Hạn mức trạng thái ngoại tệ tại các chi nhánh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 77 - 85)

Phân nhóm Trạng thái ngoại hối được phép duy trì

USD Ngoại tệ khác quy USD

Nhóm 1 (Sở giao dịch tại HN, TPHCM) +/- 50,000.00 +/- 10,000.00 Nhóm 2 (các chi nhánh tại HN, TPHCM, Đà Nẵng) +/- 30,000.00 +/- 5,000.00 Nhóm 3 (các chi nhánh còn lại) +/- 10,000.00 +/- 5,000.00

Nguồn: Phòng Kinh doanh - Khối Nguồn vốn và Ngoại hối VIB

Bước 3: Kiểm soát RRTG

Các quyết định sử dụng phương thức kiểm soát RRTG do khối Nguồn vốn và ngoại hối lựa chọn thực hiện trong quá trình kinh doanh. Phương thức kiểm soát RRTG của VIB được áp dụng dựa vào các cách thức chính như sau:

- Nhận định thị trường ổn định, tỷ giá dự kiến ít biến động, ưu tiên sử dụng hợp đồng giao ngay để tiết kiệm chi phí, đồng thời áp dụng hạn mức dừng lỗ cho giao dịch.

Trong các giao dịch, VIB áp dụng mức dừng lỗ là 2% giá trị từng giao dịch đồng thời áp dụng mức dừng lỗ theo giá trị lỗ tối đa là 1,312 tr.VND cho mỗi nhân sự tham gia giao dịch trên thị trường.

52

- Nhận định thị trường bất ổn, tỷ giá có thể biến động mạnh hoặc chưa xác định được xu hướng thị trường trong thời gian tới hoặc giá trị giao dịch lớn có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng, ưu tiên sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, trong đó tập trung vào hai công cụ:

Sử dụng hợp đồng kỳ hạn: Thông qua hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn ngân hàng cố định tỷ giá bán hay tỷ giá mua với đối tác. Mọi trạng thái ngoại tệ liên quan đến nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn không được hạch toán bằng nội bảng mà được hạch toán bằng ngoại bảng. Mục đích của hợp đồng kỳ hạn là nhằm loại trừ những khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại thời điểm cần thực hiện giao dịch về ngoại tệ trong tương lai. Ví dụ: VIB cần thực hiện chuyển tiền USD ra nước ngoài cho khách hàng để thanh toán LC sau 1 tuần nữa, VIB sẽ thực hiện mua kỳ hạn 1 tuần để đảm bảo nguồn cho khách hàng trên thị trường liên ngân hàng với tỷ giá xác định nay ở thời điểm hiện tại.

Sử dụng hợp đồng hoán đổi: Khi có nhu cầu sử dụng một loại tiền tệ đồng thời có sẵn một loại ngoại tệ khác, VIB thực hiện hợp đồng hoán đổi. Thông qua hợp đồng này, VIB đồng thời không phải gánh chịu rủi ro tỉ giá và quản lí dòng tiền hiệu quả hơn, tận dụng được nguồn ngoại tệ sẵn có.

Bước 4: Giám sát quản lý RRTG

Việc giám sát RRTG được thực hiện thông qua việc giám sát các hạn mức RRTG được thiết lập có bị vi phạm hay không và khả năng chấp nhận RRTG của ngân hàng. Việc giám sát bao gồm 2 cấp độ chính:

- Cập nhật biến động hàng ngày trong môi trường kinh doanh và tình hình kinh doanh: bao gồm môi trường pháp lý, tình hình và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, các dự báo về tỷ giá và các yếu tố liên quan, tác động lên tỷ giá

- Họp định kỳ hàng năm để quyết định về: Khẩu vị RRTG mà ngân hàng có thể và sẵn sàng chấp nhận, mô hình quản trị RRTG, chính sách và quy trình quản lý. Các kế hoạch, chính sách có thể được đưa ra bàn bạc, điều chỉnh hàng quý.

HĐQT TGĐ ALCO Khối KHDN Khối NHBL Khối NVNH

Ủy ban rủiro

Ban Kiểm soát Kiểm toán Nội bộ Khối QTRR

Tầng bảo vệ thứ 1 Tầng bảo vệ thứ 2 Tầng bảo vệ thứ 3 Hoạt động kinh doanh Quản trị rủi ro Kiểm soát độc lập

Lập

Bước 5: Báo cáo rủi ro

Các cập độ giám sát đều dựa trên nguyên tắc kết quả giám sát là các biên bản họp, văn bản cập nhật chính thức thể hiện đầy đủ các nội dung cần giám sát theo hình thức và nội dung do VIB quy định.

