Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa Hình 2.3. Nâng hạ kính chỉ cho cửa trước
2.2.1. Nguyên lý hoạt động
Khi bật khóa điện ở vị trí ON, dòng qua Power window relay, cung cấp nguồn cho cụm công tắc điều khiển nơi người lái ( Power window master switch). - Nếu công tắc chính (Main switch) ở vị trí OFF thì người lái sẽ chủ động điều
khiển tất cả các cửa. Cửa sổ bên người lái:
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa
+ Bật công tắc sang vị trí DOWN (ấn công tắc xuống): lúc này (1) sẽ nối (11), (3) nối với 10-mass:
Có dòng điện đi từ (+) ác quy => cầu chì => chân (11)- chân (3) của cụm công tắc => chân (2) của mô tơ – chân (1) cửa mô tơ => chân (1) -chân (10) cửa cụm công tắc về mass => mô tơ sẽ quay khi kính hạ xuống.
Bật sang vị trí UP ( kéo công tắc lên): (1) nối (11) và (3) nối mass:
Có dòng từ (+) ác quy => rơ le => cầu chì => chấn (11)-chân 1 của cụm công tắc => chân (1) của mô tơ – chân (2) của mô tơ => chân (3) – chân (10) của cụm công tắc về mass => dòng qua mô tơ ngược ban đầu nên kính được nâng lên
Tương tự, người lái có thể điều khiển nâng hạ kính cho tất cả các cửa còn lại. - Khi công tắc được mở, người ngồi trong xe được phép sửa dụng khoảng thông
thoáng theo ý riêng ( trường hợp xe không mở hệ thống điều hoà, đường không ô nhiễm, không ồn...)
• Cửa sổ phía trước bên phải: Khi công tắc chính dược mở: (11) nối với (14)- (trong cụm công tắc chính) nối với (5)-(trong công tắc phía hành khách). + Khi bật công tắc sang vị trí DOWN (ấn công tắc xuống): chân (5) nối với chân (2) công tắc phía hành khách => lúc này xuất hiện dòng
(+) ac quy → rơ le –> cầu chì –> chân (11)-chân (14) của cụm công tắc chính
➔ chân (5)-chân (2) công tắc phía hành khách ➔ chân (1) của mô tơ- chân (2) của mô tơ ➔ chân (1)-chân (6) công tắc phía hành khách ➔ chân (7)-chân (10) của cụm công tắc chính ➔ mass ➔dẫn đến mô tơ quay theo chiều đưa kính hạ xuống.
+Khi bật công tắc sang vị trí UP (kéo công tắc lên): chân (5)-chân (1) công tắc phía hành khách ➔lúc này xuất hiện dòng:
(+) ac quy → rơ le –> cầu chì –> chân (11)-chân (14) của cụm công tắc chính
➔ chân (5)-chân (1) công tắc phía hành khách ➔ chân (2) của mô tơ- chân (1) của mô tơ ➔ chân (2)-chân (3) công tắc phía hành khách ➔ chân (8)-chân (10) của cụm công tắc chính ➔ mass ➔dòng điện lúc này ngược so với ban đầu dẫn đến mô tơ quay theo chiều đưa kính lên.
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa
2.3. Các bộ phận của hệ thống nâng hạ kính trên ô tô
2.3.1. Mô tơ nâng hạ kính
2.3.1.1. Cấu tạo
Mô tơ điều khiển cửa kính gồm các bộ phận chính sau: +Mô tơ Rô to
Stato Cổ góp
+Bộ truyền bánh răng : bộ truyền trục vít-bánh vít Các bộ phận được thể hiện trên hình vẽ sau:
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa
1 - Trục vít. 4 - Rôto. 7 - bánh răng dẫn động bộ nâng hạ kính. 2 - Vỏ. 5 - Stator. 8 - Bánh vít.
3 - Khớp nối. 6 - Phần nối. 9 - Ổ bi.
