7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
2.2. Một số biện pháp
2.2.3. Biện pháp 3: Dạy học Thống kê trong chủ đề tích hợp liên môn
2.2.3.1. Mục đích
Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cƣờng yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phƣơng pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngƣợc lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hƣớng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học nhƣ: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trƣờng, an toàn giao thông... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho HS vận dụng đƣợc tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc HS phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tƣợng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ: Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy phát điện; kiến thức Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và Giáo dục Công dân trong giáo dục đạo đức, lối sống… Các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với HS, có ƣu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn, HS đƣợc tăng cƣờng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của HS đƣợc hình thành và phát triển. Ngoài ra, dạy
64
học các chủ đề tích hợp liên môn giúp cho HS không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có đƣợc sự hiểu biết tổng quát cũng nhƣ khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
2.2.3.2. Cách thực hiện
Dạy học tích hợp liên môn là phƣơng pháp giảng dạy đƣợc nhiều nƣớc tiên tiến áp dụng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông, giúp HS phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, hiện một số giáo viên vẫn lúng túng khi áp dụng phƣơng pháp này, đặc biệt trong việc thiết kế bài học tích hợp liên môn. Tôi xin trình bày cách thức để xây dựng và tổ chức dạy học CĐTH nói chung nhƣ sau:
* Quy trình xây dựng nội dung các chủ đề tích hợp liên môn gồm: Bước 1: Nghiên cứu lí luận về dạy học tích hợp.
Bước 2: Phân tích chƣơng trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau có gắn kết chặt chẽ tự nhiên với nhau trong các môn học của chƣơng trình hiện hành; những nội dung liên quan đến vấn đề thời sự của địa phƣơng, đất nƣớc và có thể là những vấn đề nóng đang đƣợc quan tâm của toàn cầu để xây dựng chủ đề/bài học tích hợp.
Bước 3: Xác định chủ đề tích hợp, bao gồm tên bài học và lĩnh vực thuộc môn học nào, đóng góp của các môn đó vào bài học. Khi chọn chủ đề tổ chức tích hợp, giáo viên cần dựa trên một số tiêu chí, nhƣ tính phát sinh, tính có ý nghĩa, sự xác đáng và sự gắn kết. Dự kiến thời gian cho chủ đề tích hợp.
Bước 4: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: kiến thức, kĩ
năng, thái độ, định hƣớng năng lực hình thành và phát triển cho HS.
Bước 5: Xây dựng các nội dung chính trong bài học tích hợp.
Bước 6: Xây dựng bộ câu hỏi định hƣớng và các hƣớng dẫn về nguồn tài
liệu bổ trợ, các phƣơng tiện kĩ thuật cho HS thực hiện nội dung các chủ đề tích hợp. Xác định câu hỏi cốt lõi và các câu hỏi gợi mở. Câu hỏi cốt lõi là trung tâm của việc thiết kế chủ đề tích hợp, liên môn, thúc đẩy việc hiểu tất cả các lĩnh vực môn học tham gia vào chủ đề tích hợp.
65
Bước 7: Bƣớc cuối cùng là đánh giá bài học tích hợp. Để thực hiện bƣớc
này, giáo viên cần xem xét các nội dung câu hỏi liên quan đến sự tham gia của học sinh; câu hỏi cốt lõi và câu hỏi gợi mở; các bài học và hoạt động xung quanh các quá trình và nội dung.... Xây dựng các tiêu chí đánh giá nội dung các chủ đề tích hợp đã xây dựng và tính hiệu quả của chúng trong việc hình thành và phát triển năng lực cho HS trong dạy học. Từ đó đề xuất các cải tiến cho phù hợp với thực tế.
* Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn: Trên cơ sở nội dung các chủ đề tích hợp liên môn đã xây dựng, GV tiến hành tổ chức dạy học theo qui trình gồm 3 bƣớc:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề: Sử dụng nội dung chủ đề đã
xây dựng, kết hợp với một số phƣơng pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực của HS.
Bước 2: Thiết kế tiến trình dạy học: Bao gồm các bƣớc để thực hiện kế hoạch dạy học.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch dạy học các chủ đề theo các tiến trình đã thiết kế.
2.2.3.3. Ví dụ minh họa
a) Tích hợp môn toán lớp 7 nội dung: Chƣơng III- Thống kê với các môn học: Giáo dục công dân, địa lí, công nghệ… trong các chủ đề tích hợp liên môn.
b) Mục tiêu:
* Môn Toán:
+ Kiến thức: Học sinh đƣợc ôn tập, hệ thống lại toàn bộ các kiến thức của chƣơng III- Thống kê: Dấu hiệu; tần số; số trung bình cộng; mốt; biểu đồ.
+ Kĩ năng: giải các dạng toán của chƣơng: Tìm dấu hiệu, lập bảng tần số, tính số trung bình cộng, tìm mốt; vẽ biểu đồ.
