Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ học tập chủ đề (Trang 82)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.4. Tiến hành thực nghiệm

Để quá trình thực nghiệm đạt đƣợc mục tiêu nhƣ đã nêu ở trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhƣ sau:

- Tham khảo ý kiến chuyên gia, trao đổi với giáo viên, xây dựng kế hoạch bài học áp dụng các biện pháp đã đề xuất.

Kế hoạch thực nghiệm đƣợc xây dựng dựa trên các tiêu chí:

+ Đảm bảo chƣơng trình, nội dung, kế hoạch dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Đảm bảo các bƣớc lên lớp.

+ Khai thác, sử dụng phù hợp cơ sở vật chất của nhà trƣờng.

- Tiến hành giờ dạy theo kế hoạch ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Phổ biến, hƣớng dẫn HS ôn tập, tự học với các HLĐT liên quan. - Theo dõi, quan sát, kiểm tra, nhận xét và so sánh kết quả nhận đƣợc. * Phƣơng thức đánh giá kết quả thực nghiệm

- Đánh giá về mặt định tính: đánh giá đƣợc thực hiện qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với GV, HS.

- Đánh giá về mặt định lƣợng: Các số liệu và kiểm tra đƣợc tập hợp và xử lí thông qua so sánh tỉ lệ các mức độ hoàn thành trên thang điểm xếp loại.

3.5. Phân tìch kết quả thực nghiệm

3.5.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy sự biến chuyển về hứng thú học tập, khả năng tập trung, mức độ nhận thức và tiếp nhận kiến thức,.... của HS. Qua đó, sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có

sự chuyển biến tích cực so với trƣớc khi thực nghiệm và rút ra những ƣu điểm của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng nhƣ sau:

- Đối với HS:

+ Không khí lớp học sôi nổi, HS tập trung, hứng thú tham gia tiết học: Các trò chơi học tập và video bài học đã phát huy rất tốt trong việc tạo hứng thú học tập cho HS. Từ hoạt động kiểm tra bài cũ, đến các hoạt động luyện tập, khi đƣợc tổ chức dƣới dạng các trò chơi, ta nhận thấy rõ sự hào hứng tham gia của số đông HS. Những biểu hiện tích cực dễ dàng nhận thấy nhƣ: HS mong chờ đến giờ toán, hăng hái giơ tay phát biểu, tham gia xây dựng bài học hơn trƣớc, ghi nhớ và vận dụng bài học tốt hơn.

+ HS tích cực thảo luận nhóm, trao đổi và trình bày ý kiến cá nhân.

+ Kĩ năng quan sát, lắng nghe, giao tiếp, khả năng ghi nhớ nhanh của HS đƣợc phát triển khá nhiều:

+ Kĩ năng tự học của HS cũng đƣợc nâng cao, dƣới sự giúp đỡ của các HLĐT.

Do việc học toán giờ gắn với các sở thích của HS, do vậy, HS có sự tập trung cao hơn trong các hoạt động học tập. Tự mình tìm hiểu nội dung bài học thông qua các dạng media, rồi trao đổi ý kiến với bạn bè, tranh luận về những khúc mắc, giúp HS nhớ bài nhanh, khắc sâu kiến thức hơn.

- Về phía GV:

Chúng tôi đã xin ý kiến của GV về chất lƣợng và sự phù hợp của việc ứng dụng bộ HLĐT vào dạy học. Các GV đều khẳng định: việc tổ chức, tiến hành các hoạt động học tập với hình thức tổ chức này là hoàn toàn phù hợp, cần thiết, mang lại hiệu quả tích cực:

+ Tính tích cực, chủ động trong hoạt động học tập đƣợc nâng lên rõ rệt.

3.5.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lƣợng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua bài kiểm tra, hệ thống bài tập đã đƣợc thiết kế. Kết quả cho thấy số bài đạt mức “Hoàn thành tốt” ở lớp thực nghiệm đã tăng lên. Điều này khẳng định việc sử dụng các HLĐT đã mang lại những kết quả tích cực trong hoạt động học tập.

Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Nhìn vào bảng thống kê kết quả kiểm tra trƣớc và sau thực nghiệm của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, ta nhận thấy những số liệu tích cực qua thời gian thực nghiệm. Dễ dàng nhận thấy ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ bài làm xếp loại “Chƣa hoàn thành” giảm hơn nhiều, và cùng đó, các bài làm đạt mức “Hoàn thành tốt” cũng tăng lên đáng kể sau quá trình thực nghiệm. Qua đó cho chúng ta thấy những hiệu quả sau thời gian thực nghiệm ứng dụng HLĐT vào hoạt động học tập và giảng dạy ở tiểu học.

25 17 1 20 24 1 0 5 10 15 20 25 30

Hoàn thành tốt Hoàn thành Không hoàn thành

Chart Title

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên đây là kết quả thực nghiệm của chúng tôi trong thời gian nghiên cứu khóa luận của mình tại trƣờng Tiểu học Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Từ những kết quả trên đã phần nào khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu “Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ học tập chủ đề “Số và phép tính” trong môn Toán lớp 5”.

Kết quả thực nghiệm đã xác nhận rằng: Thực nghiệm bƣớc đầu thành công, phần nào khẳng định tính khả thi của giả thiết khoa học, giải quyết đƣợc nhiệm vụ của khóa luận và đạt đƣợc mục đích nghiên cứu.

Các HLĐT đã góp phần giúp HS nắm vững nội dung kiến thức bài học bài học, hình thành các kĩ năng, bồi dƣỡng ở các em những tình cảm, thái độ học tập đúng đắn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ học tập chủ đề “Số và phép tính” trong môn Toán lớp 5”, tôi đã có cho bản thân những hiểu biết thực sự về chủ đề “Số và phép tính” trong chƣơng trình Toán lớp 5, đồng thời có khả năng sử dụng thành thạo một số ứng dụng CNTT có khả năng hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy và học ở Tiểu học. Tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu, thiết kế HLĐT hỗ trợ hoạt động học tập trong môn Toán đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc đổi mới hình thức và phƣơng pháp dạy học ở Tiểu học, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học.

Khóa luận còn cung cấp cho GV những tƣ liệu tham khảo hữu ích, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả dạy và học chủ đề “Số và phép tính” trong môn Toán lớp 5, góp phần vào việc tăng cƣờng ứng dụng CNTT vào dạy học.

Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi đã thu đƣợc kết quả nhất định, bƣớc đầu cho thấy:

+ Việc khai thác và sử dụng các phần mềm tạo video, phim hoạt hình ( nhƣ Animaker, Powtoon,...) không chỉ làm tăng sự hứng thú, khả năng tập trung trong học tập cho học sinh mà còn giúp HS tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn.

+ Ứng dụng phần mềm MS PowerPoint vào thiết kế bài giảng Elearning , thiết kế các trò chơi học tập, giúp học sinh luyện tập, ôn tập, củng cố kiến thức một cách sinh động, lí thú. Thiết kế các trò chơi phù hợp để HS lấy làm tƣ liệu ôn tập, tự học, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân.

+ Ứng dụng MS Sway, MS PowerPoint,... vào thiết kế các bài giảng điện tử, hỗ trợ GV trực quan hóa, sinh động hóa bài dạy, giúp HS tƣ duy bài học một cách hiệu quả nhất.

Hệ thống HLĐT hỗ trợ DHTT ở tiểu học có thể sử dụng để: + Hỗ trợ dạy học trên lớp.

+ Hỗ trợ tự học cho HS (có sự trợ giúp hoặc không có sự trợ giúp từ phía GV hoặc phụ huynh).

