Lấy mẫu khí trong mô hình lúa hàng hóa xã Phú Thịnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý nước tiết kiệm trên ruộng lúa vùng đồng bằng sông hồng thí điểm tại xã phú thịnh, huyện kim động, tỉnh hưng yên​ (Trang 65 - 67)

Hình 2 .1 Sơ đồ khu thí nghiệm từ ảnh vệ tinh

Hình 2.17 Lấy mẫu khí trong mô hình lúa hàng hóa xã Phú Thịnh

Mẫu khí được lấy tại 6 ô ruộng, 4 ô ruộng trong mô hình và 2 ô ruộng ngoài mô hình để so sánh kết quả phát thải khí nhà kính. Số mẫu được lấy là 3 mẫu/lần/ô ruộng. Mẫu khí được lấy từ tuần đầu tiên sau khi cấy cho đến trước thời điểm thu hoạch 1 tuần. Số lượng mẫu khí vụ xuân cao hơn vụ mùa vì lịch sinh trưởng của cây lúa vụ xuân kéo dài hơn so với vụ mùa.

Bước 3: Vận chuyển và bảo quản mẫu

Sau khi lấy mẫu xong, sắp xếp lọ mẫu theo lô. Sau đó mẫu được sắp xếp vào hộp chuyên dùng có vách ngăn để tránh va đập giữa các lọ mẫu trong quá trình vận chuyển. Chuyển mẫu về phòng phân tích trong vòng 72h

Trong quá trình chờ phân tích mẫu được bảo quản ở nhiệt độ phòng (25oC), ẩm độ 70 ÷ 80%. Mẫu nên được phân tích sớm trong vòng 15 ngày sẽ cho kết quả chính xác, không lưu mẫu quá 30 ngày.

2.3.2.2. Phân tích tính toán khí nhà kính

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường với Trường Đại học Kyoto và Công ty Kitai Sekkei (Nhật Bản) trong lĩnh vực tưới tiết kiệm và môi trường. Mẫu khí nhà kính lấy từ khu mô hình được Khoa nông nghiệp thuộc Trường đại học Kyoto phụ trách phân tích.

Mẫu khí được phân tích bằng hệ thống sắc ký ký (GC – Gas Chromatography). Tính toán kết quả phát thải khí CH4 và N2O dựa trên công thức (Rolston, 1986):

F= 𝜌 x (𝑉 𝐴)⁄ x (∆𝑐/∆𝑡) 𝑥 [273/(273 + 𝑇)]𝑥 (𝑃/760)𝑥 60 𝑥 24

Trong đó, F: Tốc độ phát thải khí (mg/m2/giờ); 𝜌 : Mật độ của khí (0,714 kg/m3); h: Chiều cao của buồng khí (m2); V: Thể tích buồng khí (A.h, m3); A: Diện tích bề mặt buồng kín (m2); (∆𝑐/∆𝑡 ∶ 𝑇ốc độ tăng nồng độ khí trong buồng kín (mg/m3/giờ); P: Áp suất không khí.

Kết quả quy đổi từ khí CH4 và khí N2O sang khí CO2 tương đương (CO2e) được tính toán dựa trên công thức của IPCC 2007 (Intergovernmental Panel on Climate Change): Hệ số quy đổi CH4 về CO2e = CH4 x 25

Hệ số quy đổi N2O về CO2e = N2O x 298

Tổng lượng phát thải khí nhà kính trong dự án được tính theo công thức: GWP (kg CO2e/ha) = phát thải khí CH4 x 25 + phát thải khí N2O x 298.

2.4. Phương pháp phân tích xử lý số liệu

Các số liệu thu được trong quá trình thí nghiệm được tổng hợp và xử lý thống kê bằng phương pháp phân tích phương sai theo chương trình IRRISTAT 4.0 và chương trình EXCEL,vv...

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả đo đạc, quan trắc các thông số của mô hình

3.1.1 Lượng mưa và nhiệt độ

Số liệu mưa được máy đo ECRN-100 (Decagon Devices, Inc), số liệu nhiệt độ được cảm biển Davis cup (Decagon Devices, Inc) thu thập 10 phút/lần ghi vào ổ cứng. Và trung bình 1 tháng sẽ được cán bộ theo dõi mô hình của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường trút dữ liệu vào máy tính để xử lý.

Từ kết quả ghi nhân được tác giả nhận thấy trong năm 2017, lượng mưa toàn vụ xuân (26/2 ÷ 11/6/2017) là 397,0 mm; vụ mùa (1/6 ÷ 21/9) là 1012,2mm. Vụ xuân có 48 ngày mưa, ngày mưa lớn nhất 28/7 là 103 mm. Vụ mùa có 73 ngày mưa, trung bình 1,5 ngày/trận mưa, ngày 17/7 có lượng mưa 114 mm lớn nhất. Nhiệt độ không khí biến động từ 17 ÷ 36oC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý nước tiết kiệm trên ruộng lúa vùng đồng bằng sông hồng thí điểm tại xã phú thịnh, huyện kim động, tỉnh hưng yên​ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)