Giá trị VaR cho ngoại tệ USD

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 73 - 76)

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 6T/2020

Trung bình biến

động tỷ giá -0.0010% 0.0083% -0.0005% 0.0012% Phương sai 0.00007% 0.00006% 0.00004% 0.00015% Độ lệch chuẩn 0.08199% 0.07531% 0.06076% 0.12249% VaR với độ tin cậy

95% -0.1363% -0.1160% -0.1007% -0.2009%

VaR với độ tin cậy

99% -0.1920% -0.1672% -0.1420% -0.2842%

(Nguồn: Người viết tính toán dựa trên dữ liệu biến động tỷ giá USD/VND từ https://vn.investing.com/currencies/usd-vnd-historical-data)

48

Do USD luôn chiếm trên 95% giá trị giao dịch, giá trị tài sản và nợ phải trả bằng ngoại tệ của VIB, đồng thời trạng thái các khoản mục bằng USD cũng chiếm trên 95% giá trị trạng thái nên người viết tính toán giá trị VaR cho đồng USD để đại diện đánh giá RRTG tại VIB. Như vậy, với độ tin cậy 99%, thì VIB có thể chịu tổn thất tối đa hàng ngày là 0.142% giá trị trạng thái trong năm 2019 và 0.2842% trong nửa đầu năm 2020.

Nhận xét chung: Rủi ro tỷ giá tại VIB ở mức khá cao, diễn biến bất lợi mỗi khi tỷ giá trên thị trường có thay đổi mạnh. VIB vẫn chủ yếu duy trì trạng thái âm do thường tận dụng nguồn ngoại tệ để tài trợ nhu cầu VND, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực do diễn biến tỷ giá nhìn chung là diễn biến tăng trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay. Tuy nhiên, trạng thái ngoại hối của VIB có giá trị tuyệt đối chủ yếu dưới 50 tr.USD (tương đương với khoảng ¼ doanh số giao dịch hàng ngày), điều này giúp VIB hạn chế tổn thất từ RRTG.

1.4. Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá tại VIB

2.1.8. Quy trình quản trị rủi ro tỷ giá tại VIB

Sơ đồ 2.2. Quy trình quản trị RRTG tại VIB

Bước 1: Xác định rủi ro tỷ giá

Giám đốc khối nguồn vốn và Kinh doanh ngoại hối và các trưởng phòng chức năng xem xét các yếu tố sau để đánh giá RRTG của VIB:

- Cơ cấu nguồn và sử dụng vốn hiện tại

- Kế hoạch huy động vốn

- Nhu cầu sử dụng vốn kế hoạch: liệt kê các nhu cầu phát sinh về thanh toán, giải ngân, mua bán ngoại hối phát sinh, và các kế hoạch sử dụng vốn cho các hình thức kinh doanh khác. Các nhu cầu này có thể xảy ra trong hoặc trước ngày thanh toán;

Xác định rủi ro Đo lường rủi ro Kiểm soát Giám sát rủi ro Báo cáo rủi ro Xem xét, đánh giá lại

- Các thông tin thị trường cần thiết: Thông tin về biến động lãi suất USD và VND; Thông tin về biến động tỷ giá các loại ngoại tệ nằm trong danh mục kinh doanh.

Từ các yếu tố trên, khối Nguồn vốn và ngoại hối thực hiện đánh giá, nhận định về trạng thái ngoại hối phát sinh từ các hoạt động kinh doanh cũng như biến động của tỷ giá các đồng tiền sử dụng giao dịch, đây chính là RRTG có thể gây ra tổn thất cho VIB.

Bước 2: Đo lường rủi ro tỷ giá

- Bộ phận quản trị RRTG và phòng tài chính kế toán phối hợp để xây dựng các báo cáo đo lường trạng thái thị trường của ngân hàng theo định kỳ hàng ngày chênh lệch theo phương pháp định giá theo giá thị trường (Mark-to-market).

- Trong quá trình giao dịch hàng ngày, Phòng Ngoại hối phải đảm bảo các hạn mức và tỉ lệ liệt kê dưới đây nằm trong phạm vi cho phép: theo Báo cáo trạng thái ngoại hối của từng đồng tiền giao dịch (Open position); Báo các mất cân đối cấu trúc trạng thái ngoại hối kỳ hạn (Forward gap).

Hạn mức trạng thái ngoại hối mở và mức dừng lỗ được dùng để phục vụ cho mục đích quản trị rủi ro tỷ giá, giới hạn tổn thất ở mức chấp nhận được. VIB xây dựng hạn mức cụ thể dựa vào các tiêu chí: Việc sử dụng hạn mức năm trước; Kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận; Mức độ rủi ro VIB có thể và sẵn sàng chấp nhận; Điều kiện thị trường; Kết quả kiểm tra – việc tuân thủ; Công nghệ và hỗ trợ nghiệp vụ.

- Hạn mức được xây dựng và phê duyệt mới định kỳ mỗi 3 tháng hoặc ngay khi có biến động lớn trên thị trường hoặc biến động về chính sách, quy định.

VIB hiện đang áp dụng Thông tư số 07/2012/TT-NHNN quy định về giới hạn tổng trạng thái ngoại hối như sau: Giới hạn tổng trạng thái ngoại hối được tính bằng tỷ lệ giữa tổng trạng thái ngoại hối dương hoặc tổng trạng thái ngoại hối âm chia cho vốn tự có của TCTD. Vốn tự có để tính giới hạn tổng trạng thái ngoại hối của TCTD là vốn tự có của tháng liền kề trước kỳ báo cáo của TCTD; Tổng trạng thái ngoại hối dương của các TCTD không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD; Tổng trạng thái ngoại hối âm cuối ngày của các TCTD không được vượt quá

50

20% vốn tự có của TCTD. Với vốn tự có thời điểm 30/06/2020 là 16,534 tr.VND thì trạng thái ngoại hối có giá trị tuyệt đối tối đa là 3,306 tr.VND (tương đương với khoảng 146 tr.USD). Cụ thể, VIB đang áp dụng hạn mức trạng thái và hạn mức dừng lỗ như sau:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w