Với tƣ cách là phƣơng tiện dạy học, HLĐT thƣờng đƣợc sử dụng dƣới 3 hình thức cơ bản (GV trình bày bài dạy có sự hỗ trợ của HLĐT; HS hoạt động, tƣơng tác trực tiếp với HLĐT dƣới sự hƣớng dẫn và kiểm soát chặt chẽ của GV; HS hoạt động độc lập với HLĐT) và việc sử dụng hình thức nào là tùy thuộc vào từng điều kiện dạy học cụ thể (với mục tiêu phát huy cao nhất ƣu thế của HLĐT trong việc hỗ trợ hoạt động dạy và học), không nên tuyệt đối hóa một hình thức sử dụng nào.

2. Kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trọng dạy học nói chung và dạy học Toán nói riêng, tôi xin đƣa ra một số khuyến nghị nhƣ sau:

2.1. Về phía với nhà trƣờng sƣ phạm và khoa Giáo dục Tiểu học

Năng lực sử dụng thành thạo CNTT của sinh viên sƣ phạm là một trong những đòi hỏi quan trọng của ngƣời GV trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì lí do đó, nhà trƣờng sƣ phạm cần chú trọng việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của sinh viên, cũng nhƣ tăng cƣờng các học phần, khóa học về sử dụng và ứng dụng CNTT vào dạy học các môn học, trong đó có môn Toán.

Định kì, tổ chức các cuộc thi nhƣ: Thiết kế bài giảng điện tử, thiết kế HLĐT hỗ trợ học tập các môn học,... để tạo sân chơi. Cũng nhƣ là tạo cho

sinh viên có cơ hội, môi trƣờng trao đổi, học tập lẫn nhau về việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT.

Bản thân sinh viên sƣ phạm phải nhận thức rõ tầm quan trọng, cũng nhƣ trách nhiệm tự học, sáng tạo, nghiên cứu các ứng dụng, phần mềm CNTT hỗ trợ học tập và giảng dạy.

2.2. Về phía các thầy cô giáo và nhà trƣờng phổ thông

GV cần trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng CNTT trong quá trình dạy học. Đồng thời, GV cần tích cực tham gia các buổi ngoại khóa, tọa đàm, sinh hoạt chuyên môn để nâng cao trình độ và biết sử dụng hợp lí các phần mềm hỗ trợ dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập, rèn luyện toàn diện. Mạnh dạn thiết kế các HLĐT phù hợp theo quy trình do luận án đề xuất để phục vụ cho việc dạy học của mình, đồng thời trao đổi chia sẻ các HLĐT tự thiết kế với các đồng nghiệp.

Nhà trƣờng phổ thông cần tăng cƣờng trang bị các phƣơng tiện dạy học hiện đại cho các lớp học. Tạo điều kiện cho GV, HS tiếp cận với các HLĐT hỗ trợ dạy và học hữu ích; khuyến khích và hỗ trợ để GV có điều kiện tự thiết kế các loại HLĐT phù hợp phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Tạo điều kiện thuận lợi cho GVTH trong việc tiếp cận công nghệ và nâng cao năng lực sử dụng CNTT trong dạy học. Quan tâm tới chất lƣợng dạy học, kịp thời khen thƣởng những giáo viên có tính sáng tạo trong việc ứng dụng CNTT, sử dụng các phƣơng tiện dạy học đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Hoài Anh (2008), Dạy học khái niệm toán học cho học sinh lớp 4, 5 với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

2.Nguyễn Ngọc Bảo (1993 - 1996), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên.

3.Lê Thị Hồng Chi, Phan Thị Tình, Trần Ngọc Thủy, Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2015), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ.

4.Trần Dƣơng Quốc Hòa (2018), Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy học tương tác ở Tiểu học, Luận Án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

5.Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2005), Toán 5, NXBGD.

6.Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2005), Bài tập Toán 5, NXBGD.

7.Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) (2005), Sách giáo viên Toán 5, NXBGD.

8.Đào Thái Lai (2005), Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học.

9.Đào Thái Lai (2006), Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số B-2003-49-42-TĐ.

