Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu Dạy học hàm số mũ và hàm số logarit cho học sinh lớp 12 theo hướng tăng cường liên hệ với thực tiễn (Trang 29)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Thực trạng dạy học nội dung Hàm số mũ và hàm số logarit theo định hƣớng

1.4.1. Nội dung khảo sát

Tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học hàm số mũ và logarit theo định hƣớng gắn với thực tiễn cho HS lớp 12 của tỉnh Sơn La. Cụ thể: tìm hiểu mức độ liên hệ kiến thức về hàm số mũ và logarit theo hƣớng tăng cƣờng liên hệ với thực tiễn của GV, thái độ của HS trƣớc những bài toán về hàm số mũ và logarit liên quan đến thực tiễn, mức độ lấy các bài toán thực tiễn trong quá trình dạy học gợi động cơ của GV, là những nguyên nhân chính dẫn đến việc liên hệ kiến thức trong dạy học hàm số mũ và logarit với thực tiễn còn hạn chế. Đối với HS cảm nhận thế nào khi đƣợc các thầy, cô trong quá trình giảng dạy tích cực đƣa ra các bài toán có liên hệ thực tiễn, mức độ tiếp thu bài học của HS qua các bài toán gắn với thực tiễn và các bài toán không liên hệ với thực tiễn khi các thầy, cô giảng dạy. Kết quả khảo sát

thu đƣợc thông qua phiếu khảo sát.

1.4.2. Đối tượng khảo sát

GV dạy lớp 12 và HS lớp 12 của một số trƣờng THPT của tỉnh Sơn La nhƣ: THPT Phù Yên (huyện Phù Yên), THPT Gia Phù (huyện Phù Yên), THPT Tân Lang (huyện Phù Yên), THPT Bắc Yên (huyện Bắc Yên).

1.4.3. Phương pháp khảo sát

- Đối với GV: Phỏng vấn, phát phiếu hỏi ý kiến của 18 GV dạy bộ môn Toán.

- Đối với HS: Tiến hành phát phiếu hỏi ý kiến của 160 em HS lớp 12.

1.4.4. Kết quả khảo sát a) Đối với GV a) Đối với GV

- Với câu hỏi Thầy (cô) hãy cho biết mức độ liên hệ kiến thức về dạy học hàm số mũ và logarit với thực tiễn trong quá trình giảng dạy, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Mức độ Luôn luôn Thỉnh thoảng Rất ít Không bao giờ

Kết quả (%) 10% 55% 35% 0%

- Với câu hỏi Thầy (cô) hãy cho biết thái độ của HS trước các bài toán về hàm số mũ và logarit liên quan đến thực tiễn, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Mức độ Thờ ơ, không có hứng thú Tiếp thu nhƣng không hứng thú Có hứng thú, tích cực học tập Kết quả (%) 10% 10% 80%

- Với câu hỏi Thầy (cô) hãy cho biết mức độ lấy các bài toán thực tiễn trong quá trình dạy học gợi động cơ (gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian, gợi động cơ kết thúc), kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Mức độ Luôn luôn Thỉnh thoảng Rất ít Không bao giờ

- Với câu hỏi Thầy (cô) hãy cho biết đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc liên hệ kiến thức về hàm số mũ và hàm số logarit còn hạn chế, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Mức độ Không đủ thời gian Soạn bài chƣa kĩ Do thói quen

Kết quả (%) 20% 10% 70%

Tiếp theo chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số GV dạy toán, xin trích dẫn một đoạn phỏng vấn thầy giáo Nguyễn Văn Hợp, GV Toán Trƣờng THPT Phù Yên (huyện Phù Yên) nhƣ sau:

- Hỏi: Thầy vui lòng cho biết, khi dạy nội dung về hàm số mũ và hàm số logarit Thầy có thƣờng xuyên liên quan tâm đến việc phải liên hệ kiến thức này với thực tiễn không? Những bài tập mà Thầy giao cho HS làm thƣờng là những bài tập nhƣ thế nào?

- Thầy Hợp: Tôi thì thỉnh thoảng mới liên hệ thôi, bài tập cũng chủ yếu cho HS làm hết trong sách giáo khoa, rồi làm bài tập ở dạng nâng cao hơn. Trong sách giáo khoa có nội dung nào liên quan đến ứng dụng của hàm số mũ và hàm số logarit thì tôi cũng cho HS tìm hiểu qua chứ không đi sâu.

- Hỏi: Tại sao Thầy lại ít cho HS làm những bài toán liên quan đến thực thực tiễn vậy?

