Kết cấu và sự hoạt động của bộ căng đai khẩn cấp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TÚI KHÍ VÀ BỘ CĂNG ĐAI KHẨN CẤP TRÊN XE TOYOTA Altis 2020 (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG TÚI KHÍ VÀ BỘ CĂNG ĐAI

2.3 Kết cấu và sự hoạt động của bộ căng đai khẩn cấp

Kết cấu: Đai an toàn có bộ căng đai và thiết bị hạn chế lực gồm có: cơ

cấu khoá ELR (Emergency Locking Retractor), bộ căng đai, cơ cấu cuốn dây đai, cơ cấu hạn chế lực và bộ thổi khí. Trong cơ cấu căng đai, áp lực khí từ bộ thổi khí được truyền qua cơ cấu nối tới trục của bộ cuốn để cuốn đai an toàn vào.

Hình 2.19 Tác dụng các thành phần của bộ căng đai khẩn cấp

- Cơ cấu căng đai là một thiết bị để cuốn đai an toàn ngay tức thì khi va đập vừa xảy ra và giữ cho người lái và hành khách tránh việc va đập.

Hình 2.20 Các chi tiết tách rời của bộ căng đai khẩn cấp

- Thiết bị hạn chế lực để nới đai nhằm duy trì một khoảng trống nhất định giữa đai và người để giảm lực ép lên ngực khi lực ép của đai đạt tới giá trị qui định trong khi va đập.

Hình 2.21 Bộ căng đai khẩn cấp khi lắp ráp đầy đủ

Hình 2.22 Trạng thái chưa được kích hoạt của bộ căng đai khẩn cấp

Nguyên lý hoạt động: Khi lực va đập vượt quá giá trị qui định, bộ thổi

khí được kích nổ theo tín hiệu được truyền từ cảm biến túi khí trung tâm và tạo ra khí có áp lực cao. Khí có áp lực cao này ép mạnh píttông vào trong xylanh làm dây bị kéo. Do đó tang trống bị co vào theo phương hướng kính của khe hở và được ép vào trục của cơ cấu căng đai thành một cụm. Sau đó, chốt hãm đĩa dẫn động bị cắt đứt làm cho tang trống, đĩa dẫn động và trục cơ cấu căng đai quay theo hướng cuộn đai lại để giữ cho người lái và hành khách tránh được va đập. Ngoài ra, còn có cơ cấu căng đai dùng bánh răng – thanh răng thay vì dùng dây như đã nêu ở trên.

Hình 2.23 Khi bộ căng đai được kích hoạt

Cơ cấu cuốn đai, bộ phận hạn chế lực và lõi cuốn được lắp với nhau và chúng quay cùng nhau. Do sự dịch chuyển của hành khách trong quá trình va đập. Lực căng đai có thể lớn hơn giá trị qui định thì đĩa của cơ cấu hạn chế lực sẽ biến dạng (hấp thụ năng lượng) nhờ lực quay của lõi cuốn và cuốn xung quanh trục. Kết quả là dây đai được nhả ra. Đĩa của bộ phận hạn chế lực có thể biến dạng cho đến khi lõi cuốn quay được sấp xỉ 1,3 vòng. Có hai loại bộ phận hạn chế lực khác nhau, một loại sử dụng thanh xoắn thay vì dùng đĩa hạn chế lực.

Bộ phận tạo khí gồm có ngòi nổ và các hạt tạo khí nằm trong hộp kim loại. Khi cảm biến túi khí mở, dòng điện sẽ đi vào ngòi nổ và kích nổ. Ngay sau đó ngòi nổ làm cho hạt tạo khí cháy rất nhanh trong một thời gian cực ngắn tạo ra khí có áp suất cao. Khí này sẽ đẩy xy lanh để cuốn dây.

Như vậy cùng với túi khí bộ căng đai khẩn cấp giúp cho người lái cũng như hành khách trên xe tránh được những chấn thương do va đập với các bộ phận của thân xe, từ đó giảm thiểu nguy cơ tử vong khi xảy ra tai nạn. Do đó, người dùng cần phải đặc biệt ý thức được tầm quan trọng của chúng mà sử dụng một cách hiệu quả trong quá trình sử dụng xe ôtô.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TÚI KHÍ VÀ BỘ CĂNG ĐAI KHẨN CẤP TRÊN XE TOYOTA Altis 2020 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)