CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Nội dung và những yêu cầu khi dạy học hàm số mũ và hàm số logarit trong
trong dạy học cho HS
1.3.1. Nội dung kiến thức về hàm số mũ và hàm số lôgarit và phương trình mũ và lôgarit
Căn cứ vào chƣơng trình môn Toán hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung về hàm số mũ và hàm số logarit đƣợc xây dựng học trong 3 tiết
(tiết 30, 31, 32), phƣơng trình mũ và lôgarit đƣợc xây dựng học trong 3 tiết (tiết 33, 34, 35) và nằm trong chƣơng trình học kì I của chƣơng trình toán lớp
12. Cụ thể nhƣ sau:
Tiết Tên bài Yêu cầu cần đạt
30, 31, 32 §4. Hàm số mũ. Hàm số logarit Về kiến thức:Học sinh -Nhận biết đƣợc hàm số mũ, hàm số lôgarit. -Nhận dạng đƣợc đồ thị, Nhớ đƣợc các tính chất của hàm số mũ, hàm số lôgarit
-Nắm đƣợc công thức tính đạo hàm của hàm số mũ và logarit và công thức hàm hợp của chúng. - Biết áp dụng các kiến thức hàm số mũ và logarit để giải quyết các bài toán liên quan đến thực tiễn nhƣ bài toán lãi kép,bài toán liên quan đến vật lý,sinh học...
- Nắm đƣợc công thức tính lãi kép.
Về kỹ năng:
- Sử dụng đƣợc định nghĩa, các tính chất của các hàm số mũ, hàm số lôgarit vào các bài toán tính đạo hàm, tìm TXĐ, đọc đồ thị
- Vận dụng công thức lãi kép để giải bài toán thực tế. 33, 34, 35 §5.Phƣơng trình mũ và phƣơng trình logarit. Về kiến thức:
-Nhận biết đƣợc khái niệm phƣơng trình mũ, phƣơng trình lôgarit.
- Nhớ đƣợc một số cách giải phƣơng trình mũ và phƣơng trình lôgarit dạng đơn giản
Về kỹ năng:
- Giải đƣợc phƣơng trình: phƣơng pháp đƣa về luỹ thừa cùng cơ số, đặt ẩn phụ
- Biết sử dụng MTCT giải bài tập trắc nghiệm các dạng toán về phƣơng trình mũ, logarit.
1.3.2. Mục đích và yêu cầu của việc dạy học hàm số mũ, logarit và phương trình mũ và logarit ở trường phổ thông
- Về kiến thức: Thông qua dạy học hàm số mũ và logarit, HS có đƣợc các kiến thức cơ bản sau:
+ Hiểu rõ khái niệm hàm số mũ và khái niệm hàm số logarit. + Hiểu rõ tính chất của hàm số mũ và hàm số logarit
+ Hiểu rõ về các công thức tính đạo hàm của hàm số mũ và logarit và công thức hàm hợp của chúng.
+ Nhận dạng đƣợc đồ thị của hàm số mũ và hàm số logarit.
+ Hình thành kiến thức khái niệm phƣơng trình mũ, phƣơng trình logarit và số nghiệm của phƣơng trình mũ cơ bản, phƣơng trình logarit cơ bản cho HS.
- Về kĩ năng: Thông qua dạy học các hệ thức lƣợng trong tam giác cho HS nhằm rèn luyện cho HS các kỹ năng sau:
+ Biết tìm Tập xác định và xét chiều biến thiên của hàm số mũ và hàm số logarit.
+ Biết vận dụng các công thức đạo hàm để tính đạo hàm của các hàm số mũ, hàm số logarit.
+ Biết vẽ đồ thị các hàm số lũy thừa, hàm số mũ.
+ Biết vận dụng lý thuyết về hàm số mũ và logarit để giải các bài toán trong SGK và các bài toán có nội dung thực tiễn.
+ HS biết tìm tòi, sƣu tầm các bài toán liên quan đến mũ và lôgarit có liên hệ với thực tiễn.
+ Biết sử dụng đồ thị hàm số mũ và logarit để minh họa số nghiệm phƣơng trình mũ cơ bản và phƣơng trình logarit cơ bản.
1.3.3. Vấn đề liên hệ kiến thức môn toán với thực tiễn trong dạy học hàm số mũ và hàm số logarit. mũ và hàm số logarit.
Liên hệ Toán học vào thực tiễn đƣợc quan tâm đặc biệt, cần thiết trong dạy học Toán ở trƣờng phổ thông.Tuy nhiên hiện nay do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, vấn đề tăng cƣờng liên hệ Toán học vào thực tiễn cho HS chƣa đƣợc quan tâm nhiều, chƣa đáp ứng đƣợc công cuộc đổi mới của ngành giáo dục hiện nay. Nhận định này đã đƣợc một số nhà toán học nhận định thể hiện với những mức độ khác nhau trong thực tiễn dạy học Toán. Tác giả Trần Kiều có nhận xét: "Do nhiều nguyên nhân, việc dạy và học Toán trong nhà trƣờng hiện nay ở nƣớc ta đang rơi vào tình trạng quá coi nhẹ thực hành và ứng dụng Toán học vào cuộc sống". Giáo sƣ Nguyễn Cảnh Toàn (1998) đã có nhận định về tình hình dạy học và học Toán hiện nay ở nƣớc ta hiện nay: "Dạy và học Toán tách rời cuộc sống đời thƣờng" .
Trong bài “hàm số mũ và hàm số logarit” ở chƣơng trình lớp 12 hiện hành và các tài liệu về hàm số mũ và logarit ít quan tâm đến toán học trong tiễn. Trong SGK lớp 12, bài tập SGK đƣa ra chủ yếu là các bài tập tính toán thuần túy nhƣ: Tìm TXĐ, Tập giá trị, tính giá trị, tính đạo hàm của hàm số
mũ, hàm số logarit, nhận biết và vẽ đồ thị hàm số mũ, hàm số logarit... Các bài toán có liên hệ với thực tiễn cũng có đề cập đến trong SGK hiện nay nhƣng không nhiều và ở dạng đơn giản.
Trong phân phối chƣơng trình lớp 12, chúng ta có 3 tiết để dạy học hàm số mũ và logarit. Với thời lƣợng nhƣ vậy, các thầy, cô cũng không có nhiều thời gian để đƣa bài toán có liên hệ đến thực tiễn vào trong bài dạy. Để có đƣợc những ví dụ gắn liền với thực tiễn, chuẩn bị một giáo án hoàn chỉnh thôi chƣa đủ, cái mà GV cần có là sự kết nối, dẫn dắt khéo léo để HS phát huy đƣợc thế mạnh của mình.
Dạy học hàm số mũ và logarit theo hƣớng tăng cƣờng với thực tiễn đòi hỏi GV phải đọc nhiều hơn, nghiên cứu nhiều hơn, chuẩn bị nhiều hơn. Muốn vậy đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để làm sao việc đổi mới ở các trƣờng THPT phải đƣợc thực hiện đồng bộ, đạt hiệu quả cao.