- Thầy Hợp: Thời gian trên lớp cũng không có nhiều nên tôi chỉ có thể đi mỗi nội dung một ít sao cho kịp chƣơng trình thôi, em nào hứng thú thì về nhà có thể tìm hiểu thêm hoặc trực tiếp trao đổi GV thêm.

- Hỏi: Vậy ngoài lí do gò bó về mặt thời gian thì theo Thầy còn lí do nào khác không?

- Thầy Hợp: Tôi cũng đã đi dạy nhiều năm và thấy rằng gần nhƣ không thầy cô nào có những buổi học riêng về nội dung này, chúng tôi đều thấy rằng thời gian chính là lí do chính, rồi cũng do thói quen và một số khó khăn về cơ sở vật chất thêm nữa là mỗi tiết có 45 phút thôi, nếu muốn có thời gian nhiều thì tổ

chức riêng buổi ngoại khóa, nhƣng HS cũng học thêm nhiều, nên cũng khó sắp xếp.

- Hỏi: Theo Thầy việc đƣa ra những bài Toán về hàm số mũ và hàm số logarit gắn với thực tiễn thì sẽ có những tác dụng gì đối với HS?

- Thầy Hợp: Việc này sẽ giúp HS hiểu rõ hơn về kiến thức mà các em đang đƣợc học. Đồng thời nó sẽ khiến các em cảm thấy kiến thức mình học không hề khô khan mà lại rất thú vị. Nhờ đó sẽ kích thích tính tò mò, hăng say hơn cho HS.

- Hỏi: Vậy Thầy đã có ý tƣởng nào mới cho việc dạy học nội dung này chƣa ạ?

- Thầy Hợp: Học thì luôn đi đôi với hành, cá nhân tôi thấy hoạt động thực hành là hoạt động rất cần thiết cho HS. Khi các em đƣợc đƣa kiến thức vào thực tiễn thì sẽ giúp nhớ , hiểu kiến thức hơn. Có thể thời gian tới tôi và các thầy cô tổ Toán sẽ cùng nhau đƣa ra những giải pháp cụ thể để việc học Toán của HS trở nên thú vị hơn.

Tổng hợp kết quả của phiếu điều tra GV chúng tôi thấy rằng hiện nay hầu hết các GV dành ít thời gian cho việc liên hệ các kiến thức về hàm số mũ và hàm số logarit cho HS mặc dù vẫn biết việc tăng cƣờng liên hệ kiến thức với thực tiễn là hoàn toàn cần thiết.

b) Đối với HS

- Với câu hỏi Em hãy cho biết khi được các thầy, cô đưa ra các bài toán thực tiễn có liên quan tới hàm số mũ và hàm số logarit thì thái độ của các em như nào, kết quả chúng tôi thu đƣợc nhƣ sau:

Thái độ Không có hứng thú Bình thƣờng nhƣ các bài toán khác Thích thú, có động lực học tập Kết quả (%) 2,54% 8,22% 89,24%

- Với câu hỏi Em hãy cho biết em thích được học theo cách học nào sau đây, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Cách học

Chỉ học kiến thức sách giáo khoa

Thỉnh thoảng liên hệ với kiến thức thực tiễn

Thƣờng xuyên đƣợc học các bài toán liên quan đến thực tiễn

Kết quả (%) 5,65% 9,35% 85%

- Với câu hỏi Em thấy mức độ nhớ bài của các bài toán có tăng cường liên hệ thực tiễn và Các bài toán bình thường không liên quan đến thực tiễn là như thế nào?chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Mức độ Các bài toán bình thƣờng nhớ lâu hơn

Các bài toán thực tiễn nhớ lâu hơn

Kết quả (%) 20,55% 79,45%

Từ thực tế tìm hiểu tại một số trƣờng phổ thông trên thì chúng tôi thấy chất lƣợng của việc dạy và học hàm số mũ và logarit chƣa thực sự tốt. Còn nhiều HS vẫn chƣa thực sự chủ động mà vẫn trông chờ vào GV, hầu hết các em cũng chỉ đƣợc học những nội dung trong sách giáo khoa và một số bài tập ở dạng nâng cao hơn.

