Phương pháp họctập hợptác theonhóm nhỏ

Một phần của tài liệu Dạy học kiến tạo khối tròn xoay ở lớp 12 THPT (Trang 31 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Một số hình thức tổchức dạy học kiến tạo

1.4.1. Phương pháp họctập hợptác theonhóm nhỏ

Học hợp tác là phương pháp học mà trong đó HS dưới sự hướng dẫn của GV làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra.

Phương pháp tổ chức học tập theo nhóm là cách thức tổ chức DH trong đó người học chủ động thu nhận kiến thức thông qua hoạt động tương tác trong nhóm theo một kế hoạch được GV thiết kế.

Dạy học hợp tác theo nhóm là một thuật ngữ để chỉ cách dạy trong đó HS tronglớpđượctổchứcthànhcácnhómmộtcáchthíchhợp,đượcgiaonhiệmvụ và

25

được khuyến khích thảo luận, hướng dẫn hợp tác làm việc với nhau để cùng đạt được kết quả chung là hoàn thành nhiệm vụ cá nhân.Trong đó thảo luận nhóm đóng vai trò chủ yếu nhằm pháp huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, đồng thời phát huy cao độ khả năng hợp tác, giúp đỡ

học tập lẫnnhau.

Mỗicánhânhọcsinhđượcliênkếtvớinhautrongmộthoạtđộngchung nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập. Học sinh học được phương pháp hợptác, trình bày và bảo vệ ý kiến của riêng mình. Dạy học theo nhóm dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên, học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ liên kết lại với nhau trong một hoạt động chung, với phương thức tác động qua lại của các thành viên và bằng trí tuệ tập thể để hoàn thành các nhiệm vụ họctập.

Các thành tố cơ bản của PPDH hợp tác

Thành tố 1: Sự phụ thuộc tích cực bên trong

Thành tố 2: Trách nhiệm của mỗi cá nhân

Thành tố 3: Tương tác mặt đối mặt

Thành tố 4: Kĩ năng làm việc nhóm và khả năng thích nghi với mọi người

Thành tố 5: Sự tiến triển nhóm

Các hướng thiết kế sư phạm trong dạy học hợp tác

Việc chọn lựa và sử dụng một PPDH nào đó phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ ít nhất là giữa ba yếu tố: Mục tiêu, nội dung và PPDH. Trong đó, mục tiêu vừa thể hiện điểm xuất phát, vừa thể hiện điểm đến, nội dung DH là yếu tố đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu, đồng thời cũng là yếu tố trực tiếp giúp người dạy chọn lựa PPDH, đảm bảo việc lựa chọn PPDH phù hợp với nội dung DH. Ngoài ra, PPDH tác động ngược trở lại nội dung DH, làm cho nội dung DH trở nên hoàn thiện hơn.

26

Theo lí luận DHHT trong môn Toán của tác giả Nguyễn Bá Kim thì DHHT chủ yếu thích hợp với những hoạt động rèn luyện kĩ năng, luyện tập và các hoạt động thực hành như: Các bài tập rèn luyện kĩ năng tính toán; các bài tập dạng trắc nghiệm; một số hoạt động thực hành.

Thực tiễn thấy, nhiều GV khi lựa chọn nội dung DH để vận dụng DHHT một cách khá máy móc, cứng nhắc tuần tự như trong SGK mà không có một tác động sư phạm nào. Theo chúng tôi GV cần có những "thiết kế sư phạm" cho nội dung DH trong SGK Toán để đảm bảo vận dụng DHHT có hiệu quả. Tính hiệu quả thể hiện ở chỗ HS có hứng thú, có nhu cầu hợp tác thực sự mà không phải là khiên cưỡng (hợp tác giả tạo) trong quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng. Theo V.A Kơ-Ru-Tec-Xki cho rằng chính từ sự hứng thú, lôi cuốn này đã động viên tính tích cực, lòng yêu lao động, sự mong muốn và cố gắng tìm tòi sáng tạo của HS trong học tập Toán.

Cấu trúc nội dung môn Toán gồm các chủ đề kiến thức, từ việc nghiên cứu chương trình, SGK môn Toán cho thấy không phải tiết DH Toán nào cũng đều có thể vận dụng PPDHHT được. Vì vậy, người GV có thể "thiết kế sư phạm" cho nội dung kiến thức trong chương trình SGK để tạo sự hứng thú, nhu cầu hợp tác ở người học như kích thích tư duy người học bằng tình huống gợi vấn đề, khích lệ động viên, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức trò chơi, câu đố,...từ đó có thể vận dụng PPDHHT.

Hướng 1: Tạo ra những tình huống gợi được vấn đề, nghĩa là nội dung đó phải thỏa mãn ba điều kiện: Tồn tại một vấn đề; gợi được nhu cầu nhận thức và gây được niềm tin ở khả năng giải quyết vấn đề đó của HS. Vấn đề đó HS có nhu cầu hợp tác, trao đổi, thảo luận nhóm trong giải quyết nhằm đạt kết quả tốt hơn. GV có thể tạo ra những tình huống gợi vấn đề theo một số cách thông dụng như: Dự đoán nhờ nhận xét trực quan và thực nghiệm; lật ngược

27

vấn đề; xem xét tương tự; khái quát hóa; giải bài tập mà người học chưa biết thuật giải...

