CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2. Đặc điểm tự nhiên-kinh tế xã hội khu vực khu vực nghiên cứu
1.2.3. Khái quát điều kiện tự nhiên xã Phú Thịnh
1.2.3.1 Vị trí địa lý
Phú Thịnh là một xã trực thuộc và nằm về phía Tây của huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên, cách trung tâm huyện khoảng 8 km. Phú Thịnh là xã nông nghiệp thuần túy, theo ranh giới hành chính, xã bao gồm 3 thôn, với tổng diện tích tự nhiên là 485,65 ha. Địa giới hành chính xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Thọ Vinh; - Phía Nam giáp xã Mai Động;
- Phía Đông giáp xã Đức Hợp và xã Thọ Vinh; - Phía Tây giáp sông Hồng (TP Hà Nội).
Xã Phú Thịnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi với tuyến đường huyện lộ 208 đi qua, là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với thị trường bên ngoài.
1.2.3.2. Đặc điểm địa hình
Xã Phú Thịnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có địa hình tự nhiên tương đối bằng phẳng, có tuyến đê 195 (đê sông Hồng) chạy qua. Cao độ tự nhiên trung bình: Phía trong đê là 4,0 m (từ 2,7m đến 5,2m); phía ngoài đê (phía sông) là 7,3m (từ 5,4m đến 9,1m). Nhìn chung địa hình có hướng thấp dần về phía Đông Nam.
1.2.3.3. Đặc điểm khí tượng
Xã Phú Thịnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng nên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông), trong đó mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp, mùa hạ và mùa đông có khí hậu trái ngược nhau, mùa đông khô hanh và lạnh, mùa hạ nóng ẩm. Mùa mưa thường kéo dài từ cuối tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.
Do chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông và gió mùa Đông Nam trong mùa hạ nên thời gian ấm nóng trong năm kéo dài từ 8 ÷ 9 tháng. Nhiệt độ thấp nhất trong khu vực vào tháng 12 - 2 .Nhiệt độ trung bình năm là 23,2 °C.
Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm của lưu vực vào khoảng (85 ÷ 87)%. Độ ẩm tương đối lớn nhất xuất hiện vào các tháng mùa hè, mùa xuân, nhất là các ngày
có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh gây mưa lớn. Độ ẩm tương đối nhỏ nhất xảy ra vào tháng 5 ÷ 7 và khoảng từ tháng 10 ÷11 tương ứng với thời kỳ vào đầu và cuối mùa mưa.
Lượng mưa trung bình năm toàn vùng trong khoảng (1.450 ÷ 1.650) mm và biến đổi qua nhiều năm không lớn. Lượng mưa phân bố theo mùa, mùa mưa thường kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm khoảng 70% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm khoảng 30% lượng mưa cả năm.
Vùng có thời gian nắng nhiều chủ yếu từ tháng 5 ÷ 11, nắng ít từ tháng 12 ÷ 4. Tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm khoảng 1.519 giờ. Thời gian nắng một tháng trung bình cao nhất là tháng 12 và nhỏ nhất là tháng 3.
1.2.3.4 Đặc điểm nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt ở xã Phú Thịnh chủ yếu là các nguồn được cung cấp từ sông Hồng, kênh Tân Hưng, hệ thống kênh mương nội đồng và trong các ao hồ. Trong đó, diện tích nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là các hồ ao nuôi cá nước ngọt khoảng 21,82 ha. Nhìn chung, tài nguyên nước mặt trên địa bàn xã khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cho các nhu cầu kinh tế khác. Tuy nhiên, do nằm ở vùng hạ lưu của hệ thống sông chính, nguồn nước phát sinh tại chỗ ít hơn nhiều so với lượng nước chảy qua nên việc khai thác sử dụng cũng gặp nhiều khó khăn.Nguồn nước sông Hồng chứa nhiều bùn cát, ít phù hợp cho sử dụng sinh hoạt, công nghiệp. Ngoài ra nguồn nước kênh Tân Hưng cũng đang gặp các vấn đề về môi trường gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
1.2.3.5. Tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng
a) Diện tích đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên 485,65 ha. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 266,69 ha chiếm 54,9% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 218,11 ha chiếm 45,1% tổng diện tích đất tự nhiên của xã.
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất các xã Phú Thịnh
STT Mục đích sử dụng đất Tổng diện tích(ha)
1 Đất sản xuất nông nghiệp 266,39
1.1 Đất trồng cây hàng năm: 188,28
1.2 Đất trồng cây lâu năm: 56,29
1.3 Đất có mặt nước nuôi thủy sản: 21,82
2 Đất phi nông nghiệp 218,11
2.1 Đất ở 40,16
2.2 Đất chuyên dùng 87,94
2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 1,40
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,68
2.5 Đất sông và mặt nước chuyên dùng 84,68
3 Tổng số 486,65
(Nguồn:UBND xã Phú Thịnh) b) Địa chất, thổ nhưỡng
Công tác khảo sát địa chất được tiến hành vào mùa khô được tiến hành đào 3 hố phẫu diện đất tại khu mô hình: Khu thí nghiệm dự kiến bố trí ô khô kiệt; khu bố trí ô khô vừa và khu bố trí ô truyền thống. Kích thước hố phẫu diện: 2m x 1,5m sâu 0,8 ÷ 1m. Kết quả:
- Lớp 1: Tầng đất canh tác, chiều sâu (0 ÷ 0,25m), đất màu nâu xám, lẫn rễ cây, tơi xốp, loại đất sét pha thịt.
- Lớp 3: (0,8 ÷ 1,5m), đất sét pha màu nâu đỏ, kết cấu chặt.
Nhận xét: Từ kết quả khảo sát địa chất đã chỉ ra địa chất tại khu thí nghiệm là đất phù xa trung tính ít chua là loại đất đại diện cho vùng đồng bằng sông Hồng, phù hợp cho canh tác lúa cùng các loại cây rau màu khác.
Bảng 1.3: Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực nghiên cứu
TT Chỉ tiêu Đơn vị M1 (Đỗ Quan) M2 (Chũng Khoai)
1 Tổng Nito % 0,182 0,167 2 Tổng Photpho % 0,062 0,114 3 K2O ( dễ tiêu) Mg/100g đất khô 5,15 6,01 4 Fe3+ Mg/100g 43,17 50,40 5 Al3+ Ldl/100g 0,137 0,125 6 Zn Mg/kg đất khô 41,74 60,36 7 Pb Mg/kg đất khô 8,55 7,94 8 Cd Mg/kg đất khô 0,128 0,210 9 Cu Mg/kg đất khô 28,32 31,27
(Nguồn:Viện Nước, Tưới Tiêu và Môi Trường)