Thực trạng trên tồn tại do một số nguyên nhân sau:

- Thứ nhất: Do thời lƣợng trong chƣơng trình có hạn, lo sợ thiếu thời gian hoặc do sự chuẩn bị bài của GV chƣa thật sự tốt cộng thêm phần đa giáo viên chỉ lo dạy kiến thức Toán học thuần tuý mà sách giáo khoa nêu ra để phục vụ cho việc giải các bài tập Toán, cũng nhƣ giải đề mà ít quan tâm đến sự liên hệ giữa kiến thức toán học với thực tiễn cuộc sống

- Thứ hai: Hiện nay tài liệu ở trên mạng và sách tham khảo nhiều, nhƣng những nội dung liên hệ kiến thức với thực tiễn đời sống hàng ngày thì lại rất ít, điều này cũng ảnh hƣởng tới việc dạy và học của GV nhiều. Kiến

thức Toán nặng về hàn lâm lý thuyết và đa dạng, việc học hết các dạng cũng mất nhiều thời gian, do vậy việc học toán của HS bây giờ đa phần là giải bài tập, khiến nhiều em nghĩ học toán cũng chỉ để làm tốt bài tập nên không có sự chủ động nhiều trong việc lên hệ với thực tiễn.

- Thứ ba:Hiện nay các trƣờng đại học sƣ phạm ở nƣớc ta khi đào tạo sinh viên cũng chƣa chú trọng đến việc trang bị cho sinh viên kiến thức môn Toán có liên hệ với thực tiễn.Trên các giảng đƣờng đại học, sinh viên cũng chỉ học thuộc hết định lý, tính chất và cũng luyện hết dạng Toán này đến dạng Toán khác để phục vụ cho thi cuối kì và cho thi tốt nghiệp, mà không chú trọng đến rèn luyện cho SV các kĩ năng liên hệ thực tế, thực tế đã có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng không xin đƣợc việc làm vì họ không đáp ứng đƣợc nhƣng yêu cầu của ngƣời tuyển dụng lao động. cho nên mỗi GV phải luôn học hỏi đồng nghiệp và học hỏi của những ngƣời đi trƣớc để có thể đáp ứng đƣợc công cuộc đổi mới của nghành giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ.

-Thứ tư:Do áp lực về điểm số và thi cử, cộng với bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay. Với quan niệm chỉ dạy và học những phần nào mà đề thi hay thi vào để làm sao học sinh đỗ tốt nghiệp là đƣợc, chính quan niệm này mà việc liên hệ toán học với thực tiễn không đƣợc chú trọng.

Nhận xét: Khi đƣợc hỏi thì GV nào cũng biết đến sự cần thiết của việc liên hệ kiến thức hàm số mũ và logarit với thực tiễn, thế nhƣng do thời gian, trình độ, áp lực về điểm số mà nhiều GV đã không thực hiện tốt việc này. Do đó, HS cũng từ đó mà chỉ chăm chăm vào làm bài tập, chứ không tự chủ động đi tìm tòi và liên hệ kiến thức mình đƣợc học với thực tiễn. Nói chung việc liên hệ kiến thức về hàm số mũ và logarit với thực tế trong nhà trƣờng còn rất nhiều hạn chế.

1.5. Kết luận chƣơng 1

Trong chƣơng 1, Đề tài đã phân tích vai trò nhiệm vụ của việc dạy học môn Toán trong nhà trƣờng theo định hƣớng tăng cƣờng liên hệ các kiến thức Toán học với thực tiễn. Ngoài ra, luận văn đã nêu ra đƣợc nguyên nhân, cũng nhƣ thực trạng của việc dạy và học môn Toán ở các trƣờng phổ thông theo định hƣớng tăng cƣờng liên hệ kiến thức Toán học với thực tiễn. Những phân tích ở chƣơng 1 là cơ sở để đề xuất những biện pháp sƣ phạm sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

TĂNG CƢỜNG LIÊN HỆ KIẾN THỨC MÔN TOÁN VỚI THỰC TIỄN

TRONG DẠY HỌC HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LOGARIT CHO HỌC SINH LỚP 12

2.1. Một số định hƣớng xây dựng biện pháp sƣ phạm nhằm tăng cƣờng liên hệ thực tiễn trong quá trình dạy học hàm số mũ và hàm số logarit liên hệ thực tiễn trong quá trình dạy học hàm số mũ và hàm số logarit cho HS lớp 12

2.1.1.Định hướng 1: Các biện pháp sư phạm giúp HS lớp 12 tiếp thu và hình thành kiến thức hàm số mũ và hàm số logarit

Trong dạy học cần phải: Rèn luyện tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.Các kiến thức toán phải gắn liền với thực tiễn, đƣợc ứng dụng trong đời sống hàng ngày, ứng dụng trong các môn học khác.

Để gây đƣợc hứng thú trong quá trình giảng dạy GV cần tổ chức cho HS hoạt động một cách tích cực. Có thể là hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.Địa điểm có thể ở trong lớp, ngoài lớp về thời gian có thể trong tiết lý thuyết, Bài tập hoặc giờ học thực hành.Ngoài ra GV cần tăng cƣờng sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại vào trong giảng dạy nhƣ máy chiếu, máy tính,... từ đó giúp HS liên hệ tốt với thực tế, kích thích khả năng tƣ duy, sáng tạo của HS.