2.3.1.2. Nguyên lý hoạt động
Khi có dòng điện cấp vào mô tơ làm roto quay, thông qua bộ truyền trục vít chuyển động quay của mô tơ sẽ được chuyển đến bộ nâng hạ kính.
Mô tơ thay đổi chiều quay nhờ công tắc. Bộ truyền bánh răng truyền chuyển động quay của mô tơ tới bộ nâng hạ cửa kính.
Nguyên lý hoạt động của mô tơ được mô tả như hình dưới đây:
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa
2.3.2. Bộ nâng hạ kính
2.3.2.1. Cấu tạo
Hình 2.6. Bộ nâng hạ kính
Cửa kính được đỡ bằng đòn gắn trên tấm trượt (1) của bộ nâng hạ cửa kính. Tấm trượt (1)này được đỡ bằng dây cáp (4) và có thể di trượt trên thanh ray (2). Cửa sổ được đóng và mở nhờ sự dịch chuyển lên xuống của tấm trượt (1) trên ray (2).
2.3.2.2. Nguyên lý hoạt động của bộ nâng hạ
Khi đóng mở công tắc,cấp dòng điện cho mô tơ quay,qua bộ truyền bánh răng sẽ làm cho dây cáp (4) dịch chuyển,dẫn đến tấm trượt (1) sẽ dịch chuyển lên xuống trên thanh ray (2).Qua đó sẽ dẫn đến cửa kính sẽ được đóng mở.Như vậy bộ nâng hạ kính biến chuyển động quay của mô tơ điều khiển cửa kính chuyển thành chuyển động lên xuống của kính để đóng mở cửa sổ.
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa
2.3.3. Các công tắc
Hình 2.7. Vị trí các công tắc
Hình 2.8. Sơ đồ mạch nguyên lý của cụm công tắc chính
Đây là vị trí làm việc của công tắc, nghĩa là hai chân ra luôn được nối điện âm. Khi ta kéo công tắc lên hoặc đẩy xuống thì một trong hai chân sẽ được nối điện +,cấp dòng điện tới mô tơ nâng hạ kính.
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa
CHƯƠNG 3. HƯ HỎNG, BẢO DƯỠNG VÀO SỬA CHỮA
3.1. Hư hỏng về phần điện của hệ thống
3.1.1. Các triệu chứng và nguyên nhân hư hỏng
Nguyên nhân thứ nhất có thể do hệ thống điện bị trục trặc, các cuộn hút trong Rơ-le bị hỏng khiến động cơ không được cấp điện. Vì thế động cơ không thể hoạt động được. Đối với phần hư hỏng về điện nâng hạ kính xe corolla altis cũng như các xe khác cũng có một số hư hỏng chính mà các em đã tham khảo sau:
- Dây điện hoặc cầu trì: bị move hoặc đứt dẫn đến không điều khiển được trong việc nâng hạ kính và không có nguồn cấp cho Mô tơ, hoặc ngắn mạch mà chúng ta vẫn hay gọi là ngắn mạch hoặc hở mạch. Đối với xe dây điện của xe k không thể tránh được những hư hỏng do nhiều nguyên nhân. Do xe sử dụng lâu sẽ bị oxy hóa đây điện và các điểm tiếp xúc như các rắc cắm , cầu chì.
- Mô tơ hỏng: Không có âm thanh phát ra và cũng không có chuyển động gì khi bấm nút lên xuống kính. Lên xuống kính hoạt động nhiều cũng không tránh được việc hỏng hóc các cơ cấu bên trong Mô tơ xe đời mới ngày càng hiện đại Trong xưởng sửa chữa ô tô ta cũng rất khó để nghe nếu như không tháo hẳn mô tơ ra ngoài rồi thử nguồn vào mô tơ.
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa Hình 3.1. Sơ đồ mạch của hệ thống
3.1.2. Một số lỗi thường gặp
Mô tơ hỏng : Không có âm thanh phát ra và cũng không có chuyển động gì khi bấm
nút lên xuống kính.
