Các tham số thống kê của bài kiểm tra

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho học sinh thông qua dạy học tình huống chương“phương trình, hệ phương trình” đại số 10 trung học phổ thông (Trang 85)

Tham số Nhóm X S2 S V m Đối chứng 5.53 2.40 1.55 28.03 0.039 Thực nghiệm 6.48 2.39 1.55 23.92 0.037 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN

3.4.4. Kết quả đánh giá chung

3.4.4.1. Nhận xét

- Điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC. - Hệ số biến thiên ở lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC.

- Độ phân tán V của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC, điều này chứng tỏ năng lực tư duy logic, khả năng lĩnh hội kiến thức và vận dụng ở lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC.

- Từ các nhận xét trên tác giả nhận thấy kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Nhưng kết quả trên có thể là ngẫu nhiên mà có. Bởi vậy, để có độ tin cậy cao hơn tác giả cần phải kiểm định thống kê.

3.4.4.2 Kiểm định độ tin cậy của các kết quả thực nghiệm

Giả thuyết Ho :XTNXĐC :giả thuyết thống kê (Hai phương pháp dạy học cho kết quả ngẫu nhiên không thực chất)

Giả thuyết H1 : XTNXĐCGiả thuyết thống kê (Phương pháp dạy học tình huống đạt hiệu quả cao hơn phương pháp dạy học thông thường)

Chọn mức ý nghĩa  0.05. Ta sử dụng đại lượng ngẫu nhiên tđể kiểm

định giả thuyết H1 với

2 2 TN C TN N Đ ĐC Đ C T X X t S S N N    .

Giả thuyết H0 bị bác bỏ nếu

2 2 ( ) TN C TN C T Đ Đ Đ N C X X t u S S N N      .

Với  0.05 ta có ( ( ))u = 1-= 0.95 = 95% => u(0.05)= 1.65 (u() được tra ở bảng N(0; 1) sao cho( ( ))u = 1- )

Với XTN 6.48; XĐC 5.53; S2

TN 2.39; S2

ĐC 2.40; NTN= 42; NĐC= 40 Ta có t 2.78. Vậy t> u()

Vậy với mức ý nghĩa  0.05 độ tin cậy là 95%, giả thuyết H0 bị bác bỏ nên giả thuyết H1 là chấp nhận được. Do đó: XTNXĐC là đúng thực chất của HS, không phải do ngẫu nhiên. Tức là PPDH tình huống thực sự có hiệu quả.

+)XTNXĐC và đại lượng kiểm định t>u() chứng tỏ phương pháp này có hiệu quả.

+) Hệ số V của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC chứng tỏ độ phân tán về điểm số so với điểm trung bình của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC. Điều này phản ánh thực tế ở lớp TN hầu hết học sinh học tích cực và có kết quả cao hơn khi tiến hành kiểm tra.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

- Việc sử dụng tình huống dạy học đã đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình dạy học, nó được thể hiện thông qua sự tập trung suy nghĩ, tranh luận sôi nổi và phát biểu một cách hăng say của học sinh, thực sự đã góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho HS.

- Kết quả thu nhận được sauquá trình thực nghiệm sư phạm đã xác nhận tính đúng đắn và khả thi của giả thuyết khoa học trong đề tài. Tuy nhiên để đạt được kết quả cao trong việc sử dụng các tình huống dạy học đòi hỏi sự vững vàng kiến thức khoa học và kỹ năng sư phạm của GV. Do đó, GV phải không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, tận tâm, tận lực, có quyết tâm cao trong việc thực hiện.

- Để đổi mới phương pháp dạy học là một bước đột phá thực sự có hiệu quả thì ở các trường trung học phổ thông hiện nay không chỉ chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức mà còn phải bồi dưỡng kĩ năng thực hành, khả năng tư duy, tạo điều kiện để HS phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo từ đó có khả năng nhận biết và giải quyết các tình huống diễn ra trong học tập cũng như những tình huống thực tiễn trong cuộc sống.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi thu được kết quả sau:

1. Đã nghiên cứu, tổng hợp được một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến dạy học tình huống và bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho HS, đặc biệt là một số công trình nghiên cứu vận dụng PPDH tình huống trong dạy học môn Toán nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho HS. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế một tình huống dạy học trong dạy học môn Toán.

2. Vận dụng lí luận về PPDH tình huống và bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho HS, chúng tôi đã xây dựng một số tình huống dạy học điển hình trong chương "Phương trình, hệ phương trình "Đại số 10 THPT nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho học sinh THPT. Trong các tình huống, luận văn đã đưa ra một số bài tập làm ví dụ nhằm góp phần nâng cao năng lực giải toán cho HS, giúp các em có PP giải toán một cách chặt chẽ và mạch lạc hơn.

3. Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Thanh Ba, tuy chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn nhưng kết quả thực nghiệm sư phạm đã bước đầu làm sáng tỏ tính khả thi, tính hiệu quả của việc vận dụng PPDH tình huống trong dạy học chương "Phương trình, hệ phương trình" Đại số 10 THPT nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho HS.

Có thể khẳng định: Mục đích nghiên cứu đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học nêu ra là chấp nhận được.

4. Hướng phát triển của đề tài:

Đề tài có thể phát triển nghiên cứu mở rộng việc xây dựng tình huống dạy học ở nhiều chương khác nhau của chương trình Đại số 10 THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2002), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Giáo dục.

2. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Bài giảng, ĐH sư phạm TP. HCM.

3. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục,

NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông.

5. Danilop và Xcatkin (1980), Lý luận dạy học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 6. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kĩ

thuật.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia.

8. Phạm Minh Hạc (Tổng chủ biên) (1981), Phương pháp luận khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

9. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1972),

Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Trần Văn Hạo (tổng chủ biên), Vũ Tuấn (chủ biên), Doãn Minh Cường, Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Tài (2006), Đại số 10, NXB giáo dục.

11. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng

dạy môn Giáo dục học tại trường Đại học Ngoại ngữ, Bài giảng, ĐHQG Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Lam ( 2003), Giảng dạy theo phương pháp tình huống, Bài giảng, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại FETP.

13. I.Ia.Lecne (1977), Dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục.

14. J. Piaget (2000), Tâmlý học và giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Trần Kiều (1995), "Một vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông ở nước ta", Thông tin Khoa học giáo dục, (48), tr. 6 – 13.

16. Nguyễn Bá Kim (2014), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học sư phạm. 17. Nguyễn Quang Lạc (1995), Lý luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông, Luận

văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Vinh.

18. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia.

20. Chu Cẩm Thơ (2015), Phát triển tư duy thông qua dạy học môn Toán ở trường phổ

thông, NXB Đại học Sư phạm.

21. Chu Trọng Thanh, Đào Tam (2006), Ảnh hưởng của lý thuyết phát sinh nhận thức đến bộ môn lý luận dạy học toán, Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt), tháng 4/2006.

22. Vũ Tuấn (Chủ biên), Doãn Minh Cường, Trần Văn Hạo, Đỗ Mạnh Hùng, Phạm Phu, Nguyễn Tiến Tài (2017), Bài tập Đại số 10, NXB Giáo dục.

23. Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (2005), tập 4, NXB Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam.

24. Nguyễn Thúy Vân, Nguyễn Anh Tuấn (2013), Logic học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Đàng Quang Vinh (2013), Rèn luyện tư duy logic cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học giải toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Vinh.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. VŨ QUỐC CHUNG

HỌC VIÊN CAO HỌC

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho học sinh thông qua dạy học tình huống chương“phương trình, hệ phương trình” đại số 10 trung học phổ thông (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)