2.1.2.Định hướng 2: Làm rõ mối quan hệ giữa các kiến thức về hàm số mũ và logarit với thực tiễn, đảm bảo việc liên hệ toán học với thực tiễn có tính khả thi, hiệu quả trong dạy học hàm số mũ và lôgarit

Để dạy học có liên hệ thực tiễn khả thi và hiệu quả GV và HS cần phải tìm và chọn những tình huống đơn giản và nảy sinh từ thực tế, về độ khó thì ở mức độ vừa phải.

2.1.3.Định hướng 3:Các biện pháp sư phạm cần giúp cho HS nắm vững tri thức, kiến tạo tri thức và rèn luyện kỹ năng toán học theo tinh thần sẵn sàng ứng dụng gắn toán học với thực tiễn trong dạy học hàm số mũ và

lôgarit

Các Biện pháp sƣ phạm cần làm cho HS nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải toán .Kỹ năng cũng đóng vai trò rất quan trọng, khi đã có kĩ năng tốt HS có thể làm đƣợc các bài toán nhanh và hiệu. Khi đã có kĩ năng rồi HS có thể sẵn sàng ứng dụng gắn toán học với thực tiễn từ đó sẽ kiến tạo tri thức toán cho HS.

2.1.4.Định hướng 4:Các biện pháp sư phạm nhằm giúp GV trong việc tăng cường sử dụng các tình huống thực tiễn trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học hàm số mũ và hàm số logarit cho HS lớp 12

Qua các bài toán về thực tiễn ở trên lớp, giúp học sinh hiểu đƣợc những nội dung này từ đó biết cách để áp dụng trong thực tế. Dần hình thành cho HS thói quen luôn muốn sử dụng những kiến thức mà bản thân đã đƣợc học để từ đó giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.

2.1.5.Định hướng 5:Các biện pháp sư phạm cần tôn trọng, bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa hiện hành và xu hướng đổi mới chương trình giáo dục

Sách giáo khoa là tài liệu học tập chính thống của HS, đảm bảo cung cấp những nội dung kiến thức chuẩn nhất theo từng cấp học, môn học.. Vì vậy khi liên hệ toán học với thực tiễn trong quá trình dạy học của mình, GV cần bám sát SGK và hoạc sinh cần đạt chuẩn kiến thức kĩ năng theo quy định.

2.2. Một số biện pháp sƣ phạm nhằm tăng cƣờng liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học hàm số mũ và hàm số logarit trong quá trình dạy học hàm số mũ và hàm số logarit

2.2.1. Biện pháp 1: Khai thác các tình huống thực tiễn để gợi động cơ hình thành và củng cố kiến thức tạo hứng thú cho HS thành và củng cố kiến thức tạo hứng thú cho HS

a) Mục đích của biện pháp

Để có một bài giảng hay, hấp dẫn, thu hút đƣợc sự chú ý của HS, đòi hỏi ngƣời giáo GV phải có sự kết hợp giữa kĩ năng sƣ phạm của mình.Việc tăng cƣờng các tình huống thực tiễn trong giảng dạy từ đó giúp cho cho tiết học trở

nên sôi nổi và sinh động hơn. Từ đó, HS tiếp thu bài giảng một cách chủ động, phát huy tối đa tính tích cực của học sinh đồng thời HS không bị nhàm chán góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.

Khi giảng dạy ngoài việc truyền thụ kiến thức toán học cho HS, trong dạy học toán hiện nay, GV còn phải giúp HS biết tăng cƣờng liên hệ toán học với thực tiễn . Vì thế việc GV sử dụng các tình huống thực tiễn trong quá trình lên lớp sẽ tạo cơ hội để HS thƣờng xuyên liên hệ các tri thức toán học vừa tiếp thu đƣợc với thực tiễn cuộc sống. Qua đó sẽ hình thành đƣợc các kĩ năng, phát triển các năng lực cần thiết cho bản thân ngƣời học.

b) Nội dung và tổ chức biện pháp

Ngoài ra, trong dạy học GV cần chú ý: Đảm bảo tính tinh giản; Không đòi hỏi quá nhiều tri thức bổ sung, nâng cao.Không mang tính chất thách đố HS; Cách giải phải ngắn gọn súc tích.

Cách làm ở bƣớc này cũng khá đơn giản, chủ yếu sử dụng khi dạy khái

Một phần của tài liệu Dạy học hàm số mũ và hàm số logarit cho học sinh lớp 12 theo hướng tăng cường liên hệ với thực tiễn (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)