Một trong những bánh răng bị mòn thậm chí gãy dưới sức nặng của cửa kính. Hoạt
động lên xuống thường xuyên cũng đẩy nhanh tình trạng xuống cấp của các bánh răng.
Một trong những dây cáp bị đứt hoặc bị kẹt trong trục xoắn. Thường trong trường
hợp này có 1 tiếng động nhỏ phát ra khi bấm nút lên xuống kính, mô tơ quay nhưng bị kẹt bởi dây cáp khiến cửa kính không lên hay xuống hẳn.
Về mặt kỹ thuật mà nói thì có thể phân ra làm 2 trường hơp : hoặc mô tơ hỏng
hoặc hệ thống cơ khí nâng/hạ bị hỏng. Trong trường hợp thứ 2, có thể tự sửa hệ thống cơ khí nhưng khả năng lớn là sẽ phải mua và thay toàn bộ hệ cơ khí mới (mô tơ thì không cần thay do vẫn hoạt động tốt).
Nhưng dù trường hợp nào đi nữa thì cũng không thể tránh khỏi việc tháo tapy cửa ô tô ra để xác định lỗi.
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa
3.1.3. Cách kiểm tra và sửa chữa tìm hiểu được
-Bước 1: Kiểm tra lại cầu trì: đây là công việc đầu tiên khi khiểm tra phần vì điện nâng hạ kính nói chung và phần điện nói riêng vì chi tiết này bị đứt rất nhiều khi sảy ra sự cố ta cần kiểm tra xem cánh cửa nào bị hỏng hệ thống điều chỉnh kính lên xuống, nhấn thử lại một lần nữa. Nếu không hoạt động hãy dùng bút thử điện thử cầu trì hoặc thay cầu chì nếu không có dụng cụ (cầu chì các thiết bị điện tử trên ô tô thường được đặt bên trong xe dưới bảng điều khiển của tay lái. Mắt thường có thể nhìn thấy). Sau đó thử khởi động hệ thống cửa xe, nếu nghe thấy tiếng động cơ hoạt động của hệ thống này thì cầu chì bị hỏng .
- Bước 2: Tháo Tapli cửa. Nếu cầu chì không đứt ta cần tháo Tapli cửa sau đó tháo vỏ bọc để kiểm tra các bộ phận bên trong.
Hình 3.2. Tapli cửa trong
- Bước 3: Kiểm tra các dây diện và mối nối. Xem sơ đồ dưới hình 2.1 nối dây trong hướng dẫn sử dụng xe để biết được nguyên lý hoạt động của cửa sổ xe. Sau đó xem hệ thống dây nối, mối nối, công tắc trong cửa xe còn tốt không? Những cái bị đứt, gỉ sét sẽ làm mô tơ hoạt động yếu hoặc không hoạt động bắt buộc phải thay thế.
- Bước 4: Kiểm tra mô tơ. Nếu vẫn không thấy hư hỏng gì thử lắp lại công tắc sau đó khiển xem hệ thống hoạt động bình thường chưa, nếu không có thì phải tháo mô tơ ra thử các nguồn vào khiển mô tơ. Nếu có nguồn đầy đủ thì mô tơ hỏng
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa
-Bước 5: Lắp hoàn chỉnh: Nếu không có hư hỏng thì cần lắp vào và thử lại sau đó lên phương án sửa chữa hoặc thay thế.
3.2. Hư hỏng về cơ khí
3.2.1. Các hư hỏng cơ khí chủ yếu của cơ cấu lên xuống kính
Hư hỏng cơ khí cũng cũng có những nguyên nhân chủ yếu gồm có như:
Nguyên nhân do bị đứt cáp. Mặc dù cáp rất bền nhưng sau khoảng thời gian dài sử dụng nó có thể bị han gỉ. Do không được kiểm tra bơm dầu bảo dưỡng thường xuyên. Khi gặp phải vấn đề này thì bạn cần thay đoạn cáp mới.