Bước 6: Xem xét và đánh giá lại

Các mô hình tài chính sử dụng cho việc đo lường và giám sát RRTG phải được thử nghiệm và kiểm chứng độc lập ít nhất một năm một lần. Người kiểm chứng độc lập phải là người có trình độ, kinh nghiệm và hiểu biết sâu trong lĩnh vực liên quan đến quản trị RRTG. Trong thời gian đầu sử dụng mô hình có thể đánh giá lại theo 3 tháng một lần.

2.1.9. Mô hình quản trị rủi ro tỷ giá tại VIB

Sơ đồ 2.3. Mô hình quản trị rủi ro tỷ giá tại VIB

54

2.1.9.1. Mô hình “3 tầng bảo vệ” tại VIB

Mô hình quản trị RRTG tại VIB được thực hiện theo mô hình “3 tầng bảo vệ”, với vai trò của 3 tầng như sau:

Tầng bảo vệ thứ nhất: Khối kinh doanh “Mỗi cán bộ kinh doanh là chủ thể của Kinh doanh – Kiểm soát – Hiệu quả”:

- Chịu trách nhiệm về RRTG trong hoạt động kinh doanh.

- Nhận thức, quản trị, theo dõi và kiểm soát RRTG.

- Đưa vấn đề tiềm ẩn RRTG và báo cáo ghi nhận các loại RRTG lên cấp trên và các bên liên quan.

- Xác định khẩu vị RRTG của từng khối kinh doanh.

- Tuân thủ các chính sách đặt ra.

Tầng bảo vệ thứ hai: Quản trị RRTG “Hỗ trợ cho các quyết định kinh doanh”

- Giám sát và đảm bảo tuân thủ của các hoạt động quản trị RRTG.

- Tư vấn, khuyến nghị về quản trị RRTG.

- Xây dựng chính sách vè định hướng.

- Đảm bảo tuân thủ, theo dõi và kiểm tra trực tiếp.

- Thực hiện báo cáo các RRTG được ghi nhận và các RRTG tiềm ẩn cho các bên liên quan cũng như cho HĐQT.

Tầng bảo vệ thứ ba: Các ủy ban chuyên trách và kiểm toán “Đảm bảo tuân thủ một cách độc lập”

- Giám sát độc lập.

- Độc lập kiểm tra và rà soát hiệu quả của hoạt động kiểm soát.

- Rà soát định hướng, chính sách và quá trình thực thi.

- Đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của tầng bảo vệ thứ nhất và tầng bảo vệ thứ hai.

- Thực hiện báo cáo các RRTG được ghi nhận và các RRTG tiềm ẩn cho các bên liên quan cũng như cho HĐQT.

Đánh giá: Mô hình 3 ba tầng bảo vệ tạo ra sự đồng bộ do tất các thành viên trong hệ thống đều phải tham gia vào quá trình quản trị rủi ro, được phân định thành ba mảng chính là “Kinh doanh”-“Quản trị rủi ro chuyên trách” và “Kiểm soát độc lập”. Mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của ngân hàng được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu ở mức thấp nhất.

Mô hình quản trị RRTG VIB đã được tuân thủ và dần tiệm cận với các chuẩn mực quản trị tiên tiến thế giới (theo khung quản trị của Basel II), đặc biệt, tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên của ngân hàng. Mỗi cá nhân từ chuyên viên khách hàng tới nhân viên các khối hỗ trợ đều phải tuân thủ quy định, quy trình và ý thức được trách nhiệm đánh giá, phát hiện sớm rủi ro và tìm cách ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Tức là đảm bảo việc quản trị rủi ro được thực hiện bởi cả hệ thống chứ không chỉ riêng trách nhiệm của bộ phận hay cá nhân chuyên trách nào.

