HS lớp 5 nói riêng: Nhƣ chúng ta đã biết, trẻ em hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách bằng các hoạt động cụ thể hàng ngày. Trƣớc tuổi học tiểu học, ở bậc học mầm non, với trẻ hoạt động vui chơi là chủ đạo. Đến bậc tiểu học việc học của học sinh đƣợc bắt đầu tiến hành học tập một cách có hệ thống thông qua các môn học và qua các hoạt động. Nhờ học tập các em sẽ đƣợc lĩnh hội những tri thức về thế giới xung quanh đồng thời phát triển nhân cách của ngƣời học sinh, trong quá trình sinh hoạt vui chơi và qua các tiết học do giáo viên tổ chức. ở bậc Tiểu học các em vẫn có thể chơi các trò chơi cũ nhƣng có sự chọn lọc và xuất hiện những loại hình mới trong nhà trƣờng nhƣ các trò chơi vận dụng kiến thức: Giải đố, ai nhanh ai đúng, ... Các họat động vui chơi trong dạy học đã góp phần đến việc phát triển trí tuệ, trí thông minh của các em, làm cho tâm hồn các em phong phú hơn, cuộc sống của các em vui tƣơi lành mạnh hơn, các em sẽ cảm thấy tự tin hơn về khả năng học tập của mình. Và đặc

trong thời gian học tập kéo dài, tạo lớp học sôi nổi thoải mái, hào hứng ham muốn học. ở lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là cuối cấp thì việc học tập và vui chơi là hai hoạt động chủ đạo. Các em phải đƣợc “Học mà chơi - chơi mà học”.

2.3.3.2. Các bƣớc xây dựng

Bƣớc 1: Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy. Bƣớc 2: Xây dựng dàn ý trò chơi, đặt tên trò chơi.

Bƣớc 3: Xây dựng nội dung trò chơi, cách chơi, luật chơi. Bƣớc 4: Dự kiến cách tính điểm và thời gian chơi.

Bƣớc 5: Chọn các phần mềm phù hợp để thiết kế trò chơi 2.3.3.3. Ví dụ minh họa

*Sử dụng phần mềm MS PowerPoint để tổ chức trò chơi học tập. Ví dụ: Trò chơi “Hái táo”

Với mục tiêu ôn tập kiến thức cũ trƣớc khi vào bài mới, tạo không khí hứng khởi cho lớp học, GV có thể cân nhắc lựa chọn một trò chơi đơn giản dạng câu hỏi đúng sai, hay câu hỏi trắc nghiệm. Đáp ứng đƣợc mục tiêu đó, ta có thể sử dụng trò chơi “ Hái táo”.

Bƣớc 1: Xây dựng khung trò chơi với phần mềm MS PowerPoint.

- Trƣớc tiên để tạo trò chơi “ Hái táo”, ta cần có sẵn một số các hình ảnh nhƣ: Cây xanh, trái táo,...

- Trong mục Insert – Picture , chọn và tải lên hình ảnh cây xanh và trái táo có sẵn. Số trái táo tƣơng ứng với số câu hỏi trong bài tập.

- Tiếp theo, đánh số thứ tự cho từng trái táo: Tại Insert – Text box, kéo thả vào từng trái táo và đánh số thứ tự. Lƣu ý chọn màu số cần nổi bật so với màu trái táo.

- Tạo ảnh trái táo để tạo liên kết:

+ Quét từng trái táo và số – Click chuột phải – Cut – Dán ra với một hình ảnh. Làm nhƣ vậy lần lƣợt với tất cả các trái.

Nhƣ vậy, ta sẽ có tất cả 6 trái táo nhƣ hình sau. ( Lƣu ý đặt phần copy riêng nhƣ hình để tránh nhầm lẫn. Bên phải là táo sau khi copy).

- Tạo hiệu ứng cho trái táo:

+ Quét chọn tất cả các trái táo bên trái và đặt một hiệu ứng biến mất: Trong tap Animation, chọn 1 hiệu ứng biến mất bất kì.