- Nguyên nhân do bánh răng bị mòn. Các bánh răng bị va chạm với nhau liên tục. Do vậy chắc chắn nó sẽ bị mòn, hiệu quả hoạt động bị giảm đi sức khéo không đảm bảo. Công việc của bạn cần làm là thay thế chiếc bánh răng mới.
- Hư hỏng thường gặp nhất đối với cơ cấu này là kính kẹt do làm việc lâu ngày kèm nước mưa hoặc nước rửa xe và bụi bẩn sẽ làm doong cửa bị bết lại , khi ta lên xuống mô tơ vẫn hoạt động nhưng có thể kẹt hoặc khó lên xuống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống và thuận tiện trong quá trình sửa chữa
- Trong cơ cấu Compa sẽ phải làm việc liên tục không thể tránh bị mài mòn. Một trong những bánh răng bị mòn thậm chí gãy dưới sức nặng của cửa kính. Hoạt động lên xuống thường xuyên cũng đẩy nhanh tình trạng xuống cấp của các bánh răng. Và điều kiện này không phải ai cũng tháo ra vệ sinh và thay thế mỡ bôi trơn các chi tiết chuyển động với nhau
- Một trong những dây cáp bị đứt hoặc bị kẹt trong trục xoắn. Thường trong trường hợp này có 1 tiếng động nhỏ phát ra khi bấm nút lên xuống kính, mô tơ quay nhưng bị kẹt bởi dây cáp khiến cửa kính không lên hay xuống hẳn
3.2.2. Sửa chữa
Về mặt kỹ thuật mà nói thì có thể phân ra làm 2 trường hơp : hoặc mô tơ hỏng hoặc hệ thống cơ khí nâng/hạ bị hỏng. Trong trường hợp thứ 2, có thể tự sửa hệ thống cơ khí nhưng khả năng lớn là sẽ phải mua và thay toàn bộ hệ cơ khí mới Nhưng dù trường hợp nào đi nữa thì cũng không thể tránh khỏi việc tháo tapli cửa ô tô ra để xác định lỗi.
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa
3.2.3. Hướng dẫn kiểm tra và khắc phục hệ thống nâng hạ kính điện tử tử
Nếu xe của bạn có chiếc cửa sổ điện, sẽ có thể một lần khi bạn bấm nút điều khiển mà cửa sổ không phản hồi lại như bình thường. Nếu cửa sổ đột ngột dừng di chuyển, vấn đề có thể đơn giản như việc cầu chì bị đứt hay một sự mất kết nối. Nó cũng có thể là bạn có 1 cái công tắc đã bị lỗi, đặc biệt khi chiếc cửa sổ chạy trên điều kiện không bình thường.
3.2.3.1. Phương pháp 1: Thay cầu chì
1. Xác định và mở hộp cầu chì
Nó có thể được đặt ở trong chiếc xe như một phần của chiếc xe, hoặc gần bảng táplô.
Hình 3.3. Xác định và mở hộp cầu chì
2. Kiểm tra sách hướng dẫn sử dụng để xác định cách vận hành của chiếc cửa sổ
Không hiếm trường hợp xe bạn chỉ bị hỏng 1 bộ phận duy nhất đó là đứt cầu chì. Nếu điều này xảy ra với cửa sổ xe bạn, bạn sẽ cần phải thay thế cầu chì.
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa Hình 3.4. Kiểm tra sách hướng dẫn sử dụng để xác định cách vận hành của chiếc
cửa sổ
3. Kéo cái cầu chì thẳng ra khỏi vị trí của nó
Hãy cẩn thận không xoắn hoặc chặn nó. Nếu bạn không muốn phá hỏng khe cắm hoặc làm gãy một phần của chiếc cầu chì bên trong khe cắm, có vài cái kẹp được cung cấp ở cửa hàng có thể giúp chúng ta.
