1.3.1 .Năng lực tư duy logic
1.3.2. Biểu hiện của năng lực tư duy logic trong dạy học phương trình, hệ
phương trình ở THPT.
Trong tư duy toán học thì tư duy logic có vai trò trọng tâm. Từ các quan điểm của các tác giả về tư duy logic và của các nhà nghiên cứu khác, kết hợp với tình hình bồi dưỡng tư duy logic ở các trường THPT, luận văn đề xuất quan điểm:
Tư duy logic trong dạy học môn toán phần phương trình, hệ phương trình được đặc trưng chủ yếu bởi các năng lực sau:
+ Năng lực sử dụng một số yếu tố logic cần thiết trong suy luận và chứng minh toán học để rút ra kết luận trực tiếp từ những tiền đề.
+ Năng lực phân loại các trường hợp riêng và kết hợp để rút ra kết luận từ việc kiểm tra đầy đủ các trường hợp riêng của một sự kiện toán học.
+ Năng lực khái quát hóa, đặc biệt hóa, cùng với các hoạt động trí tuệ liên quan trong việc giải toán.
Trong toàn bộ quá trình dạy học toán, ở các bước lên lớp từ khâu hình thành kiến thức mới cho đến khâu luyện tập, củng cố và nâng cao GV đều phải chú ý rèn luyện cho HS các phép suy luận toán học như phép suy diễn, suy luận có lý, phép quy nạp, phép đảo ngược, phép tương tự. Đối với việc giải quyết các bài tập toán, GVcần khuyến khíchHS sử dụng các ký hiệu toán học, các thuật ngữ, cách suy luận để tìm ra cái chưa biết từ những cái đã biếtđặc biệt là rèn luyện cho các HSbiết cácthủ thuật và phương pháp để giải các bài toán, phương pháp để suy luận,...Đó là một quá trình lâu dài, không thể đạt được trong chốc lát, vì vậy để học sinh có thể thi công được các công trình của mình, giáo viên phải vững về kiến thức, khéo léo về phương pháp, khoa học trong cách tổ chức.