.18 Đồ thị vận tốc xe theo thời gian

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM CÔNG SUẤT XE HAI BÁNH (Trang 37 - 39)

26

 Chia đồ thị v(t) thành những đoạn nhỏ A1A2, B1B2, C1C2,…

 Xét đoạn A1A2 : vận tốc từ A1 đến A2 xem như giảm đều và gia tốc trên đoạn A1A2 không đổi  Fcản đường = const trên đoạn A1A2. Công của lực cản đường bằng biến thiên động năng của xe: Fcản đường.S = 0.5mxe(VA1² - VA2²)

Trong đó:

 Gia tốc của xe trong đoạn A1A2 là a = (VA1 - VA2)/(tA2 – tA1) = const

 Giá trị vận tốc VA1,VA2 và khối lượng xe m đã biết.

 Quãng đường S khi xe giảm tốc từ VA1 đến VA2 được xác định theo công thức S = 0.5(VA1² - VA2²)/a

 Do đó lực cản đường trên đoạn A1A2 ta hoàn toàn xác định được  Có 1 cặp số liệu (Lực cản đường – Vận tốc tại A) với Vận tốc tại A = (VA1 + VA2)/2.

 Thực hiện tương tự với các đoạn B1B2, C1C2 sẽ có một bộ số liệu (Lực cản đường – vận tốc)

 Mặt khác: Fcản đường = F0 + F1.V + F2.V2. Theo như phần trên ta đã có một bộ số liệu (Lực cản đường – vận tốc), dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta tìm ra được các hệ số F0, F1, F2 trên đường thực.

Trong đó:

mxe - Khối lượng thực của xe kể cả tải (kg)

F0 - Thành phần lực cản không phụ thuộc tốc độ (N)

F1 - Hệ số lực cản phụ thuộc bậc nhất theo tốc độ (N/(km/h)) F2 - Hệ số lực cản phụ thuộc bậc hai theo tốc độ (N/(km/h)2) V - Vận tốc của xe (km/h)

27

Chương 3

THIẾT KẾ HỆ THỐNG BỘ TẠO TẢI

3.1. Chọn phương án bộ tạo tải 3.1.1 Bộ tạo tải ma sát (cơ khí) 3.1.1 Bộ tạo tải ma sát (cơ khí) a. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Phanh ma sát (cơ khí) có các loại phanh guốc, phanh đĩa, phanh dải. Cấu tạo của phanh cơ khí bao gồm những má phanh được gắn liền với cánh tay địn của cân như hình 3.1. Trên trục quay nối với trục rulo được gắn vật liệu chịu mòn đề má phanh tỳ vào đó. Má phanh được siết vào trục quay nhờ việc siết đai ốc số 6. Moment ma sát sinh ra giữa má phanh và trục quay có xu hướng kéo cho phanh quay cùng chiều của trục. Nhưng một moment ngược chiều cùng độ lớn hãm sự quay của tang trống và tạo ra sự cân bằng. Moment ngược đó chính là moment cản cân bằng với moment cần đo có độ lớn là: M = G.L

Trong đó:

G là trọng lượng tác dụng lên cân L là chiều dài của cánh tay đòn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM CÔNG SUẤT XE HAI BÁNH (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)