2.1.9.2. Trách nhiệm và thẩm quyền trong quản trị RRTG

(1) Tổng giám đốc

- Xây dựng chiến lược quản trị RRTG để trình HĐQT xem xét, phê duyệt;

- Triển khai thực hiện chiến lược đã được HĐQT phê duyệt;

- Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt các quy định, quy trình, hướng dẫn quản trị RRTG;

- Cung cấp kịp thời, chính xác và đầy đủ thông tin về rủi ro tỷ giá trong tất cả hoạt động kinh doanh của VIB cho HĐQT định kỳ hoặc khi được yêu cầu;

- Rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ và hiệu quả của chiến lược, chính sách, quy trình quản trị RRTG và kiến nghị các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung với HĐQT định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết;

- Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của pháp luật đảm bảo quản trị RRTG hiệu quả;

- Chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định xử lý và giảm thiểu rủi ro tỷ giá tại VIB theo phân cấp thẩm quyền và trình HĐQT phê duyệt việc xử lý các trường hợp vượt thẩm quyền.

56

(2) Ủy ban ALCO

- Rà soát, đề xuất, phê duyệt theo phân cấp thẩm quyền của VIB về các chính sách, mô hình, đo lường và quản trị rủi ro tỷ giá; các phương pháp phòng chống và xử lý rủi ro tỷ giá khi có biến động ảnh hưởng tới khả năng lãi/lỗ của VIB;

- Phê duyệt hạn mức rủi ro tỷ giá trong giới hạn khẩu vị rủi ro HĐQT phê duyệt, đảm bảo tối ưu hóa lợi ích trong công tác phân bổ rủi ro;

- Phê duyệt các trường hợp vượt hạn mức quản trị RRTG và ngoại lệ, đưa ra các quyết định xử lý và giảm thiểu rủi ro tỷ giá tại VIB theo phân cấp thẩm quyền và trình HĐQT phê duyệt việc xử lý các trường hợp vượt thẩm quyền;

- Báo cáo Ủy ban Rủi ro và HĐQT các vấn đề quan trọng về rủi ro tỷ giá;

- Định kỳ xem xét lại và đề xuất với Ủy ban Rủi ro và HĐQT về khẩu vị rủi ro tỷ giá, cấu trúc phân quyền phê duyệt và rà soát các giới hạn rủi ro tỷ giá;

- Khuyến nghị về rủi ro tỷ giá đối với sản phẩm mới, sản phẩm sửa đổi và phê duyệt các sản phẩm mới và hoạt động mới;

(3) Khối Quản trị Rủi ro

- Xây dựng quy định, quy trình, hướng dẫn quản trị RRTG phù hợp với điều kiện kinh doanh trong từng thời kỳ và trình Tổng giám đốc phê duyệt;

- Thực hiện đúng quy trình quản trị RRTG theo phân cấp thẩm quyền bao gồm nhận dạng, đo lường, giám sát và báo cáo rủi ro tỷ giá;

- Định kỳ theo dõi quy định của pháp luật hoặc vào thời điểm có những thay đổi ảnh hưởng đến rủi ro tỷ giá, đánh giá lại mức hạn mức quản trị rủi ro tỷ giá cụ thể và đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống hạn mức rủi ro trình ALCO phê duyệt;

- Thẩm định sự phù hợp của hạn mức quản trị RRTG do đơn vị khinh doanh đề xuất;

- Theo dõi trạng thái rủi ro so với các hạn mức rủi ro đã phê duyệt;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc trao đổi thông tin và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro tỷ giá được phê duyệt;

- Báo cáo kết quả theo dõi rủi ro định kỳ hoặc đột xuất cho HĐQT/BKS/CEO theo thẩm quyền;

- Thực hiện các báo cáo phân tích, đánh giá rủi ro tỷ giá, và đề xuất các biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro tỷ giá;

- Phổ biến, đào tạo cho tất cả các cá nhân, bộ phận liên quan đến quản trị RRTG về quy định, quy trình, hướng dẫn quản trị RRTG.

(4) Khối Nguồn vốn và Ngoại hối

- Tuân thủ các chính sách, quy định về hạn mức quản trị RRTG đã được phê duyệt;

- Đề xuất các mức hạn mức rủi ro phù hợp với kế hoạch kinh doanh, chính sách chiến lược chung của VIB đề cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;

- Thực hiện việc tuân thủ và chủ động kiểm soát các hạn mức quản trị rủi ro tỷ giá theo phân cấp thẩm quyền;

- Phối hợp cung cấp thông tin cho Phòng QLRRTG & ĐCTC và các Phòng ban chức năng khác khi có yêu cầu;

- Ban hành quy định phân loại tài sản/giao dịch vào banking book hay trading book và cơ chế thực hiện nhằm đảm bảo phân loại tài sản/giao dịch đúng theo mục đích đầu tư; Đề xuất chuyển giao tài sản giữa trading book và banking book trên cơ sở có phản biện từ Khối Quản trị Rủi ro và trình TGĐ phê duyệt;

- Nhận các báo cáo quản trị rủi ro tỷ giá, đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro tỷ giá và thực hiện các biện pháp đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

(5) Khối dịch vụ và công nghệ ngân hàng

- Thực hiện các giải pháp công nghệ đối với công tác nhận diện, đo lường, giám sát và báo cáo quản trị RRTG.

