Ưu điểm:
Thích hợp với việc thay đổi tải nhanh
Dễ dàng kết nối với máy tính để điều khiển
Khơng cần làm mát bằng nước
Tiết kiệm điện năng, độ bền cao Nhược điểm:
Bộ phận cổ góp có cấu tạo phức tạp, đắt tiền nhưng thường hư hỏng trong quá trình vận hành nên cần bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên.
Tia lửa điện phát sinh trên cổ góp và chổi than sẽ gây nguy hiểm trong môi trường dễ cháy nổ.
Giá thành đắt, công suất không cao.
Với những ưu, nhược điểm trên, phanh điện DC thường sử dụng cho băng thử cơng suất để thử nghiệm động cơ có cơng suất vừa và nhỏ.
35
b. Phanh điện AC (Alternating Current)
Phanh điện AC dùng một máy phát điện xoay chiều để tạo ra moment cản tại bánh xe. Máy phát có cấu tạo gồm 2 phần chính là stator và rotor. Rotor là nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện tạo ra từ trường, còn stator là các cuộn dây, đối với máy phát điện ba pha thì có 3 cuộn dây giống nhau đặt lệch nhau 1 góc 120o. Khi cho xe hoạt động, moment xoắn động cơ truyền tới bánh xe chủ động và nhờ sự tiếp xúc giữa bánh xe chủ động với rulo làm rulo quay, rulo quay kéo rotor quay. Khi rotor quay, từ thông qua cuộn dây biến thiên, trên các cuộn dây stator xuất hiện suất điện động cảm ứng xoay chiều. Khi các suất điện động này được đưa ra mạch ngồi thì sẽ sản sinh ra thành các dịng điện xoay chiều. Cơng suất điện của máy phát tạo ra sẽ được tiêu thụ bằng bộ tiêu thụ điện. Đồng thời khi rotor quay tạo ra moment điện từ có khuynh hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Moment điện từ kéo stator quay theo cùng chiều và tốc độ với rotor. Stator được liên kết với loadcell, cho nên moment điện từ tạo ra lực tác dụng lên loadcell. Vì vậy, lực này tỉ lệ với moment điện từ. Đồng thời, loadcell giữ, không cho stator quay, moment điện từ hãm sự quay của rotor, tạo ra moment cản tại bánh xe chủ động.