- Rèn kĩ năng giải một bài toán hoàn chỉnh, thảo luận nhóm, liên hệ kiến thức các môn học và thực tế…
66
+ Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học, hình thành tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập, có ý thức tìm hiểu, sƣu tầm thông tin kiến thức từ các môn học và thực tế.
+ Năng lực hƣớng đến: - Năng lực tự học.
- Năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề. - Năng lực phân tích, tổng hợp, suy luận.
- Năng lực tính toán. - Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ và phƣơng tiện học toán….
* Các môn được tích hợp
Môn giáo dục công dân
+ Kiến thức: Củng cố, khắc sâu mở rộng một số nội dung kiến thức nhƣ: An toàn giao thông (Giáo dục công dân 6- Tiết 23+24); Tiêu chuẩn của gia đình văn hóa trong đó có nội dung kế hoạch hóa gia đình (Giáo dục công dân 7- Bài 9: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nƣớc)….
+ Kĩ năng: Liên hệ, nắm bắt thông tin qua biểu đồ, hình ảnh từ đó hình thành khả năng vận động, tuyên truyền với cộng đồng…
+ Thái độ: Nghiêm túc, say mê, ham hiểu biết, có ý thức chấp hành luật an toàn giao thông; kế hoạch hóa gia đình; vận động gia đình, cộng đồng cùng tham gia…
Môn địa lí
+ Kiến thức: Củng cố, khắc sâu mở rộng một số nội dung kiến thức môn địa lí nhƣ: Sự phân bố của các dân tộc thiểu số, tình hình địa lí kinh tế, khí hậu, đất đai của các vùng miền trên đất nƣớc
+ Kĩ năng: Liên hệ, nắm bắt thông tin qua biểu đồ, hình ảnh.
+ Thái độ: Nghiêm túc, say mê, ham hiểu biết, có ý thức cộng đồng, yêu văn hóa, bản sắc của dân tộc.
67
Môn Công nghệ
+ Kiến thức: Củng cố, khắc sâu mở rộng một số nội dung kiến thức môn Công nghệ nhƣ (Công nghệ lớp 7- Tiết 20: Vai trò của rừng và nhiệm vụ trồng rừng).
+ Kĩ năng: Liên hệ, nắm bắt thông tin qua biểu đồ, hình ảnh.
+ Thái độ: Nghiêm túc, say mê, ham hiểu biết, có ý thức bảo vệ rừng, trồng rừng, vận động cộng đồng, gia đình cùng tham gia.
c, Một số tình huống tích hợp
* Tình huống có tích hợp môn giáo dục công dân (Lớp 6- Tiết 23-24)
Mục tiêu: HS khắc sâu định nghĩa dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, biết đọc số liệu và lập bảng tần số, biết tìm mốt và tính số trung bình cộng.
HS biết rút ra nhận xét, có thêm những hiểu biết về an toàn giao thông. Cách tiến hành:
Hoạt động của GV Hoạt động của GV
Gv: Đƣa bài toán lên máy chiếu
Bài toán 3.1: Bình quân số người chết do tai nạn giao thông trên 100 000 dân (số liệu làm tròn) tại cùng một thời điểm của 20 quốc gia trên thế giới được thống kê trong bảng sau:
STT Quốc gia Ngƣời
1 Singapo 4
2 Na Uy 5
3 Hà Lan 5
4 Thụy Điển 5 5 Vƣơng quốc Anh 6 6 Nhật bản 6
7 Thụy Sỹ 6
8 Đan Mạch 6
Học sinh thảo luận nhóm
(làm trên bảng phụ)
- Đại diện các nhóm thay mặt nhóm trả lời.
Giải
a) Dấu hiệu : Bình quân số ngƣời chết do tai nạn giao thông trên 100 000 dân tại cùng một thời điểm của 20 quốc gia. - Số các giá trị khác nhau là 8.
b) Bảng tần số :
Giá trị (x) Tần số (n)
4 1
68 9 Đức 7 10 Phần Lan 7 11 Úc 7 12 Pháp 9 13 Áo 9 14 Canada 9 15 Ý 10
16 Tây Ban Nha 10
17 Bỉ 10
18 Bồ Đào Nha 12 19 Hàn Quốc 12 20 Việt Nam 15 (nguồn: Internet) a) Dấu hiệu trong bài toán trên là gì?
Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu?
b) Lập bảng “Tần số”, tính số trung bình cộng, tìm mốt của dấu hiệu.
- GV : Qua bài toán trên em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông ở nƣớc ta so với các nƣớc trên thế giới ? - GV : Bằng sự liên hệ với kiến thức môn
giáo dục công dân lớp 6, em hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ?
6 4 7 3 9 3 10 3 12 2 15 1 N= 20 +) Trung bình cộng: 8 + Mốt : M0=6
- Việt Nam là một trong những nƣớc có tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông cao trên thế giới. HS thảo luận nhóm
+ Do ý thức chấp hành luật an toàn giao thông chƣa tốt: không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, phóng nhanh vƣợt ẩu,...