Hướng 2: Tích hợp một số nội dung của bài học

Khi nhiều nội dung trong phiếu giao việc của nhóm thì nảy sinh nhu cầu hợp tác của HS để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Hướng 3: Toán học hóa những tình huống thực tế và thực tế hóa các vấn đề Toán học để tạo hứng thú ngay từ đầu khi HS thâm nhập vấn đề.

Hướng 4: Tạo ra những vấn đề có tính mở, toán vui, toán ngụy biện, câu đố... Bài tập “mở” là dạng bài tập trong đó điều phải tìm hoặc điều phải chứng minh không được nêu lên một cách rõ ràng, người giải phải tự xác lập điều ấy thông qua mò mẫm, dự đoán và thử nghiệm.

Bài tập “mở” kích thích óc tò mò khoa học, đặt HS trước một tình huống có vấn đề với những cái chưa biết, những cái cần khám phá, làm cho HS thấy có nhu cầu, có hứng thú và quyết tâm huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và năng lực tư duy sáng tạo của bản thân, của nhóm hợp tác để tìm tòi, phát hiện các kết quả còn tiềm ẩn trong bài toán.

Toán vui, toán ngụy biện, câu đố: Bài tập dạng này rất đa dạng phong phú, không theo một khuôn mẫu nào. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các ngụy biện toán học thường được cấu tạo dựa vào việc sử dụng không đúng ngôn ngữ, việc diễn đạt không chính xác, dựa vào việc bỏ quên các điều kiện trong khi vận dụng các định lí, việc thực hiện một cách giải che giấu các phép tính không phù hợp, vào sự tổng quát hóa không hợp qui luật, đặc biệt là việc chuyển từ một số hữu hạn các đối tượng sang số vô hạn và vào việc che giấu các lí luận hay mệnh đề sai lầm bằng tính “hiển nhiên” hình học... Tác dụng

28

chống suy nghĩ rập khuôn máy móc, rèn luyện khả năng tìm ra những liên tưởng và những kết hợp mới; phát triển óc phê phán

Cấu trúc chung của quá trình dạy học theo nhóm

Giáo viên Học sinh

Hướngdẫnhọcsinhtựnghiêncứu ↔

Tự nghiên cứu cá nhân

↓ ↓

Tổ chức thảo luận nhóm ↓

↔ Hợp tác với bạn trong nhóm ↓

Tổ chức thảo luận lớp ↔ Hợp tác với các bạn trong lớp

Kết luận đánh giá ↔

Tự đánh giá, tự điều chỉnh

Các bước của quá trình dạy học hợp tác theonhóm Bước 1: Làm việc chung cả lớp

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhậnthức. - Tổ chức các nhóm, giao nhiệmvụ.

- Hướng dẫn cách làm việc theonhóm Bước 2: Làm việc theo nhóm:

- Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhómhoặc

29

- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc củanhóm. Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

- Các nhóm lần l ợt báo cáo kếtquả - Thảo luậnchung

- GV tổng kết đặt vấn đề cho bài tiếptheohoặc vấn đề tiếptheo. Mối quan hệ giữa dạy học hợp tác nhóm với dạy học kiến tạo

Dạy học kiến tạo là PPDH dựa trên việc nghiên cứu quá trình học tập của con người từ đó hình thành quan điểm DH phù hợp với cơ chế học tập đó, coi trọng vai trò tích cực và chủ động của người học trong quá trình học tập để tạo nên tri thức cho bản thân: “Nhận thức là một quá trình thích nghi và tổ

chức lại thế giới quan cho chính người học...” và “Tri thức được kiến tạo một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức...”. Theo quan điểm của lí thuyết kiến

tạo, quá trình nhận thức không phải là một quá trình cho nhận khiên cưỡng mà nó là quá trình mỗi chủ thể nhận thức biến đổi thế giới quan khoa học của bản thân sao cho phù hợp với yêu cầu mới, do đó các tri thức nhất thiết là sản phẩm của một hoạt động nhận thức của chính họ. Hơn nữa, kiến thức kiến tạo được khuyến khích tư duy phê phán, cho phép HS tích hợp các khái niệm, các quy luật, kiểm chứng, bảo vệ và phê phán các khái niệm. Có hai loại hình kiến tạo trong dạy học là kiến tạo cơ bản và kiến tạo xã hội. Kiến tạo cơ bản là lí thuyết về nhận thức nhằm miêu tả cách thức các cá nhân xây dựng tri thức cho bản thân trong quá trình học tập, quan tâm đến sự huyển hóa bên trong của mỗi cá nhân trong quá trình nhận thức, đồng thời coi trọng những kinh nghiệm của HS trong quá trình họ hình thành thế giới quan khoa học cho mình. Tuy nhiên, điểm yếu của kiến tạo cơ bản là làm mất đi xung đột mang tính xã hội trong nhận thức. Kiến tạo xã hội xem nhân cách của chủ thể được

30

hình thành thông qua tương tác giữa họ với người khác và điều này cũng được coi là quan trọng như nhưng quá trình nhận thức mang tính cá nhân của họ. Như vậy, DH kiến tạo không chỉ nhấn mạnh đến tiềm năng tư duy, tính chủ động, tích cực của bản thân người học trong quá trình kiến tạo tri thức mà còn nhấn mạnh đến khả năng đối thoại, tương tác, tranh luận của HS trong kiến tạo, công nhận tri thức. Các hoạt động đối thoại, tương tác, tranh luận kiến thức trong DH kiến tạo cũng chính là các hoạt động thực hiện trong hợp tác xây dựng kiến thức mới.

Một phần của tài liệu Dạy học kiến tạo khối tròn xoay ở lớp 12 THPT (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)