3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm:
Chúng tôi tiến hành dạy học thực nghiệm các kiến thức đã thiết kế ở chương 2 nhằm mục đích:
- Đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học các nội dung đã thiết kế. Trên cơ sở đó sửa đổi bổ sung hoàn thiện tiến trình dạy học đã soạn thảo.
- So sánh và đối chiếu kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng để đánh giá sơ bộ hiệu quả của việc xây dựng tình huống dạy học trong việc bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho học sinh.
- Từ đó cho phép khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm:
Trong quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức dạy học tình huống chương "Phương trình, hệ phương trình" cho HS lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Với lớp TN: tác giả sử dụng các tình huống dạy học đã thiết kế nhằm bồi dưỡng năng lực tư duy logic cho học sinh.
Với lớp ĐC: tác giả sử dụng phương pháp dạy học truyền thống.
- Đối chiếu,so sánh kết quả học tập của HS và xử lí kết quả nhận được của lớp TN và lớp ĐC để đánh giá sơ bộ hiệu quả của quá trình dạy học.
3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm
3.2.1. Đối tượng: Tiến trình thực nghiệm sư phạm được diễn ra tại hai lớp 10A và
10H trường THPT Thanh Ba- Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ.
3.2.2. Phương pháp:
Chọn lớp 10A và 10H ban cơ bản trường THPT Thanh Ba làm lớp TN và lớp ĐC.
Để chọn đối tượng cho quá trình thực nghiệm tác giả đã tìm hiểu khả năng và kết quả học tập của các lớp mà tác giả dự định làm thực nghiệm thông qua các biện pháp sau:
- Thông qua kết quả thi tuyển đầu vào lớp 10 và kết quả khảo sát chất lượng đầu năm.
Kết quả tìm hiểu cho thấy
Lớp Sỹ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
ĐC 10H 40 2 12 23 3 0
TN 10A 42 2 13 23 4 0
3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành từ ngày 21/02/2018 đến ngày 15/3/2018.Tại trường THPT THPT Thanh Ba- Huyện Thanh Ba- Tỉnh Phú Thọ.
Nội dung giảng dạy ở hai lớp là như nhau và do tác giả trực tiếp giảng dạy theo phân phối chương trình và SGK Toán lớp 10 chương trình chuẩn.
- Đối với lớp thực nghiệm tác giả dùng giáo án với các tình huống đã xây dựng ở chương 2 để tiến hành giảng dạy.
- Đối với lớp đối chứng tác giả giảng dạy theo tiến trình do Bộ giáo dục quy định.
- Học sinh hai lớp sẽ làm bài kiểm tra theo phân phối chương trình. - Tác giả thu thập và xử lý số liệu rút ra các kết luận cần thiết.
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Chất lượng và hiệu quả của quá trình thực nghiệm sư phạm được đánh giá dựa vào kết quả bài kiểm tra (về kiến thức và phương pháp).
- Đánh giá thái độ học tập của học sinh thông qua: + Không khí của lớp học: sôi nổi, hào hứng hay trầm.
+ Số học sinh phát biểu ý kiến, tham gia bài học.
+ Số học sinh có thể hoàn thành yêu cầu do GV đưa ra, số HS đưa ra ý kiến của bản thân.
3.4.2. Kết quả định tính
Chúng tôi dựa trên việc quan sát những biểu hiện tích cực của học sinh trong giờ học Toán, kết quả điều tra định tính về các biểu hiện của hứng thú học tập, tiếp nhận nhiệm vụ học tập, chủ động sáng tạo, khả năng tư duy độc lập của học sinh:
- Không khí lớp học:
- Lớp TN: Học sinh sôi nổi, hào hứng; lớp ĐC: Học sinh trầm, thiếu tích cực. - Số lượng học sinh nhận thức được yêu cầu cần giải quyết:
Lớp TN: 21; lớp ĐC: 10
- Số học sinh tham gia vào các nhiệm vụ học tập: Lớp TN: 32; Lớp ĐC: 17
- Số học sinh nắm được các thông tin và phân tích các hiện tượng xảy ra trong tình huống học tập:
Lớp TN: 26; lớp ĐC: 15
- Số học sinh rút ra được kiến thức cần lĩnh hội: Lớp TN: 30; lớp ĐC:10
- Số học sinh vận dụng được kiến thức để giải bài tập: Lớp TN: 35; Lớp ĐC:13
- Số học sinh có thể vận dụng kiến thức vào giải thích các tình huống trong thực tế:
Lớp TN: 22: Lớp ĐC: 9
* Từ việc theo dõi quá trình học tập của HS trong các giờ học cộng với kết quả các bài kiểm tra tác giả nhận thấy:
+ Đối với lớp thực nghiệm các em chủ động, tích cực tham gia vào giờ học, hiểu vấn đề một cách sâu sắc. Mặt khác sau khi học xong phần này các em có khả năng giải quyết các tình hống học tập cao hơn lớp đối chứng. Học sinh lớp thực
nghiệm không những nắm vững kiến thức một cách sâu sắc mà các em còn biết giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức giải các bài tập liên quan và vào thực tế tốt hơn.
Thái độ học tập của HS lớp thực nghiệm cũng nghiêm túc hơn, các em thấy được ý nghĩa của môn học đối với cuộc sống thực tế, trong giờ học có nhiều ý tưởng sáng tạo, tư duy logic trong học tập của các em được nâng cao.
+ Đối với lớp đối chứng các em tiếp nhận tri thức một cách bị động theo tiến trình của SGK vì vậy tiết học không đem lại được hiệu quả cao như lớp thực nghiệm, khi làm bài tập một số em còn mang tính chất đối phó không tự giác, việc vận dụng các kiến thức vào các tình huống thực tiễn còn nhiều khó khăn.
3.4.3. Kết quả định lượng
Sau khi tổ chức kiểm tra ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành chấm, thu thập kết quả bài kiểm tra và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học. Kết quả thu được và các thông số được thống kê ở bảng gồm có:
- Bảng thống kê điểm số.
- Bảng thống kê % HS đạt điểm Xi
- Bảng thống kê % HS đạt điểm Xi trở xuống
- Tần suất:Pi Ni
N
Với Pi : tần suất (%)
Ni : số HS đạt điểm Xi N : số HS tham gia đánh giá
- Tần suất tích lũy: là số % HS đạt được điểm Xi trở xuống.
- Công thức tích lũy: P Ni N
Trong đó Ni: là tổng số HS đạt điểm Xi trở xuống
Ni: số học sinh tham gia đánh giá
+ Điểm trung bình: 10 1 . i Ni Xi X N + Phương sai: 10 2 2 1 ( ) i Ni Xi X S N + Độ lệch chuẩn: S S2 + Hệ số biến thiên: V S .100% X
+ Sai số tiêu chuẩn: m S
N
Với Xi là điểm số của HS; Ni là tần số tương ứng với điểm số Xi ; N là tổng số bài kiểm tra.