10.Trịnh Lê Hồng Phƣơng (2011), Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ dạy học và học phần Cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Chương trình trung học phổ thông chuyên, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP.HCM, TP Hồ Chí Minh.

11.Tạp chí giáo dục Thủ đô (2017), “Thiết kế kho học liệu điện tử”, <http://giaoducthudo.com.vn/tin-tuc/4-thiet-ke-kho-hoc-lieu-dien-tu-2570.ht

12.Trần Ngọc Thủy, Lê Thị Hồng Chi (2010), Bài giảng Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ.

13.Phan Thị Tình (Chủ biên), Trần Ngọc Thủy, Lê Thị Hồng Chi, Nguyễn Thị Thanh Tuyên (2017), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Đại học Hùng Vƣơng, Phú Thọ.

14.Nguyễn Quang Uẩn (2009), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN CỦA HỌC SINH

Lớp:... Giới tính:...

( Để nâng cao kết quả học tập môn Toán nói riêng và kết quả học tập nói chung, mong các em học sinh vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau. ( Bằng cách khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng với ý kiến của em nhất)):

Câu 1. Em có thƣờng xuyên đƣợc học môn Toán với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin:

A. Rất thƣờng xuyên B. Thƣờng xuyên C. Thi thoảng mới có D. Không bao giờ

Câu 2. Em thấy không khí lớp học nhƣ thế nào khi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học?

A. Không khí lớp học sôi nổi B. Không khí lớp học thoải mái C. Không khí lớp học buồn chán D. Ý kiến khác

Câu 3. Em cảm thấy nhƣ thế nào với việc giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học?

A. Rất hứng thú B. Hứng thú C. Bình thƣờng D. Không hứng thú

Câu 4. Em cảm thấy hứng thú với những loại hình học tập nào sau đây:

( Có thể chọn nhiều ý kiến)

A. Học với phim hoạt hình B. Học với âm nhạc

C. Học với hình ảnh trực quan D. Chỉ sử dụng sách giáo khoa E. Học với bài giảng điện tử F. Trò chơi học tập

Câu 5. Mức độ tiếp thu bài học của em khi đƣợc học Toán với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin:

A. Tiếp thu bài học nhanh

B. Tiếp thu đƣợc một phần nội dung bài học C. Khó tiếp thu bài học

D. Không thể tiếp thu bài học

PHỤ LỤC 2

PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN

Họ và tên giáo viên:

( Để nâng cao kết quả học tập môn Toán nói riêng và kết quả học tập nói chung, kính mong các thầy, cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau. ( Bằng cách khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng với ý kiến của thầy, cô nhất)):

Câu 1. Quan điểm của thầy, cô về việc sử dụng các học liệu điện tử trong dạy học môn Toán:

A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Bình thƣờng D. Không cần thiết

Câu 2. Mức độ sử dụng các phần mềm dạy học của thầy, cô trong dạy học môn Toán:

A. Luôn luôn sử dụng B. Sử dụng nhiều

C. Sử dụng không thƣờng xuyên D. Chƣa từng sử dụng

Câu 3. Theo thầy, cô, mức độ ứng thú của học sinh nhƣ thế nào với việc giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học?

F. Hứng thú G. Bình thƣờng H. Không hứng thú

Câu 4. Cảm nhận của thầy, cô về không khí lớp học khi giáo viên dạy học Toán với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin:

A. Không khí lớp học sôi nổi B. Không khí lớp học thoải mái C. Không khí lớp học buồn chán D. Ý kiến khác

Câu 5. Theo ý kiến của thầy, cô, mức độ tiếp thu bài học của học sinh khi giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán:

A. Học sinh tiếp thu bài nhanh

B. Học sinh tiếp thu một phần nội dung bài học C. Học sinh tiếp thu bài kém

D. Học sinh không thể tiếp thu

Một phần của tài liệu Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ học tập chủ đề (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)