(6) Các Khối kinh doanh và Khối hỗ trợ khác

- Tuân thủ các quy định trong chính sách, quy định, quy trình quản trị RRTG tại VIB;

- Đảm bảo số liệu thuộc đơn vị quản lý nhập trên hệ thống đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác đo lường trạng thái RRTG hiệu quả;

- Thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm hạn mức quản trị RRTG theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền;

58

- Thực hiện cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị RRTG khi được cấp có thẩm quyền yêu cầu.

2.1.10. Đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tỷ giá tại VIB

2.1.10.1. Đánh giá các chỉ tiêu định tính và định lượng

Đối với các chỉ tiêu định tính:

- Về khung chính sách: VIB đã xây dựng từ năm 2010 và sửa đổi giữa năm 2017 về chính sách trọng yếu liên quan đến hoạt động quản trị RRTG như công bố khẩu vị rủi ro, các chính sách, quy định, quy trình về quản trị RRTG trong hoạt động của của VIB. Các văn bản trọng yếu của VIB là khẩu vị rủi ro được xây dựng hàng năm, chính sách, quy định, quy trình được xây dựng 3 năm một lần, thực hiện rà soát định kỳ 3-6 tháng/lần. VIB xây dựng khung chính sách theo nguyên tắc thận trọng, kiểm soát toàn diện các rủi ro có thể phát sinh để phòng ngừa tối đa tổn thất đối với ngân hàng.

- Về cơ cấu quản trị: Quy trình quản trị RRTG mà VIB áp dụng về cơ bản tương đồng với quy trình theo khung quản trị RRTG của Basel II, tuy nhiên VIB đã điều chỉnh lại quy trình thành 6 bước trong đó việc “Xây dựng và thực hiện các biện pháp quản trị RRTG” được VIB triển khai thành trong khâu “Kiểm soát RRTG”; việc “Giám sát và báo cáo rủi ro” được VIB thực hiện theo 2 khâu là“Giám sát RRTG” và “Báo cáo RRTG”, ngoài ra VIB thực hiện them một khâu “Xem xét, đánh giá lại” hoạt động quản trị RRTG.

- Về mô hình, công cụ đo lường rủi ro: VIB đo lường RRTG bằng các mô hình định giá theo giá thị trường (Mark-to-market). Việc sử dụng mô hình được tính toán hàng ngày theo số dư cuối ngày và được báo cáo vào ngày làm việc tiếp theo. VIB đã sử dụng các dữ liệu từ thị trường để xây dựng các mô hình tính toán VaR (Value- at-Risk: giá trị chịu rủi ro) từ giữa năm 2019, tuy nhiên số liệu này được Khối Nguồn vốn và ngoại hối xây dựng mang tính chất tham khảo, chưa được quy định trong các văn bản của VIB.

- Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro: Hệ thống lõi về nhập liệu, giao dịch của VIB là hệ thống Symbols do Oracle phát triển trên nền tảng

Oracle Fusion Middleware6, ra mắt năm 2010. Hiện nay VIB đang sử dụng phiên bản 11 khi mà phiên bản mới nhất là 12 đã ra mắt từ năm 2019. Hệ thống giao dịch liên ngân hàng VIB thực hiện cùng các ngân hàng khác tại Việt Nam thông qua hệ thống nhập liệu FX-Trading do Reuters cung cấp (hệ thông có sự tham gia theo dõi của NHNN). Các hệ thống báo cáo của VIB được xuất theo số liệu từ các hệ thống trên, được xử lý và gửi đi hàng ngày thông qua email cũng nhưng các báo cáo nội bộ chi tiết theo tháng, quý, năm.

-Về dữ liệu: VIB xây dựng Kho dữ liệu tập trung (data warehouse) dưới dạng sơ khai, thực tế các đơn vị sử dụng một máy chủ chung để các bộ phân khác nhau lưu trữ

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w