HẠNG MỤC ĐƠN VỊ
KHU THÍ NGHIỆM
Khô kiệt Khô vừa Truyền thống Vụ xuân
Lượng nước tưới (m3/ha) 1.605 2.045 2.795
Năng suất (Tấn/ha) 5,86 7,26 6,4
Lượng nước tưới/sản phẩm (m3/tấn) 273,9 281,7 436,7
Vụ mùa
Lượng nước tưới (m3/ha) 1.480 1.480 1.480
Năng suất (Tấn/ha) 4,45 5,59 5,13
Lượng nước tưới/sản phẩm (m3/tấn) 332,5 264,7 288,5
Từ bảng 3.5 tác gải nhận thấy năng suất trong các khu thí nghiệm dao động từ 4,45 đến 7,26 tấn/ha công thức cho năng suất cao nhất là công thức tưới khô vừa với năng suất vụ xuân 7,26 tấn/ha và 5,59 tấn/ha vụ mùa, và công thức tưới khô kiệt cho năng suất thấp nhất với năng suất vụ xuân là 5,86 tấn/ha và năng suất vụ mùa là 4,45 tấn/ha. Từ các kết quả nghiên cứu trong vụ xuân và vụ mùa 2017, tác giả đưa ra đánh giá sau: Công thức khô vừa (W) đã khẳng định được sự vượt trội về năng suất so với hai công thức còn lại, điều này cũng lý giải cho việc đưa nước vào ruộng quá nhiều làm cho các lỗ rỗng trong đất bị chiếm chỗ dẫn đến hiện tượng giảm không khí và oxy trong đất, tạo nên môi trường yếm khí (khử) ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Do vậy, sản xuất lúa theo canh tác truyền thống có hiệu quả không cao.Còn đối với công thức tưới khô kiệt thì việc giảm lượng tưới quá nhiều đã
gây ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng và phát triển của cây lúa từ đó làm giảm năng suất của cây lúa Ngoài ra, với sự phát triển xã hội, nhu cầu nước ngày càng tăng của các ngành công nghiệp, thủy điện, dân sinh và du lịch cũng như tình hình biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đang gây sức ép lên việc sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành sản xuất lúa nước.
3.2.3. Đánh giá hiệu quả mô hình
3.2.3.1. Hiệu quả kinh tế
Qua theo dõi 2 vụ sản xuất theo 3 công thức tưới tác giả nhận thấy năng suất lúa trong ô khô vừa cao hơn khu truyền thống 30%, và công thức tưới khô kiệt cho ra hiệu quả thấp nhất. Với giá bán thị trường cho giống lúa Thiên Ưu 8 là 7,5 triệu đồng/tấn thì với công thức tưới khô vừa thì mang doanh thu cho người nông dân trung bình 55,72 triệu đồng/ha/vụ, so với mức doanh của công thức truyền thống là trung bình 48,85 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so công thức tưới truyền thống trung bình 6,87 triệu đồng/ha/vụ. Lợi nhuận bình quân của công thức tưới khô vừa là cao nhất với mức lợi nhuận là 25,55 triệu đồng/ha/vụ, tiếp theo là công thức tưới truyền thống (17,71 triệu đồng/ha/vụ) và thấp nhất là công thức tưới khô kiệt (14,46 triệu đồng/ha/vụ). Qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, việc áp dụng quy trình tưới khô vừa vào sản xuất đã đem lại lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao nhất trong 3 công thức cho người trồng lúa. Đồng thời, góp phần thay đổi tập quán canh tác truyền thống của người nông dân, góp phần tiết kiệm nước, giảm chi phí sản xuất trong tình hình giá cả vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, quản lý nước tốt trong sản xuất lúa giúp ứng phó tốt hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.