Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của VIB từ 2017-2019 và

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 53)

tháng đầu năm 2020

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính của VIB giai đoạn 2017-2019 và 6 tháng đầu 2020 Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 6T/2020

TTS triệu đồng 123,159 139,166 184,531 202,370 VCSH triệu đồng 8,787 10,668 13,430 15,216 Cho vay triệu đồng 78,919 95,260 127,914 136,276 Huy động triệu đồng 85,640 95,035 139,523 147,785

NPL % 2.49 2.53 2.01 2.41

CAR % 13.07 10 9.67 9.95

ROA % 0.99 1.67 2.02 1.95

ROE % 12.83 22.55 27.11 26.32

(Nguồn: BCTC kiểm toán của VIB. Đơn vị kiểm toán: EY Việt Nam, không có ý kiến loại trừ. Hệ số CAR tính theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN)

- Về mức độ an toàn vốn: Vốn chủ sở hữu của VIB tại thời điểm 31/12/2019 đạt 13,430 tỷ đồng, tăng 25.8% so với cuối năm 2018 (10,668 tỷ đồng) nhờ tăng quy mô vốn điều lệ (từ 7,834 tỷ đồng lên 9,244 tỷ đồng) và tăng quỹ của TCTD (từ 1,708 tỷ đồng lên 2,593 tỷ đồng). Mức độ sử dụng đòn bẩy có sự tăng nhẹ với tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn năm 2019 là 7.28% (năm 2018: 7.67%).

Hệ số an toàn vốn CAR (theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN năm 2016) giảm nhẹ từ 10% xuống 9.67% do ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh tín dụng, tuy nhiên vẫn

2 Theo xếp hạng của Statista.com: https://www.statista.com/statistics/434596/leading-banks-in- australia-assets/

28

đáp ứng yêu cầu tối thiểu của NHNN (8%).

Cập nhật đến 30/06/2020, vốn chủ sở hữu tăng 13.2% lên 15,216 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn tăng nhẹ lên 7.51%, CAR tăng nhẹ lên 9.69%.

Mức độ an toàn vốn của VIB đảm bảo, đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, vốn chủ sở hữu tăng trong năm chủ yếu nhờ tăng thành công vốn điều lệ (tăng từ 5,644 năm 2017 tỷ đồng lên 7,835 tỷ đồng năm 2018 và 9,246 tỷ đồng năm 2019).

- Về chất lượng tài sản: Quy mô tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2019 đạt 184,531 tỷ đồng, tăng 32.6% so với năm 2018 (139,166 tỷ đồng). Cơ cấu tài sản duy trì 2 khoản mục chính là Cho vay Khách hàng 69.3% (năm 2018: 68.4%) và chứng khoán đầu tư 15.1% (năm 2018: 20.5%); tỷ lệ tài sản có khác ở mức thấp 2.04% (năm 2018: 1.76%).

Dư nợ tín dụng thị trường 1 (M13) trước dự phòng (bao gồm mua nợ và trái phiếu doanh nghiệp) tại thời điểm 31/12/2019 đạt 132,545 tỷ đồng, tăng trưởng 31.08% so với năm 2018 (101,117 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng tín dụng cao gấp 2.3 lần so với trung bình ngành (13.65%). Với chiến lược kinh doanh tập trung bán lẻ, đối tượng cho vay của VIB chủ yếu là cá nhân 81.2% (năm 2018: 73.9%) và kỳ hạn đa phần tập trung vào trung dài hạn 83% tổng dư nợ (năm 2018: 85%). Đối với dư nợ doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành thương mại, sản xuất và chế biến 16.9% tổng dư nợ; cho vay xây dựng chỉ chiếm 1.2% tổng dư nợ; VIB không thuyết minh tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản. Tỷ trọng dư nợ các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 (bao gồm nông nghiệp và lâm nghiệp, xây dựng, kho bãi vận tải và thông tin liên lạc) chiếm 4.7% tổng dư nợ.

