8. Cấu trúc luận văn
1.4. Một số hình thức tổchức dạy học kiến tạo
1.4.3. Dạy học khám phá
Dạy học khám phá là giáo viên tổ chức cho học sinh tự tìm tòi phát hiện, khám phá ra tri thức mới, cách thức hành động mới nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh. Qua đó học sinh học kĩ năng và thái độ học tập tích cực. Trong đó, người học đóng vai trò là người phát hiện còn người dạy đóng vai trò là chuyên gia tổ chức.
Theo J. Bruner, học sinh phải là người tự lực, tích cực hành động tìm tòi, khám phá đối tượng học tập để hình thành cho mình các nguyên tắc, các ý tưởng cơ bản từ các tình huống học tâp̣ cụ thể. Trong học môn Toán phải có thái độ khám phá các định lý, các quy luật … giống như các nhà khoa học thực thụ.
Trong học tập khám phá cho phép học sinh đi qua ba giai đoạn, ba hình thức hành động học tập: đầu tiên cần phải thao tác và hành động trên các tài liệu đã có (hành động phân tích); hành động trên các hình ảnh về chúng (hành động mô hình hóa) và cuối cùng rút ra được các khái niệm, các quy tắc chung từ những mô hình đó (hành động ký hiệu hóa). Vì vậy, trong học tâp̣ khám phá, giáo viên cần cung cấp nhiều tình huống để học sinh có thể đặt câu hỏi, khám phá và thực nghiệm cho đến tìm ra được các nguyên tắc, các ý tưởng, mối liên hê ̣cơ bản trong cấu trúc môn học. Cần tổ chức cho học sinh tiến hành các hành động học tập tương ứng với các hình thức biểu hiện của cấu trúc (hành động thực tiễn, hành động mô hình hóa, hành động khái quát hóa); theo phương pháp chung là suy luận quy nạp, nghĩa là từ các hành động trên các vật liệu cụ thể để rút ra các nguyên tắc chung.
34
Thứ nhất: Phương pháp dạy học khám phá trong nhà trường không nhằm phát
hiện những điều loài người chưa biết, mà chỉ nhằm giúp HS chiếm lĩnh một số tri thức mà loài người đã phát hiện được.
Thứ hai: Phương pháp dạy học khám phá thường được thực hiện qua hàng loạt hoạt động; trong đó GV khéo léo đặt HS vào vi ̣ trí người phát hiện, khám phá lại một số tri thức trong kho tàng kiến thức của nhân loại thông qua những câu hỏi hoặc những yêu cầu hành động, mà khi HS giải đáp hoặc thực hiện được thì sẽ dần xuất hiện con đường dẫn đến tri thức.
Thứ ba: Mục đích của dạy học khám phá không chỉ là làm cho HS lĩnh hội
được tri thức của môn học, mà còn trang bị cho họ những thủ pháp suy nghĩ; những cách thức phát hiêṇ và giải quyết vấn đề mang tính độc lập, sáng tạo. Ngoài ra, các nhà giáo dục cho rằng, dạy học khám phá còn thể hiện điểm mạnh sau:
- Là phương pháp dạy học hướng vào hoạt động của người học,ưhọc sinh được khuyến khích coi việc học là công việc của bản thân hơn là việc của GV, mức độ đòi hỏi của người học nhờ đó cũng được tăng lên.
- Là phương pháp dạy học hỗ trợ việc phát triển năng lực nhận thức riêng cũng như tài năng của người học.
- Là phương pháp cho phép người học có thời gian tiếp thu, câp̣ nhật thông tin
và đánh giá được năng lực thực sự của bản thân trong quá trình học tập và nghiên cứu
Có hai kiểu dạy học khám phá là khám phá có hướng dẫn và khám phá tự do. + Khám phá có hướng dẫn (mức độ thấp): HS nhận được các gợi ý trợ giúp cần thiết trong quá trình đi tới kiến thức.
35
+ Khám phá tự do (mức độ cao): HS nhận nhiệm vụ và gợi ý ban đầu từ GV và tự mình đi tới kiến thức.
Trong quá trình dạy học, tùy vào đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn kiểu dạy học khám phá cho phù hợp. Trong thực tế thì đối với học sinh THPT đại trà, giáo viên thường chọn kiểu dạy học khám phá có hướng dẫn.
Những điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học khám phá
Việc áp dụng dạy học bằng hoạt động khám phá đòi hỏi những điều kiện sau:
Thứ nhất: Đa số HS phải có kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện các hoạt
động khám phá do GV tổ chức.
Thứ hai: Sự hướng dẫn của GV cho mỗi hoạt động phải ở mức cần thiết, không quá ít, không quá nhiều, bảo đảm HS phải hiểu chính xác họ phải làm gì trong mỗi hoạt động khám phá. Muốn vậy GV phải hiểu rõ khả năng HS của mình.
Thứ ba: Hoạt động khám phá phải được GV giám sát trong quá trình HS thực
hiện.
Thứ tư: GV cần chuẩn bi ̣ một số câu hỏi gợi mở từng bướ c để giúp HS tự
lực đi tới mục tiêu của hoạt động. Nếu hoạt động tương đối dài có thể từng chặng yêu cầu một vài nhóm HS cho biết kết quả tìm tòi của họ.
* Quy trình tổ chức dạy học khám phá
+ Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ (GV đưa ra dưới dạng câu hỏi, sơ đồ, một bảng biểu,…)
+ Học sinh tìm kiếm, khám phá dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giáo viên. + Học sinh báo cáo kết qủa trước lớp, có sự chất vấn và thảo luận của cả lớp + Phân tích và đánh giá kết quả (Học sinh tự đánh giá, Giáo viên đánh giá)
36