Khái quát đặc điểm vùng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý nước tiết kiệm trên ruộng lúa vùng đồng bằng sông hồng thí điểm tại xã phú thịnh, huyện kim động, tỉnh hưng yên​ (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.2. Đặc điểm tự nhiên-kinh tế xã hội khu vực khu vực nghiên cứu

1.2.1. Khái quát đặc điểm vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Toàn vùng có diện tích trên 14860 km², tỷ lệ khoảng 4,5% tổng diện tích cả nước.

Hình 1.4: Vị trí địa lý vùng đồng bằng sông Hồng

Vùng ĐBSH gồm 10 tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Vùng có vị trí giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên; - Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá;

- Phía Đông giáp biển Đông; - Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình.

Diện tích toàn vùng năm 2016 là 1495,8 nghìn ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 719,9 nghìn ha. Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng tới 84 % để trồng cây hàng

năm. Tính đến năm 2016, dân số toàn vùng là 19,9 triệu người; dân số nông thôn chiếm khoảng 75,7% tổng dân số.

Do chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông và gió mùa Tây Nam trong mùa hạ nên thời gian ấm nóng trong năm kéo dài từ 8 - 9 tháng (tháng 3 ÷ 9, có nhiệt độ trung bình tháng trên 20oC, tháng 5 ÷ 9 có nhiệt độ cao hơn 25oC). Nhiệt độ thấp nhất trong khu vực vào tháng 12 ÷ 2 (thấp nhất thường vào tháng 1, nhiệt độ trung bình nhiều năm tháng 1 là 16,8oC).

Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm của lưu vực vào khoảng 85%. Độ ẩm tương đối lớn nhất xuất hiện vào các tháng mùa hè, mùa xuân, nhất là các ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh gây mưa lớn. Trong các tháng này độ ẩm tương đối thường cao hơn 86%. Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào các tháng mùa Đông, đặc biệt vào những ngày gió Tây Nam khô nóng hoạt động, trong thời kỳ này độ ẩm có thể nhỏ hơn 50%.

Lượng bốc hơi trong vùng khá cao. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm trên 800mm. Bốc hơi mạnh nhất vào những ngày nắng nóng của các tháng mùa hè, thường xảy ra vào các tháng 6 ÷ 12 với lượng bốc hơi trung bình tháng lên đến trên 90 mm/tháng. Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 2 với lượng bốc hơi là 48 mm/tháng.

Vùng ĐBSH có thời gian nắng nhiều chủ yếu từ tháng 5 ÷ 11, nắng ít từ tháng 12 ÷ 4. Tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm khoảng 1450 giờ. Thời gian nắng một tháng trung bình cao nhất là tháng 7 (170 giờ) và nhỏ nhất là tháng 3 (45 giờ).

Lượng mưa trung bình năm toàn vùng ĐBSH trong khoảng 1500 ÷ 1900mm và biến đổi qua nhiều năm không lớn. Lượng mưa phân bố theo mùa, mùa mưa thường kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm ĐBSH là vùng kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội quan trọng của đất nước. Đây cũng là một trong hai vựa lúa của Việt Nam, nó có nhiệm vụ hỗ trợ lương thực cho các tỉnh phía Bắc và một phần dành cho xuất khẩu. Nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp của vùng nói riêng và kinh tế của vùng nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý nước tiết kiệm trên ruộng lúa vùng đồng bằng sông hồng thí điểm tại xã phú thịnh, huyện kim động, tỉnh hưng yên​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)