Chất lượng tín dụng ở mức khá và có sự cải thiện với tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu (trường hợp tính cả mua nợ), thời điểm 31/12/2019 lần lượt đạt 2.63% và 1.68% (năm 2018: 3.33 và 2.19%). Ngân hàng không có số dư trái phiếu VAMC do trong năm 2018 đã mua lại toàn bộ, tuy nhiên hiện vẫn còn nợ xấu DATC liên quan đến khoản cho vay Vinashin 42.3 tỷ đồng (không thay đổi so với năm 2018). Tỷ lệ nợ xấu thực tế (bao gồm trái phiếu DATC) tăng nhẹ lên 2.01% (năm 2018: 2.53%),

3 Thị trường 1 là thị trường gồm đối tác là các tổ chức kinh tế (trừ TCTD) và cán nhân để phân biệt với thị trường 2 (M2) là thị trường liên ngân hàng.

quỹ dự phòng/nợ xấu 49.6%, tỷ lệ chi phí dự phòng/dư nợ bình quân năm 2019 0.56% (năm 2018: 0.74%).

Cập nhật đến 30/06/2020, tổng tài sản tăng 8.8% lên 202,370 tỷ đồng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn nằm tại Cho vay Khách hàng 67.3% và chứng khoán đầu tư 15.6%. Tổng dư nợ tín dụng M1 (bao gồm mua nợ và trái phiếu doanh nghiệp) tăng 5.7% lên 140,214 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn cao hơn với trung bình ngành (3.26%).

Quy mô tổng tài sản của VIB tăng trưởng tốt, chủ yếu thông qua tăng trưởng tín dụng. Chất lượng tín dụng được cải thiện khi tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm mạnh trong giai đoạn 2017-2019 nhưng có dấu hiệu tăng trở lại vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh. Cơ cấu tín dụng tương đối rủi ro khi tập trung khá lớn vào cho vay trung và dài hạn, do định hướng bán lẻ, tập trung vào cho vay khách hàng cá nhân.

- Hiệu quả sinh lời: Tổng thu nhập hoạt động năm 2019 của VIB đạt 8,152 tỷ đồng, tăng trưởng 33.9% so với năm 2018 (6,085 tỷ đồng), tăng chủ yếu từ thu nhập lãi thuần (từ 4,825 tỷ đồng lên 6,213 tỷ đồng) và đây cũng là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất của Ngân hàng 76.2% tổng thu nhập (năm 2018: 79.2%). Thu phí dịch vụ trong năm cũng tăng mạnh từ 734 tỷ đồng lên 1,797 tỷ đồng do triển khai hợp tác kinh doanh báo hiểm với Prudential Việt Nam đưa doanh thu từ phí bảo hiểm năm 2019 tăng gấp 4 lần so với năm trước và nguồn thu phí quan trọng khác là thẻ tín dụng mới.

Tỷ lệ chi phí/thu nhập hoạt động năm 2019 42.1% (năm 2018: 44.2%, 2017: 57%) do trong năm VIB tiếp tục hoàn thiện cấu trúc tổ chức theo hướng tinh gọn hiệu quả, tự động hóa các quy trình nghiệp vụ cũ, tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực bán hàng và các kênh bán hàng hiệu quả.

30

Lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 4,082 tỷ đồng, hoàn thành 120% kế hoạch được phê duyệt tại Đại hội cổ đông (3,400 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt 3,266 tỷ đồng, tăng trưởng 48.8% so với năm 2018 (2,193 tỷ đồng).

Cập nhật đến 30/06/2020, lợi nhuận trước thuế đạt 2,356 tỷ đồng, đạt 52.3% kế hoạch lợi nhuận phê duyệt tại Đại hội cổ đông 2020. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1,885 tỷ đồng, tăng trưởng 29.4% so với cùng kỳ năm 2019 (1,456 tỷ đồng), chủ yếu nhờ tăng trưởng từ 2 nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần (2,917 tỷ đồng lên 3,701 tỷ đồng) và thu phí dịch vụ (764 tỷ đồng lên 1,022 tỷ đồng). Tỷ lệ chi phí/thu nhập hoạt động gần như duy trì và đạt 42.3%; các chi tiêu sinh lời ROA, ROE và NIM (quy năm) lần lượt đạt 1.95%, 26.32% và 3.92%.