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa Hình 3.5. Kéo cái cầu chì thẳng ra khỏi vị trí của nó
4. Xác định một chiếc cầu chì thay thế
Nó phải có cùng mức chịu dòng như cái cầu chì cũ. Mức chịu dòng thường được in trên chiếc cầu chì, và nó nên được ghi chép lại trong sổ của bạn. Không sử dụng một chiếc cầu chì với một mức chịu dòng cao hơn, nó có thể dẫn đến sự hư hại các thiết bị điện trên xe của bạn.
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa Hình 3.6 .Xác định một chiếc cầu chì thay thế
5. Đẩy cái cầu chì thẳng xuống khe cắm
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa Hình 3.7.Đẩy cái cầu chì thẳng xuống khe cắm
6. Bật chìa khóa đến vị trí “on”
Nó sẽ cung cấp nguồn cho chiếc cửa sổ và cho phép bạn kiểm tra chúng. Bạn cũng không cần thiết khởi động xe.
Hình 3.8. Bật chìa khóa đến vị trí “on”
7. Kiểm tra cửa sổ
Xác nhận rằng cửa sổ đi lên và đi xuống mà không có sự cản trở nào.
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa
3.2.3.2. Phương pháp 2: Sửa phần nẹp kính
1. Đánh giá trạng thái của ron cửa và miếng nẹp kính
Bạn muốn nẹp kính của cửa sổ và ron cửa được sửa một cách tốt. Chúng chịu trách nhiệm cản nước mưa ra ngoài bằng cách giữ chặt mép khi cửa sổ được cuộn lên. Chúng cũng giúp cách âm cho xe khỏi tiếng ồn trên đường.
Hình 3.10. Đánh giá trạng thái của ron cửa và miếng nẹp kính
2. Kiểm tra toàn bộ nẹp kính khỏi các tác nhân bên ngoài
Bất cứ sự tắc nghẽn nào có thể cản trở sự nâng lên hoặc hạ xuống một cách bình thường của chiếc cửa. Bạn nên loại bỏ những vật cản như vậy như sỏi hoặc lá cây trước khi tiến hành.
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa Hình 3.11 .Kiểm tra toàn bộ nẹp kính khỏi các tác nhân bên ngoài
3. Làm sạch nẹp kính với Axeton
Nó sẽ giúp làm sạch những vết mỡ, bẩn bám vào mà gây cản trở cho cửa hoặc làm cửa không được kín khít. Hãy cẩn thận không để a-xê-tôn dính vào sơn xe và tấm thảm. Sẽ tốt hơn nếu dùng một miếng vải để lau chùi thay vì đổ trực tiếp lên nẹp kính.
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa
4. Sửa lại những vết rách nhỏ
Bạn có thể sử dụng súng bắn keo hoặc keo dán. Chắc chắn rằng cắt những góc bị chùng, lỏng với một chiếc dao bén để bạn có được miếng ron tốt.
Hình 3.13. Sửa lại những vết rách nhỏ
5. Thay thế nẹp kính
Điều này là cần thiết nếu nẹp kính cũ có những vết nứt to hoặc nhiều vết nứt nhỏ vì vậy thay thế nẹp kính là một việc làm tất yếu.
+ Sử dụng một dụng cụ để trượt giữa chiếc cửa và nẹp kính. + Móc dụng cụ bên dưới nẹp kính và kéo lên
+ Khi nẹp kính cũ được lấy ra, thay nẹp kính mới bằng cách lắp nó vào cùng vị trí với miếng cũ và đẩy mạnh
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa Hình 3.14 .Thay thế nẹp kính
6. Bôi trơn rãnh bằng silicon
Đỗ Minh Tuấn GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Nghĩa Hình 3.15. Bôi trơn rãnh bằng silicon
7. Kiểm tra lại cửa sổ
Cửa sổ của bạn phải di chuyển lên xuống mà không bị cản trở hoặc chậm trễ nếu vấn đề đã được khắc phục.
Hình 3.16. Kiểm tra lại cửa sổ
3.2.3.3. Phương pháp 3: Khắc phục sự cố dây điện
1.Tìm sơ đồ mạch điện của chiếc xe của bạn