7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
1.2. Khảo sát thực trạng
1.2.7. Nhận định khảo sát
Thông qua quá trình điều tra thực trạng, tôi nhận thấy đa số GV có những hiểu biết cơ bản về vai trò, tầm quan trọng của DHTH. Tuy nhiên việc vận dụng dạy tích hợp trong môn Toán nói chung và việc vận dụng DHTH trong dạy học chƣơng Thống kê nói riêng ở trƣờng THCS còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế nhƣ:
- Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học chƣa thƣờng xuyên và đồng bộ. Đa số GV (80%) sử dụng phƣơng pháp truyền thống là thuyết trình giảng giải khi dạy học chƣơng Thống kê nói riêng. Chỉ có số ít (20%) là có đổi mới phƣơng pháp dạy học tức là có vận dụng một phƣơng pháp dạy học tích cực nào đó.
39
- Việc tích hợp kiến thức vào thực tiễn cuộc sống đƣợc các thầy cô sử dụng không thƣờng xuyên (80%), thậm chí là không sử dụng, chỉ có 10% giáo viên là có sử dụng thƣờng xuyên mặc dù hầu hết giáo viên đều cho rằng kiến thức toán học nói chung và kiến thức chƣơng Thống kê liên hệ với thực tiễn cuộc sống rất nhiều.
- Việc dạy học tích hợp trong môn Toán nói chung chƣa tiến hành thƣờng xuyên và đồng bộ.
- Việc vận dụng DHTH (nhƣ tích hợp nội môn, liên môn, gắn với thực tiễn… ) trong môn toán nói chung còn thấp còn riêng trong dạy học chƣơng Thống kê gần nhƣ không có mặc dù đa số giáo viên (80%) cho rằng nội dung chƣơng này có cơ hội để dạy học tích hợp.
- Việc dạy và học chƣơng Thống kê chƣa thực sự đƣợc coi trọng nên hiệu quả mang lại chƣa cao, đa số học sinh (65%) đƣợc hỏi không thích giờ học toán chủ đề Thống kê vì cảm thấy giờ học còn khô khan, tẻ nhạt và hầu hết số học sinh cho rằng chƣơng Thống kê không có hoặc có ít ứng dụng trong thực tiễn đời sống và các môn học khác.
* Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan:
+ Giáo viên:
- Còn có nhiều bỡ ngỡ trong việc xây dựng và tổ chức dạy học một chủ đề tích hợp.
- Không tự tin về sự hiểu biết về nội dung và phƣơng pháp của các môn học liên quan.
- Tâm lý lối mòn ngại thay đổi phƣơng pháp, chủ yếu dành phần lớn thời gian các giờ học để dạy kiến thức trọng tâm phục vụ cho kiểm tra, thi cử mà chƣa thực sự chú trọng đến dạy học liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
+ Học sinh: Trình độ HS không đồng đều và hầu hết các em có tâm lý học để thi nên các em cho rằng nội dung của chƣơng Thống kê này không thật sự cần thiết vì nó thƣờng không phải là kiến thức thi vào lớp 10 THPT và nó bị rời rạc tách
40
biệt với các kiến thức khác và gần nhƣ các em chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc học Thống kê và việc ứng dụng nó vào thực tiễn đời sống.
Nguyên nhân khách quan:
- Trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động giảng dạy của nhà trƣờng, của tổ chuyên môn chƣa có qui định chặt chẽ về số lƣợng, bài học, mục tiêu cho dạy học tích hợp trong môn Toán nói chung dẫn đến việc thực hiện không đồng đều, tùy thuộc vào ý muốn và trình độ của GV.
- Giáo viên có nhiều tiết học trong 1 ngày và trong 1 tuần, ngoài ra còn việc chấm bài và công tác chuyên môn khác khiến giáo viên không có thời gian đầu tƣ xây dựng 1 bài dạy tích hợp.
- Ngoài ra còn có những khó khăn về cơ sở vật chất nhƣ phòng học nhỏ, sĩ số lớp học đông …
Kết luận chƣơng 1
Chƣơng này tôi đã trình bày về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học chủ đề Thống kê ở trƣờng THCS. Kết hợp với toàn bộ cơ sở lí luận và thực tiễn, cùng với việc nghiên cứu nội dung chủ đề Thông kê, tôi nhận thấy có thể vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học chủ đề Thống kê ở trƣờng THCS. Vấn đề này sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 2.
41
CHƢƠNG 2. VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THỐNG KÊ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