VIB có kết quả kinh doanh tốt, tăng trưởng lợi nhuận với tốc độ nhanh. Các chỉ tiêu sinh lời duy trì ở mức tốt nhờ nguồn thu từ lãi và phí dịch vụ tăng mạnh, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chi phí hoạt động.

- Khả năng thanh khoản: Trong năm 2019 Ngân hàng đẩy mạnh nguồn huy động M1 với số dư huy động tại thời điểm 31/12/2019 đạt 139,523 tỷ đồng (75.6% tổng nguồn vốn), tăng trưởng 46.8% so với cuối năm 2018 (95,035 tỷ đồng 68.2% tổng nguồn vốn), trong đó huy động tiền gửi Khách hàng 122,357 tỷ đồng. Trong năm Khách hàng tiếp tục đẩy mạnh phát hành giấy tờ có giá trị với số dư thời điểm 31/12/2019 17,154 tỷ đồng (năm 2018: 10,152 tỷ đồng) nhằm củng cố nguồn vốn trung dài hạn, duy trì tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 33.7%, đáp ứng quy định của NHNN (40%).

Cập nhật đến 30/06/2020, huy động M1 tăng nhẹ 5.9% lên 147,785 tỷ đồng và chiếm 73% tổng nguồn vốn, các chỉ tiêu thanh khoản vẫn ở mức đảm bảo với LDR 74.6% (tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85%) và tỷ lệ khả năng chi trả 30 ngày là 58.2%.

Nguồn vốn kinh doanh của VIB khá ổn định, các chỉ tiêu thanh khoản đều đáp ứng quy định của NHNN.

1.2.Thực trạng biến động của tỷ giá trong giai đoạn 2017 - 2019 và 6 tháng đầu năm 2020

2.1.3. Cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2019 và 6 tháng đầu năm 2020

Cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam trong 5 năm trở lại đây ổn định là cơ chế điều hành thả nổi có điều tiết, thông qua công cụ tỷ giá trung tâm được niêm yết hàng ngày bởi NHNN.

Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020 là giai đoạn mà cơ chế điều hành tỷ giá thả nổi có điều tiết của nước ta đạt được những thành tựu nổi bật nhờ đã được xây dựng được chính sách khá hoàn thiện, phù hợp và linh hoạt kể từ sau giai đoạn khủng hoảng 2008-2011. Trong giai đoạn sau năm 2011, đã có một số chính sách nổi bật ảnh hưởng lớn đến tỷ giá như nghị định 24/2012/NĐ-CP năm 2012 siết chặt quản lý thị trường vàng với việc nhà nước độc quyền kinh doanh vàng miếng từ đó hạn chế sự tác động mạnh của giá vàng lên tỷ giá VND; quyết định 2730/QĐ- NHNN năm 2015 cho ra đời tỷ giá trung tâm với việc quy định biên độ ± 3% làm giới hạn niêm yết tỷ giá USD/VND cho các NHTM từ đó tạo ra mặt bằng chung ổn định và hiệu quả của cơ chế điều hành tỷ giá; ngoài ra còn có các chủ trương chống đô la hóa nền kinh tế, quản lý chặt chẽ việc cho vay ngoại tệ phải đảm bảo có mục đích phù hợp và có nguồn thu ngoại tệ để thực hiện trả nợ.

