Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ liên ngân hàng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 66 - 69)

Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 ± 2019 ± 6T/202

0

Doanh số GD

giao ngay tr.USD 18,272 20,933 15% 23,975 15% 14,373 Doanh số GD

kỳ hạn tr.USD 2,259 1,604 -29% 3,336 108% 1,560 Doanh số GD

hoán đổi tr.USD 19,487 22,435 15% 32,424 45% 16,466 Tổng doanh số tr.USD 40,018 44,973 12% 59,735 33% 32,399

(Nguồn: Phòng Ngoại hối – Khối Nguồn vốn và Ngoại hối VIB)

Doanh số giao dịch của VIB trên thị trường liên ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh trong các năm, tăng 12% năm 2018 và lên tới 33% năm 2019, doanh số 6 tháng đầu năm 2020 cũng đã tương đương 54% so với năm 2019. Nhìn vào cơ cấu ta thấy nghiệp vụ hoán đổi có sự tăng trưởng mạnh nhất về doanh số, năm 2017, doanh số của nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ hoán đổi khá tương đồng nhưng đến hết năm 2019 thì nghiệp vụ hoán đổi có doanh số gấp 1.5 lần nghiệp vụ giao ngay, dù nghiệp vụ giao ngay cũng tăng trưởng doanh số 15% mỗi năm. Nghiệp vụ kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng 5% tổng doanh số. Tính trung bình, VIB có doanh số giao dịch trung bình khoảng 20 tr.USD/ngày, đây là mức giao dịch thuộc

nhóm trung bình trên thị trường liên ngân hàng.

Nghiệp vụ giao ngay được áp dụng cho các nhu cầu tức thời, đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ trong ngày của khách hàng, đáp ứng các nhu cầu về thanh khoản, chỉ số của ngân hàng trong tức thời khi có những khoản tiền ngoại tệ chuyến đến/đi đột xuất. Tuy vậy, nghiệp vụ giao ngay hiện nay tập trung trên 95% bằng đồng USD, được các ngân hàng mua bán với giá công khai, cạnh tranh, có biên lợi nhuận rất thấp nên được xếp vào nghiệp vụ giao dịch duy trì ổn định.

Nghiệp vụ kỳ hạn có tỷ trọng thấp trong 3 năm qua do có RRTG lớn, đồng thời giá cả còn cao. Thực tế hiện nay, giá kỳ hạn được tính bằng chênh lệch lãi suất VND và USD, rơi vào khoảng 1-3% cho các kỳ hạn đến 12 tháng. Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến tỷ giá từ năm 2017 đến nay, ngoại trừ đợt tăng giá vào giữa năm 2018, các thời điểm còn lại tỷ giá ổn định trong nhiều tháng, mất giá không quá 0.5% thậm chí còn giảm giá, vì vậy, nghiệp vụ kỳ hạn không được ưu tiên sử dụng.

Nghiệp vụ hoán đổi sẽ được phân tích ở phần tiếp theo liên quan đến hạch toán lỗ hoạt động kinh doanh ngoại hối trên báo cáo tài chính của VIB.

42

2.1.5.3. Hiệu quả hoạt động mua bán ngoại tệ tại VIB

Bảng 2.5. Hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại VIB (Đơn vị: tr.VND)

Chỉ tiêu 2017 2018 ± 2019 ± 6T/2020

Thu nhập từ kinh

doanh với KH 30,031 34,804 16% 41,417 19% 24,252 Thu nhập từ kinh

doanh Liên Ngân hàng

97,935 109,459 12% 225,504 106% 135,946

Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ giao ngay

16,010 64,875 305% 30,928 -52% 35,204

Thu nhập từ các

công cụ phái sinh 111,956 79,388 -29% 235,993

197

% 124,994

Tổng thu nhập 127,966 144,263 13% 266,921 85% 160,198

Chi phí từ kinh doanh ngoại hối phái sinh (190,854) (170,134) (388,629) (187,921) Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (62,888) (25,871) (121,708) (27,723)

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của VIB)

Thu nhập từ nghiệp vụ giao ngay có sự thay đổi lớn khi tăng hơn 3 lần vào năm 2018 so với 2017. Điều này là nhờ VIB đã duy trì trạng thái ngoại hối dương trước khi có đợt tăng giá mạnh vào giữa năm 2018, vì vậy thời điểm cuối năm khi bán ngoại tệ ra thị trường thu được lợi nhuận lớn.

Năm 2019, VIB cũng bị thiệt hại khi có trạng thái âm vào giữa năm khi thương chiến Mỹ - Trung Quốc có giai đoạn căng thẳng cao, hai bên liên tục áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa của đối phương. Đây là thời điểm mà hoạt động xuất nhập khẩu gặp ảnh hưởng, đồng thời thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng

cũng gặp khó khăn dẫn đến việc không duy trì được trạng thái dương và phải đi mua ngoại tệ với giá cao.

- Giải thích khoản lỗ từ kinh doanh ngoại hối.

Khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối xuất phát từ chi phí kinh doanh ngoại hối phái sinh, cụ thể là các giao dịch hoán đổi USD/VND. Chi phí này xuất hiện liên tục qua các năm từ năm 2017. Nguyên nhân đến từ chiến lược huy động vốn của VIB.

Lấy năm 2019 để làm ví dụ phân tích, VIB có hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, đó là cho vay khách hàng với giá trị 127,914 tỷ đồng, chiếm 69% tổng tài sản (trong đó cho vay cá nhân đã chiếm 81% tổng dư nợ) và chứng khoán đầu tư giá trị 27,841 tỷ đồng, chiếm 15% tổng tài sản. Do các sản phẩm cho vay mua nhà đất, ô tô cho cá nhân, đầu tư giấy tờ có giá của Chính phủ, TCTD khác và tổ chức kinh tế đều tập trung vào kỳ hạn trung dài hạn bằng VND nên VIB luôn cần tìm các giải pháp để huy động vốn trung dài hạn với chi phí thấp nhất (vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh, vừa đáp ứng tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dưới 40% của thông tư 41). Dưới đây là bảng giá huy động của một số nguồn trung dài hạn chính năm 2019

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w