+ Phƣơng tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. + Dân số tăng nhanh.
+ Sự quản lí của nhà nƣớc về giao thông còn có những hạn
69
- GV : Em hãy nêu 1 số hậu quả của tai nạn giao thông ?
- GV : Em cần làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông ?
GV : Tai nạn giao thông đã và đang là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội như: Nhiều gia đình đã mất đi người thân, nhiều người thành tàn phế... là một trong những thảm họa lớn nhất đe dọa đến tính mạng và sức khỏe con người…. Chính vì vậy mỗi người tham gia giao thông phải nâng cao ý thức, chấp hành tốt luật an toàn giao thông.
chế.
HS trả lời :
+Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản.
+ Cản trở lƣu thông...
HS trả lời : Đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đƣờng, chấp hành tín hiệu đèn, không dàn hàng ngang trên đƣờng...
GV chiếu lên máy chiếu một số hình ảnh về nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông
70
(nguồn: Internet) * Tình huống có tích hợp môn địa lí (phần dân số Việt Nam- Bài 2- Địa lí 9)
Bài toán 3.2: Thống kê dân số Việt Nam những năm gần đây (đơn vị: triệu ngƣời) ngƣời ta ghi lại trong bảng sau:
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Dân số 86,02 86,93 87,84 90,45 91,5
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Dân số 92,54 93,57 94,57 95,54 96,96
71
a) Vẽ biểu đồ hình cột minh họa tình hình dân số ứng với bảng số liệu trên. b) Qua biểu đồ, em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số của nƣớc ta trong những năm gần đây?
Mục tiêu:
- Học sinh biết đọc bảng số liệu và biết vẽ biểu đồ. - Biết quan sát biểu đồ và đƣa ra nhận xét.
Mở rộng: Em hãy nêu những tác động của sự gia tăng dân số đến môi trƣờng sống và các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cách tiến hành:
GV nêu lên vấn đề, HS thảo luận nhóm (4-6 HS) và làm bài trên bảng nhóm. GV: Đánh giá dựa trên kết quả thể hiện trên bảng nhóm và thái độ làm việc của các nhóm.
Biểu đồ:
* Tình huống có tích hợp nội dung Địa lí lớp 5 và môn giáo dục công dân lớp 8 (Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác).
Bài toán 3.3: Thống kê về sự phân bố các dân tộc thiểu số sinh sống trên các xã của huyện Tân Sơn- Phú Thọ (nơi có vƣờn quốc gia Xuân Sơn) ngƣời ta ghi lại trong bảng sau: 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 2009 2011 2013 2015 2017 dấn số ( triệu người)
72 Dân tộc Số xã sinh sống Mƣờng 14 La chí 2 Nùng 2 Dao 5 Thái 5 Mông 8 (nguồn: Internet)
a) Nêu dấu hiệu, lập bảng tần số, vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sự phân bố của các dân tộc này trên các xã của huyện.
b) Dân tộc nào sinh sống trên nhiều xã nhất? dân tộc nào sinh sống trên ít xa nhất?
+ Mục tiêu:
- Học sinh biết chỉ ra dấu hiệu (nội dung đƣợc điều tra), biết đọc bảng số liệu và biết vẽ biểu đồ.
- Biết quan sát biểu đồ và đƣa ra nhận xét.
+ Mở rộng: Học sinh sẽ có những hiểu biết thêm về trang phục, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên.
+ Cách tiến hành:
GV nêu lên vấn đề, HS thảo luận nhóm (4-6 HS) và làm bài trên bảng nhóm. GV: Đánh giá dựa trên kết quả thể hiện trên bảng nhóm và thái độ làm việc của các nhóm.
73
(nguồn: Internet)
* Tình huống có tích hợp môn Công nghệ (Công nghệ 7).
Bài toán 3.4: Biểu đồ sau biểu diễn diện tích rừng nước ta bị phá, được thống kê theo từng năm, từ năm 2001 đến 2010:
2001 2003 2005 2007 2009
74
Quan sát biểu đồ em có nhận xét gì về diện tích rừng bị phá trong 10 năm qua?
+ Mục tiêu:
- Học sinh biết quan sát biểu đồ và đƣa ra nhận xét.
+ Mở rộng: Học sinh sẽ đƣợc tìm hiểu, trao đổi những nội dung liên quan đến vai trò của rừng và trách nhiệm bảo vệ rừng.
+ Cách tiến hành:
+ GV: Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tƣơng tác giữa sinh vật với môi trƣờng.
- Bằng liên hệ với môn công nghệ, em hãy cho biết rừng có vai trò nhƣ thế nào đối với chúng ta?
- Theo em rừng bị tàn phá dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gì?
- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng- bảo vệ môi trƣờng sống của chúng ta?
+ HS thảo luận nhóm (4-6 HS) và trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề trên bảng nhóm.
+ GV: Đánh giá dựa trên kết quả thể hiện trên bảng nhóm và thái độ làm việc của