Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đánh giá trong dạy học tích hợp môn toán 6 (Trang 38 - 42)

1. Cơ sở lí luận

2.2. Cơ sở thực tiễn

Để hiểu rõ thực trạng đánh giá dạy học tích hợp môn Toán 6 hiện nay, tôi đã lập phiếu khảo sát một số giáo viên Toán và HS khối 6 tại trƣờng THCS Tiên Cát - Việt Trì - Phú Thọ.

* Mục đích khảo sát: Nắm đƣợc thực trạng đánh giá dạy học tích hợp (chủ đề tích hợp) Toán 6

* Đối tượng khảo sát:

+ Giáo viên Toán trƣờng THCS Tiên Cát: 8 giáo viên

*Nội dung khảo sát: Phiếu phụ lục 1

* Kết quả khảo sát

+ Về trình độ đào tạo: 8/8 giáo viên đƣợc đào tạo trên chuẩn.

STT Số năm thâm niên Số giáo viên

1 2 1

2 10 1

3 14 4

4 20 2

7/8 giáo viên ban đầu đƣợc đào tạo 2 môn nhƣ: Toán – Tin, Toán – Lý, Toán – Công nghệ, Toán – GDCD đó là một thuận lợi để GV sử dụng phƣơng pháp giảng dạy và đánh giá dạy học tích hợp.

Những năm gần đây giáo viên THCS có đánh giá, xếp loại học sinh đúng quy chế (Thông tƣ số 58/2011/TT-BGDĐT), có xây xây dựng đề kiểm tra theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT, có đánh giá tích hợp, tuy nhiên những công tác kiểm tra, đánh giá ở THCS theo hƣớng tích hợp vẫn chƣa đồng đều, chƣa thƣờng xuyên và còn một số hạn chế:

Thứ nhất: Chƣa xác định rõ mục đích toàn diện: đánh giá để làCơ m gì, tại sao phải đánh giá, đánh giá nhằm thúc đẩy, hình thành khả năng gì ở học

sinh?... Mà GV chỉ quan tâm, kiểm tra đánh giá để có điểm, thực hiện yêu cầu theo quy chế…mà quên rằng kiểm tra đánh giá còn có nhiều chức năng khác.

Thứ hai: Đánh giá chƣa thực sự vì sự tiến bộ của học sinh, chƣa cung cấp những thông tin phản hồi giúp học sinh biết mình tiến bộ đến đâu (GV chấm bài thƣờng chỉ cho điểm hoặc chỉ phê: sai, lƣời học… chứ chƣa giải thích đƣợc rõ cho học sinh biết tại sao sai, sai nhƣ thế nào), tiến bộ, sáng tạo ở đâu....

Thứ ba: Giáo viên sử dụng rất hạn chế các hình thức đánh giá mới, hiện đại, chủ yếu dựa vào hình thức KTĐG truyền thống: Kiểm tra miệng,15 phút, 1 tiết … cũng không rõ mình định đánh giá kỹ năng hay năng lực gì ở học sinh…chƣa đa dạng hình thức kiểm tra đánh giá (đánh giá thông qua sản phẩm, qua hồ sơ học sinh, qua thuyết trình/trình bày, thông qua tƣơng tác nhóm, đánh giá bằng các tình huống bài tập, các hình thức tiểu luận, …). Chƣa chú ý đến đánh giá quá trình, chủ yếu đánh giá định kỳ theo quy định hiện hành…

Thứ tư: Các đề kiểm tra chủ yếu là tái hiện nhằm đánh giá việc nhớ, hiểu kiến thức, chủ yếu dựa vào SGK (tập trung vào kiến thức) mà ít chú ý đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống, kỹ năng vận dụng, thực hành (Năng lực). Giáo viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, lối mòn, chƣa cập nhật thƣờng xuyên các yêu cầu đổi mới của việc đánh giá.

Thứ năm: Nhiều GV còn chƣa nắm vững về hình thức, phƣơng pháp, kỹ thuật ra đề kiểm tra.

Thứ sáu: Sau mỗi bài kiểm tra/ kỳ thi, giáo viên (nhà trƣờng) thƣờng chỉ quan tâm đến điểm số của học sinh để lên bảng điểm, xếp loại, đánh giá (mục đích trƣớc mắt) chứ chƣa tập trung phân tích đánh giá chất lƣợng thực để rút

kinh nghiệm, điều chỉnh quá trình dạy, chƣa truy trách nhiệm đến tận gốc là tại ai, vì sao, phải làm gì….

KẾT LUẬN CHƢƠNG CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này tác giả đã trình bày về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về đánh giá trong dạy học tích hợp môn Toán lớp 6. Qua đó ta thấy đƣợc tầm quan trọng của đánh giá trong dạy học tích hợp. Qua thực trạng đánh giá trong dạy học chủ đề tích hợp hiện nay ta cũng thấy giáo viên có thể xây dựng các chủ để dạy học tích hợp môn Toán nhƣng chƣa quen thực hiện các hoạt động thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá trong dạy học chủ đề tích hợp môn Toán 6

Trong phần tiếp theo của chƣơng 2 tác giả trình bày một số biện pháp đánh giá trong dạy học chủ đề tích hợp môn Toán 6.

Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN TOÁN 6

Một phần của tài liệu Đánh giá trong dạy học tích hợp môn toán 6 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)