Bên cạnh đó, sự phát triển ổn định của nền kinh tế với GDP từ 6-7%/năm, tăng trưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu có tác động tương hỗ cho sự ổn định của tỷ giá VND với các đồng tiền, đặc biệt là với USD, tạo tiền đề để tiếp tục triển khai mục tiêu ổn định tỷ giá và lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn từ 2017 đến nay, mục tiêu các năm là duy trì lạm phát ở mức khoảng 4%, VND mất giá không quá 2% so với USD. Việc dự trữ ngoại hối tăng mạnh từ 52 tỷ USD năm 2017 lên thành hơn 90 tỷ USD năm 2020 giúp NHNN có đầy đủ cơ sở để can thiệp vào cung cầu ngoại tệ mỗi khi thị trường có biến động mạnh, có thể làm VND vượt mức 2% mục tiêu. Thực tế cũng cho thấy, thị trường ngoại hối với vai trò chính là các NHTM thời gian qua thường tự điều chỉnh và cân đối được nhu cầu ngoại tệ, chưa cần sự hỗ trợ của can thiệp về nguồn cung ngoại tệ của NHNN.

32

2.1.4. Diễn biến tỷ giá giai đoạn 2017 - 2019 và 6 tháng đầu năm 2020

2.1.4.1. Diễn biến tỷ giá USD/VND:

Trước hết cần đề cập tới các số liệu kinh tế vĩ mô quan trọng trong giai đoạn này

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 2017-2019 và 6 tháng đầu 2020

Chỉ tiêu 2017 ± 2018 ± 2019 ± 2020 ± GDP 6.81% 7.08% 7.02% 1.81% CPI 3.53% 3.54% 2.79% 4.19% Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD) 213.77 21.10% 244.72 13.80% 263.45 8.10% 121.21 -1.10% Kim ngạch nhập khẩu (Tỷ USD) 211.1 20.80% 237.51 11.50% 253.51 7.00% 117.17 -3.00% Xuất siêu (Tỷ USD) 2.7 7.2 9.9 4 FDI thực hiện (tỷ USD) 17.5 10.80% 19.1 9.10% 20.4 6.70% 8.65 -4.90%

(Nguồn: Tổng cục thông kê www.gso.gov.vn. Các tỷ lệ tăng trưởng % được tính so với cùng kỳ)

Dưới đây là phân tích về các diễn biến chính của tỷ giá theo từng năm trong giai đoạn 2017-2019 và 6 tháng đầu 2020, cùng với những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến tỷ giá trong giai đoạn này.

6/29/2 020 5/12/2 020 3/20/2 020 2/3/20 20 12/17 /2019 10/30 /2019 9/12/2 019 7/26 /2019 6/10/2 019 4/23/2 019 3/6/20 19 1/17/ 2019 11/30 /2018 10/15 /2018 8/28/2 018 7/11 /2018 5/24/2 018 4/6/20 18 2/19/2 018 1/2/20 18 11/15 /2017 9/28/2 017 8/11/2 017 6/26/2 017 5/9/20 17 3/22/2 017 2/2/20 17 22,500.00 22,700.00 22,900.00 23,100.00 23,300.00 23,500.00 23,700.00

Tỷ giá USD/VND đóng cửa hàng ngày

Biểu 2.1. Diễn biến Tỷ giá USD/VND (Giá đóng cửa, hàng ngày)

(Nguồn: https://vn.investing.com/currencies/usd-vnd-historical-data)

Xu hướng chung của tỷ giá USD/VND trong giai đoạn trên là xu hướng tăng, tỷ giá tăng từ mức 22,600 đầu kỳ lên mức 23,200 – 23,300 vào cuối tháng 6 năm 2020 (tương đương mức tăng khoảng 3.5%). Tuy nhiên tỷ giá có diễn biến đi ngang trong hầu hết thời gian và có những đợt tăng vào một số tháng cụ thể chứ không tăng đều qua các tháng. Phân tích cụ thể như sau:

Tỷ giá năm 2017: Diễn biến tương đối ổn định quanh mốc USD/VND = 22,700 trong cả năm, tỷ giá biến động nhẹ trong biên độ 0.5% trong nửa đầu năm và gần như không đổi trong nửa cuối năm. Một số nguyên nhân có thể kể tới như: đồng USD mất giá trên thị trường quốc tế (chỉ số USD Index giảm 9,1% trong năm 2017) giảm đáng kể áp lực cho tỷ giá tăng; tiếp đó, chênh lệch giữa lãi suất VND và USD trong năm ở mức lớn (khoảng 6-7%, lớn hơn chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ khoảng 3%), khuyến khích nhu cầu nắm giữ VND; ngoài ra, cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư nhờ: Cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 2.7 tỷ USD; Cán cân vốn và tài chính năm 2017 ước thặng dư ở mức khá cao (ở mức 4,03% GDP); FDI tăng khá, dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng tăng trưởng mạnh.

