Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Dạy học đại số 8 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề (Trang 45 - 46)

Bảng 1 .4 Mức độ thƣờng xuyên tổ chức phát hiện, sửa chữa sai lầm

Bảng 1.6 Đánh giá về kỹ năng học toán của học sinh

1.4.6. Đánh giá chung về thực trạng

a) Đánh giá ưu điểm của công tác giảng dạy và học tập

Qua nghiên cứu thực trạng tại trƣờng THCS Vụ Quang và các trƣờng THCS trên địa bàn ta thấy công tác giảng dạy và học tập đạt nhiều kết quả khả quan. Điển hình là việc phần lớn GV đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển năng lực GQVĐ cho HS. Việc sửa sai lầm cho HS bắt đầu đƣợc các thầy cô quan tâm. Đó là một trong những kĩ năng cần thiết để phát triển năng lực GQVĐ của HS đối với học toán lớp 8. Ngoài ra có đến 70% GV thƣờng đƣa các ví dụ thực tiễn vào trong hoạt động giảng dạy của mình nhằm tạo hứng thú học tập cho HS, tiết học vì thế mà vui vẻ, sôi nổi hơn. Đó cũng là điều đáng mừng trong bối cảnh “học gạo” học vì điểm, học để thi nhƣ hiện nay.

b) Đánh giá hạn chế của công tác giảng dạy và học tập

Mặc dù có nhiều ƣu điểm trong công tác giảng dạy nhƣ: Đa số GV đã đƣợc đào tạo để đạt chuẩn, đƣợc tham dự thƣờng xuyên qua các đợt tập huấn, bồi dƣỡng sinh hoạt chuyên môn, biết sử dụng công nghệ thông tin cũng nhƣ cách tìm kiếm

thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ internet, sách báo, ... song công tác giảng dạy và học tập tại trƣờng THCS Vụ Quang vẫn còn một số hạn chế:

Giáo viên: GV chỉ đảm bảo việc hƣớng dẫn giải bài theo yêu cầu chuẩn, rất ít khi khuyến khích HS tìm lời giải khác, chƣa đầu tƣ việc hình thành cho HS kĩ năng huy động các kiến thức để các em biết giải bài tập toán bằng nhiều cách khác nhau. Số lần ôn tập kiến thức và hệ thống hóa bằng sơ đồ, bảng biểu giúp HS nắm vững kiến thức của GV còn ít. GV hiểu tầm quan trọng của việc phát triển năng lực GQVĐ cho HS song còn ngại khó, ngại thay đổi. Nhiều GV chƣa hiểu rõ về DH theo hƣớng phát triển năng lực, chƣa biết cách khắc phục khó khăn và phát triển ngôn ngữ toán học cho HS. Một số GV thiếu năng lực phân tích, khái quát nội dung chƣơng trình cũng nhƣ đánh giá đƣợc ƣu điểm, nhƣợc điểm của bản thân mình, của HS, của sách giáo khoa; chƣa đề ra đƣợc các biện pháp hỗ trợ khi cần thiết. Bên cạnh đó, GV còn gặp rất nhiều khó khăn nhƣ thời lƣợng DH và làm công tác chủ nhiệm, hồ sơ sổ sách chiếm nhiều thời gian nên việc học tập, đọc thêm các tài liệu của GV về vấn đề này chƣa nhiều.

HS: HS vẫn còn thiếu kỹ năng, hiểu biết trong mối liên hệ giữa các yếu tố trong công thức tính. Trí nhớ của HS chƣa bền vững, chỉ dừng lại ở phát triển tƣ duy cụ thể. Chẳng hạn, trong một tiết học, hình thành bài mới và luyện tập, các em nắm bắt kiến thức nhanh và làm đƣợc bài một cách khá dễ dàng, nhƣng chỉ sau một thời gian ngắn kiểm tra lại hầu nhƣ các em đã quên hoàn toàn. Khả năng khái quát vấn đề còn k m phát triển (HS yếu) nên gặp những bài toán cần phát triển tƣ duy lôgic thì các em lúng túng và gặp nhiều khó khăn. HS chƣa biết tự mình xem x t vấn đề, tự mình tìm tòi cách GQVĐ, tự mình kiểm tra lại các kết quả,... Những hạn chế trên ảnh hƣởng lớn đến công tác phát triển kỹ năng GQVĐ trong học Đại số 8 và cần đƣợc khắc phục trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Dạy học đại số 8 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)