Nội dung thử nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Khai thác phần mềm cabri 2d hỗ trợ dạy học các tình huống điển hình trong hình học 9 (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 3 :THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Nội dung thử nghiệm sư phạm

3.3.1. Tiến hành thử nghiệm

+ Trước khi tiến hành dạy thử nghiệm, tôi kiểm tra đầu vào lớp thử nghiệm và các lớp đối chứng.

+ Tiến hành giảng dạy theo các phương án thử nghiệm đã được thiết kế ở các lớp thử nghiệm và giảng dạy.

3.3.2. Kiểm tra đánh giá kết quả thử nghiệm

Sau khi thử nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra học sinh ở cả hai lớp thử nghiệm và đối chứng. Các lớp này có cùng đề kiểm tra và thực hiện trong một thời gian như nhau. Mục đích của kiểm tra là để đánh giá kết quả nhận thức của HS ở cả lớp thử nghiệm và đối chứng.

3.3.3. Xử lý kết quả thử nghiệm

Sau khi thu được số liệu, tôi tiến hành bằng phương pháp khác nhau.

- Về mặt định lượng (kiến thức- kỹ năng của học sinh):

85 + Loại giỏi: Bài làm đạt từ 9,0 – 10 điểm.

+ Loại khá: Bài làm đạt từ 7,0 – 8,9 điểm. + Loại trung bình: Bài làm đạt từ 5,0- 6,9 điểm. + Loại yếu: Bài làm đạt 1,0- 4,9 điểm.

- Về mặt định tính: (Đánh giá về mặt thái độ, hứng thú học tập của học sinh)

Chúng tôi đánh giá qua việc quan sát, dự giờ, qua trao đổi, phỏng vấn các đối tượng thử nghiệm. Đánh giá về mặt định tính được xác định theo các chỉ tiêu và mức độ hoạt động của HS, hứng thú, sự chú ý của các em trong giờ học.

+ Mức độ tích cực, hứng thú: Chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến, tích cực và tự giác thực hiện các hoạt động của học sinh.

+ Mức độ bình thường: Chú ý nghe giảng, phát biểu khi được yêu cầu, thực hiện các hoạt động khi giáo viên yêu cầu.

+ Mức độ khơng tích cực: Khơng chú ý nghe giảng, khơng có ý thức tham gia xây dựng bài, không thực hiện các hoạt động khi giáo viên yêu cầu.

Phân tích kết quả thực nghiệm: a) Kết quả trước khi thực nghiệm

Lớp

Số bài KT

Điểm

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Thử

nghiệm 40 12 30 16 40 8 20 4 10

Đối chứng

43 11 25,58 17 39,53 9 20,93 6 13,96

86 30 40 20 10 25.58 39.53 20.93 13.96 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Lớp thử nghiệm Lớp đối chứng

Từ bảng số liệu, biểu đồ trên cho thấy, trước khi thực nghiệm, học sinh của cả hai lớp thử nghiệm và đối chứng chỉ đạt ở mức trung bình khá. Số học sinh khá giỏi ở hai lớp là tương đương nhau. Số học sinh trung bình yếu cũng khơng chênh lệch nhau nhiều.

Một số học sinh yếu kém nhìn chung chưa nắm vững cách giải bài tập, kỹ năng vận dụng các kiến thức hình học vào giải bài tập. Khả năng vận dụng công thức, liên kết với những kiến thức đã học còn yếu.

Nguyên nhân:

- Hổng kiến thức hình học cịn nhiều.

- Khơng nắm vững các bước giải, thuật tốn khi giải các bài tốn hình học. - Chưa phát huy được tính tích cực trong học tập.

b) Kết quả sau khi thực nghiệm

Lớp

Số bài KT

Điểm

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

Thử

nghiệm 40 14 35 18 45 6 15 2 5

Đối

chứng 43 10 23,25 16 37,21 11 25,58 6 13,96

87 35 45 15 5 23.25 37.21 25.58 13.96 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Lớp thử nghiệm Lớp đối chứng

Qua bảng số liệu và biểu đồ 2 cho thấy, sau thời gian thử nghiệm, kết quả đánh giá về nhận thức, kỹ năng của học sinh lớp thử nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng.

Điều này đã bước đầu khẳng định vai trị của ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học các chủ đề kiến thức Hình học lớp 9. Ngồi ra, tại lớp thử nghiệm học sinh tích cực và hứng thú hơn với những chủ đề mà chúng tôi đưa ra.

Một phần của tài liệu Khai thác phần mềm cabri 2d hỗ trợ dạy học các tình huống điển hình trong hình học 9 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)