34

Tỷ giá năm 2018: Đối với tỷ giá VND, trong 5 tháng đầu năm, diễn biến tỷ giá USD/VND tương đối bình lặng, thậm chí NHNN tiếp tục mua vào USD do thị trường dư nguồn cung (Năm 2017 mua vào khoảng 13 tỷ USD để tăng dự trữ). Nhưng đến cuối tháng 6/2018, khi đồng CNY mất giá mạnh (-4% chỉ trong vòng 3 tuần) và Fed nâng lãi suất USD lần thứ hai trong năm, áp lực lên tỷ giá USD/VND đã rõ nét hơn. Hệ quả là tỷ giá USD/VND từ vùng 22,700 trước tháng 6 đã tăng lên vùng 23,300 trong tháng 7 (khoảng 2.7%) và chỉ bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt vào giữa tháng 8/2018, khi mà tỷ giá USD/CNY dừng lại đà tăng.Từ giữa tháng 8 đến hết năm, tỷ giá USD/VND cơ bản ổn định quanh vùng 23,300. Dù VND giảm 2,7% so với USD nhưng nhìn chung, VND tương đối ổn định so với các đồng tiền trong khu vực, đặc biệt là CNY mất giá 5.9% trong năm. Những số liệu tích cực từ kinh tế vĩ mô như GDP năm 2018 tăng 7,08%, mức cao nhất trong 10 năm (vượt mục tiêu 6,7), chỉ số CPI bình quân tăng 3,8% (thấp hơn mục tiêu 4%), cán cân thương mại ghi nhận con số thặng dư ở mức kỷ lục (7.2 tỷ USD), FDI giải ngân đạt trên 19 tỷ USD (tăng 9%) là những trợ lực kìm hãm tác động tiêu cực đến tỷ giá.

Tỷ giá năm 2019: Tháng 1 – giữa tháng 5/2019: Tỷ giá ổn định, dao động quanh 23,200, do cung ngoại tệ từ các thương vụ bán vốn doanh nghiệp nhà nước cho nhà đầu tư nước ngoài, nguồn kiều hối cải thiện, FDI giải ngân gia tăng và cán cân thương mại thặng dư lớn. Từ giữa tháng 5 – tháng 7/2019: Tỷ giá xu hướng tăng mạnh, lên mức 23,400 - 23,450 do hiệu ứng từ căng thẳng chiến trang thương mại Mỹ - Trung khi hai bên liên tục áp thuế lên hàng hóa của nhau, tỷ giá USD/CNY vượt mức 7.0. Từ tháng 7 – tháng 11/2019: Tỷ giá giảm và quay về mức 23,200 - 23,220 như thời điểm đầu năm, trong bối cảnh CNY tiếp tục mất giá. Nguyên nhân do nguồn cung USD trên thị trường dồi dào từ vốn đầu tư nước ngoài, kiều hồi và thặng dư thương mại tiếp tục tăng đồng thời SBV cũng tuyên bố sẵn sàng bán USD để ổn định tỷ giá. Tháng 12/2019: Tỷ giá giảm nhẹ và giao dịch quanh 23,175. SBV giảm giá mua vào USD từ 23,200 xuống 23,175, kết hợp với các biện pháp giảm lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ theo xu hướng chung của các NHTW trên thế giới. Trong năm 2019, SBV đã mua vào 20 tỷ USD, nâng tổng

dự trữ lên gần 80 tỷ USD. Như vậy, NHNN có một năm thành công trong điều hành tỷ giá, tạo lập trạng thái ổn định bền vững khi VND tăng giá 0.13% so với USD

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w