+ Trong tap Animation – Animation Pane, xuất hiện bên góc phải các hiệu ứng biến mất vừa đặt nhƣ sau:

+ Click cuột tại từng hiệu ứng của từng hình, Chọn Trigge – On click of - Picture... (... tƣơng ứng với tên hình đó).Ví dụ: Chọn hiệu ứng của Picture 16, ta chọn Trigger - On click of – Picture 16.

Tƣơng tự, làm nhƣ vậy với tất cả các hình.

- Tạo liên kết từ trái táo đến câu hỏi tƣơng ứng:

+ Click từng trái táo, Chọn tap Insert – Action – Hyperlink to – Slide – Và chọn slide chứa câu hỏi tƣơng ứng – OK – OK.

Làm nhƣ vậy với tất cả các trái táo bạn có.

- Tạo hiệu ứng “Hái táo” khi HS trả lời đúng:

+ Tiếp tục chọn hiệu ứng biến mất cho cả ba trái táo còn lại ( bên phải): Aimation – Chọn 1 hiệu ứng biến mất

Tƣơng tự nhƣ 3 trái táo bên trái, ta cũng chọn “Start on click” cho tất cả các hiệu ứng của các trái bên phải.

Với từng hiệu ứng của mỗi hình, ta cũng chọn Trigger – On click of – Picture ... ( ... tƣơng ứng với tên mỗi hình). Ví dụ: Chọn hiệu ứng của Picture 19, ta chọn Trigger - On click of – Picture 19.

- Hoàn thiện cây táo:

+ Kéo thả các quả táo cùng số lại với nhau và gắn lên cây. - Ở mỗi Slide chứa câu hỏi, ta đặt một liên kết về slide cây táo. - Trang trí sao cho đẹp mắt, vậy là khung trò chơi đã hoàn thành.

Bƣớc 2: Tạo nội dung các câu hỏi

- Dựa vào mục tiêu hoạt động dạy học, GV thiết kế các câu hỏi và hoàn thành các slide câu hỏi. Tiến hành đặt hiệu ứng trƣớc sau cho câu hỏi và câu trả lời.

Bƣớc 3: Đặt trò chơi vào bài giảng điện tử.

*Ví dụ: Tạo trò chơi học tập với sự hỗ trợ của phần mềm Nearpod

Ngoài tạo trò chơi với MS PowerPoint, chúng tôi còn tạo trò chơi học tập với sự hỗ trợ của phần mềm Nearpod.

Các bƣớc tạo và sử dụng trò chơi Nearpod trong học tập chúng tôi đã nêu trong phần phụ lục 7.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Ở chƣơng 2 này, khóa luận tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống HLĐT hỗ trợ học tập chủ đề “Số và phép tính” trong môn Toán lớp 5.

Khi xây dựng HLĐT hỗ trợ dạy và học ở tiểu học cần tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản:

(1)Đảm bảo tính định hƣớng vào mục tiêu phát triển năng lực học sinh (2)Đảm bảo tính sƣ phạm

(3)Đảm bảo tính tƣơng tác cao (4)Đảm bảo tính hiệu quả.

Mỗi một loại HLĐT nói trên đều có những ƣu điểm, nhƣợc điểm khác nhau, nhƣng đều có thể đem lại tác dụng rõ rệt khi biết khai thác và ứng dụng hợp lí. Ngƣời giáo viên phải biết linh hoạt trong việc sử dụng các phần mềm CNTT để thiết kế, xây dựng HLĐT, tạo nên những kết quả tốt nhất trọng dạy và học. Đặc biệt lƣu ý, trong dạy học, không nên ôm đồm quá nhiều phần mềm, sử dụng tràn lan các HLĐT để không tạo ra hiệu quả trái ngƣợc. Để làm tốt đƣợc việc đó, ngƣời giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học là gì và biết cách sử dụng các phƣơng tiện dạy học sao cho đạt kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ học tập chủ đề (Trang 66 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)