Nội dung chủ đề “Khối tròn xoay” trong chương trình Hình học

Một phần của tài liệu Dạy học kiến tạo khối tròn xoay ở lớp 12 THPT (Trang 43 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Một số thực trạng dạy và học “khối tròn xoay” ở trường THPT

1.5.1. Nội dung chủ đề “Khối tròn xoay” trong chương trình Hình học

1.5.1. Nội dung chủ đề “Khối tròn xoay” trong chương trình Hình học 12 THPT THPT

Nội dung kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu được trình bày trong SGK hình học nâng cao 12 ở Chương II. Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón

Chương này nhằm giới thiệu khái niệm mặt tròn xoay nói chung, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu mặt cầu, mặt trụ, mặt nón. Đồng thời chương trình cũng đưa ra công thức tính diện tích, thể tích của một số khối hình quan trọng. Phân phối chương trình cụ thể như sau:

§1. Mặt cầu (4 tiết)

§2. Khái niệm mặt tròn xoay (1 tiết) §3. Mặt trụ (2 tiết)

§4. Mặt nón (2 tiết)

§5. Ôn tập chương (2 tiết)

Hình Học nâng cao 12 là cuốn SGK tiếp theo cuốn Hình học nâng cao 10, Hình học nâng cao 11. Nội dung kiến thức được trình bày trong cuốn này góp phần hoàn thiện những kiến thức hình học phổ thông hết sức cơ bản cho HS. Với tinh thần giảm tải chương trình học cho HS nên kiến thức hình học được trình bày trong chương II gần gũi với trình độ hiện tại của các em. Một số nội dung có liên quan mật thiết với kiến thức hình học không gian ở lớp 11. Nội dung kiến thức trong chương II có liên quan nhiều đến thực tế, tuy nhiên trong nội dung lý thuyết chúng ta sẽ gặp những khái niệm, định lý mà việc chứng minh hết sức phức tạp nằm ngoài khả năng nhận thức của HS phổ thông. Do đó, một số vấn đề không được trình bày chính xác như định

37

nghĩamặt tròn xoay, định nghĩa thể tích và chứng minh sự tồn tạithể tích của khối tròn xoay. Các vấn đề này thường được trìnhbày chủ yếu dựa vào sự mô tả trực quan.Khái niệm mặt tròn xoay được giới thiệu cho HS nhằm mục đích giúp HSlàm quen với các mặt tròn xoay gặp trong thực tế, tuy nhiên SGK không đisâu vào các tính chất của mặt tròn xoay.Các công thức về thể tích khối cầu, khối trụ, khối nón đã được giới thiệu cho HS ở lớp 9 nhưng không chứng minh. Ở lớp 12 HS đã có thể chứng minhcác công thức tính thể tích của các mặt tròn xoay này bằng phương pháp tíchphân của giải tích. Tuy nhiên, vì lý do về mặt sư phạm nên SGK Hình họcnâng cao 12 không trình bày cách chứng minh này mà chỉ giới thiệu, mô tảcho HS hiểu công thức tính thể tích của khối trụ tròn xoay, từ đó suy ra cáccông thức thể tích của khối trụ.Nói chung chúng ta có thể thấy các định hướng cơ bản mà các tác giả sửdụng trong quá trình biên soạn nội dụng chương II là:

+ Tăng cường tính trực quan và các yếu tố có tính thực tế cao trongkhi biên soạn các nội dung kiến thức.

+Nâng cao tính tích cực và chủ động của HS, đề cao vai trò củangười thầy là người thiết kế các tình huống, tạo môi trường học tập tíchcực nhằm phát triển tư duy sáng tạo và khả năng tư duy toán học của HS.

1.5.2. Khảo sát thực trạng dạy và học chủ đề “Khối tròn xoay” theo lí thuyết kiến tạo ở trường THPT

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng là dựa vào kết quả khảo sát thực trạng để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất một số tình huống dạy học nội dung khối tròn xoay ở chương 2. Khảo sát thực trạng để biết GV phổ thông có thật sự hiểu đầy đủ về LTKT hay không và GV vận dụng LTKT vào dạy học chủ đề “Khối tròn xoay” như thế nào. Khảo sát để biết HS có được học tập chủ đề “Khối tròn xoay” theo quan điểm của LTKT hay không.

38

Đối tượng khảo sát gồm tất cả 9 GV ở tổ toán (trong đó có 4 GV đang giảng dạycác lớp 12)và 81HS (gồm 40 HS lớp 12A,41 HS lớp 12B)tại trường THPTYên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Phương pháp dùng để khảo sát thực trạng là phương pháp quan sát - điều tra. Chúng tôi dự giờ một số tiết dạy của GV và tập trung vào quan sát xem GV xây dựngnhững tình huống dạy học như thế nào. GV thiết kế những hoạt động, những câu hỏi cho HS ra sao. GV có quan tâm hướng dẫn HS cách tiếp cận vấn đề và cách suy nghĩ giải quyết vấn đề hay không. GV có xem trọng việc hình thành tri thức phương pháp và phát triển tư duy cho HS hay không. Đồng thời, chúng tôi cũng quan sát thái độ và ý thức học tập của HS trong giờ học. Ngoài ra, chúng tôicòn phát phiếu điều tra cho GV và HS nhằm thu thập những thông tin cần thiết liên quan đến dạy và học nội dung khối tròn xoay theo LTKT (mẫu phiếu khảo sát xin xem ở phụ lục 1, phụ lục 2).

Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng, chúng tôi rút ra được những nhận xét sau đây:

a) Về GV

Qua các tiết dự giờ, chúng tôi nhận thấy trong quá trình dạy học GV có quan tâm đến hình thành các khái niệm, định lí, công thức cho HS, nhưng sự quan tâm của GV là chưa sâu sắc, thể hiện ở:

- Trong dạy học một số khái niệm về khối tròn xoay, GV thường bỏ qua bước tổ chức cho HS phát hiện một số thuộc tính đặc trưng của khái niệm, GV hiếm khi đưa ra các hoạt động, bài tập đơn giảnnhằm giúpHS củng cố khái niệm vừa học, để HSthấy được sự liên kết giữa kiến thức cũ và kiến thức mới,từ đó HS dễ nhớ, dễ liên tưởng và biết cách sử dụng linh hoạt kiến thức vào những tình huống cụ thể.

39

- Trong dạy học một số định lí, GV ít tạo tình huống giúp HS khám phá ra công thức tính thể tích của các khối tròn xoay

- GV chủ yếu sử dụng các hoạt động được thiết kế sẵntrong SGK hay sách thiết kế bài giảng, mà ít bổ sung thêm các hoạt động mới. Sự trao đổi, thảo luận giữa GV và HS trong quá trình dạy học là không nhiều. GV ít hướng dẫn HS cách tiếp cận vấn đề, cách suy nghĩ tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề, nhằm giúp HS hình thành tri thức phương pháp và phát triển tư duy.

- Trong dạy học bài tập, mặc dù GV có hướng dẫn cho HS cách giải bài toán, nhưng ít khi đưa ra những câu hỏi mang tính gợiý giúp HS suy nghĩ giải quyết vấn đề. Các bài toán GV cho HS luyện tập ít có liên quan với nhau nên không phát huy được sự chủ động, tích cực, sáng tạo của HS. Sau mỗi bài toán, GV ít khi cho HS nhìn lại lời giải và kiểm tra lại từng bước giải. GV ít gợi ý cho HS thử giải bài toán bằng cách khác, để từ đó HS tự rút ra nhận xét về phương pháp giải và biết cách khai thác để giải các bài toán tương tự.

Kết quả điều tra cụ thể về việc vận dụng LTKT và dạy học chủ đề “Khối tròn xoay” của GV trình bày ở bảng phụ lục 1.1

b) Về HS

Kết hợp kết quả điều tra thu được ở bảng phụ lục 1.2 và chú ý vào quan sát thái độ, ý thức học tập của HS trong các tiết dự giờ, chúng tôi nhận thấy: - Phần lớn HS học tập thụ động, chỉ có một số ít HS là tích cực tham gia vào bài giảng của GV. HS thiếu tinh thần tự giác, không hăng hái trong hoạt động nhóm. HS thường không thuộc bài, ít chịu khó đọc sách và làm bài tập về nhà. Do đó, trong giờ học khi GV đưa ra những câu hỏi có liên quan đến nội dung kiến thức cũ thì đa số HS còn mơ hồ, lúng túng không trả lời được.

40

- HS thường học qua loa phần lí thuyết, chủ yếu để nắm sơ lược lí thuyết và công thức để áp dụng vào giải bài tập. Khi chứng minh định lí hay giải bài tập, sai lầm thường gặp ở HS là các em vẽ hình không chính xác. Do đó, trong nhiều trường hợp HS không thể phát hiện ra tính chất mới hay quan hệ mới có trong bài toán, gây khó khăn cho HS trong việc tìm ra lời giải bài toán.

Như vậy, với cách dạy và học như trên, HS sẽ không hiểu sâu sắc các khái niệm, định lí, không hình thành được tri thức phương phápvà không biết cách liên tưởng đến kiến thức đã học để giải quyết các tình huống không quen thuộc. Dođó cần tìm ra một phương pháp dạy học phù hợpnhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động chủ đề “Khối tròn xoay”.

41

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của luận văn đã đưa ra các cơ sở khoa học của lý thuyết kiến tạo, đã phân tích được những yếu tố phù hợp của việc vận dụng lý thuyết kiến tạo trong quá trình dạy học Toán nói chung, dạy học chủ đề “khối tròn xoay” nói riêng và nhận thấy rằng: Lý thuyết kiến tạo là một trong những lý thuyết dạy học hiện đại, nó đáp ứng được các yêu cầu về vấn đề dạy học và tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Dạy học kiến tạo đòi hỏi sự nỗ lực cá nhân ở mứ độ cao, đòi hỏi nhiều thời gian để học sinh tìm tòi dự đoán, kiểm nghiệm trong quá trình khám phá tri thức mới. Cho nên, trong quá trình dạy học giáo viên cần phải dự tính lựa chọn các pha thích hợp cho từng nội dung, cho từng tiết học và cho từng đối tượng học sinh, phù hợp với những định hướng và các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, góp phần cải tạo được thực trạng dạy học môn Toán ở trường THPT. Vì thế, việc vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học Toán nói chung và dạy học chủ đề “khối tròn

xoay” nói riêng là hết sức cần thiết. Đây là cơ sở để tiến hành thực hiện tiếp

42

Chương 2

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC “KHỐI TRÒN XOAY” THEO LÍ THUYẾT KIẾN TẠO

Dựa vào mục 1.3 trong chương 1 về định hướng vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học môn Toán, trong chương này chúng tôi đề xuất một số tình huống dạy học “Khối tròn xoay” lớp 12 theo lí thuyết kiến tạo như dưới đây. Trong mỗi tình huống chúng tôi trình bày tập trung vào việc thiết kế các câu hỏi và hoạt động để học sinh được tham gia vào quá trình kiến tạo tri thức. Chúng tôi cũng kết hợp sử dụng công nghệ thông tin và các tư liệu dạy học có sẵn trên internet để tăng phần hấp dẫn lôi cuốn học sinh.

Một phần của tài liệu Dạy học kiến tạo khối tròn xoay ở lớp 12 THPT (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)