Thống kê dân số xã Phú Thịnh tính đến 12/2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý nước tiết kiệm trên ruộng lúa vùng đồng bằng sông hồng thí điểm tại xã phú thịnh, huyện kim động, tỉnh hưng yên​ (Trang 42)

Thôn Tên Đội Diện tích đội (m2)

Dân số(người)

Số hộ Số nhân khẩu

Toàn xã 1.110,402 1710 6627

Thôn Trung Hòa

Đội 1 78.955 171 669 Đội 2 61.010 170 665 Đội 3 91.137 165 686 Đội 4 75.304 146 559 Thôn Quảng Lạc Đội 5 86.234 184 707 Đội 6 104.706 187 734 Thôn Phú Cường Đội 7 141.445 180 762 Đội 8 113.696 140 559 Đội 9 197.161 187 672 Đội 10 160.754 180 614 (Nguồn: UBND xã Phú Thịnh)

- Tổng số lao động trong độ tuổi là 4.093 người, trong đó chia ra: nông nghiệp 3.012 người; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 725 người; dịch vụ, thương mại 356 người.

- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,59%. Bảng 1.5: Hiện trạng lao động xã Phú Thịnh tính đến tháng 12/2017 TT Chỉ tiêu ĐVT Hiện trạng I Lao động theo ngành người 4.093

1 Nông nghiệp người 3.012

2 CN-TTCN-Xây

dựng người 725

3 Dịch vụ, thương mại người 356

II Lao động được đào

tạo chuyên môn người 398

1 Sơ cấp (3 tháng trở

lên) người 173

2 Trung cấp người 199

3 Đại học người 26

4 Chưa qua đào tạo người 3.695

III Tỷ lệ LĐ sau khi

đào tạo có việc làm % 100

(Nguồn: UBND xã Phú Thịnh,tháng 12 năm2017)

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,59%. Đây là một lợi thế vô cùng to lớn giúp phát triển ngành nông nghiệp của địa phương.

- Lao động nông nghiệp tại xã Phú Thịnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây một số hộ nằm dọc hai bên tuyến đường 208 đã chuyển sang kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ làm thay đổi cơ cấu lao động tại: đội 1; đội 2; đội 3 và đội 4 thuộc thôn Trung Hoà;

- Cần có định hướng phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp, thu hút lao động lĩnh vực nông nghiệp chuyển đổi sang.

1.2.4.2. Hiện trạng kinh tế

Xã Phú Thịnh trong những năm qua có tốc độ tăng trường kinh tế khá. Tốc độ phát triển kinh tế bình quân 5 năm đạt 12%/ năm, cơ cấu kinh tế có hướng chuyển dịch hiệu quả, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ. Đến năm 2017 tỷ trọng: nông nghiệp chiếm 46%; tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề chiếm 20%; dịch vụ thương mại chiếm 34%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2017 đạt 10,5 triệu đồng/người/ năm.

- Trồng trọt: Đến nay 100% diện tích gieo cấy trong xã đã được áp dụng khoa học kỹ thuật. Các giống lúa cho năng suất cao được thay thế các giống lúa kém chất lượng. Năng suất bình quân đạt 12,8 tấn/ha/năm. Cây vụ đồng hàng năm đạt từ 150 ha đến 170 ha, bằng (80÷90)% tổng diện tích đất 2 lúa. Tổng thu nhập cây vụ đông 5 năm đạt 20 tỷ đồng.

+ Chăn nuôi: Chủ yếu là phát triển các đàn lợn, trâu bò và gia cầm. Đàn lợn được duy trì ở mức (2.200 ÷ 2.300)con/năm. Trong đó đàn lợn sinh sản có từ 350 đến 500 con chủ yếu chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và tập trung theo quy mô trang trại. Đàn trâu bò luôn giữ ở mức (520 ÷ 550) con/năm. Trong đó đàn bò sữa có 55 con, đang cho hiệu quả kinh tế cao, có khả năng phát triển để làm giàu cho nông dân. Bên cạnh đó, đàn gia cầm luôn được duy trì ở mức từ 45.000 đến 60.000 con/năm.

- Nuôi trồng thuỷ sản: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả là 21 ha. Do quá trình nuôi trồng thuỷ sản có áp dụng khoa học kỹ thuật, chăn nuôi theo hướng công nghiệp nên năng suất ổn định, bình quân đạt (30 ÷ 35) tấn/năm.

1.2.4.3 Hiện trạng thủy lợi

a) Hiện trạng công trình thủy lợi

Toàn bộ đất canh tác của xã, phần nằm trong đê đều được cấp nước bằng động lực từ 2 trạm bơm do trực tiếp hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp điều hành bằng nguồn cấp bù thủy lợi phí.

- Trạm bơm trong làng 1 máy 980m3/h cấp cho 60ha đất chủ yếu là đất trồng cây lưu niên và cây ăn quả dài ngày cùng một phần là trồng cây lương thực, rau màu.

- Trạm bơm giữa đồng 2 máy 980m3/h lấy nước từ kênh Tân Hưng chảy qua giữa cánh đồng cấp cho 202 ha chủ yếu trồng cây lượng thực, rau màu; nuôi trồng thủy sản cùng ít đất trồng cây lưu niên và cây ăn quả dài ngày.

Ngoài trạm bơm, trên địa bàn xã còn có hệ thống kênh mương nội đồng do xã quản lý (gồm các kênh: tưới, tiêu và tưới tiêu kết hợp) mới kiên cố được 0,6km trên tổng số 15,2km (chiếm 4%) và gần như thiếu hoàn toàn các cống điều tiết nội đồng. Vì không có hệ thống các công điều tiết nội đồng nên hiện tại chế độ tưới của cả cánh đồng là tưới đồng thời không có điều tiết nên thời gian tưới bị kéo dài và sảy ra ngập lụt cục bộ cũng như khô hạn cục bộ trên cánh đồng. Các tuyến kênh đất còn lại chưa được kiên cố chiếm tỷ lệ lớn, nhiều tuyến kênh tưới chính có bờ thấp, nhiều chỗ bị bồi lắng nên chưa đáp ứng được yêu cầu tưới, tiêu chủ động. Việc kiên cố hoá các tuyến kênh này là thực sự cần thiết.

Hình 1.6: Trạm bơm và kênh khu thí nghiệm

b) Hiện trạng tổ chức khai thác công trình thủy lợi

Quản lý khai thác hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã dưới sự chỉ đạo chung của ủy ban nhân dân xã và trực tiếp là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Phú Thịnh được thành lập theo luật hợp tác xã 2012.

Ban quản lý hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Phú Thịnh gồm có 12 thành viên có cấu tổ chức như sau:

- 01 giám đốc HTX; - 01 Phó giám đốc HTX;

- Ban tài chính của hợp tác xã gồm có 01 kế toán và 01 thủ quỹ; - Ban kiểm soát của hợp tác xã 01 người;

- Các tổ chuyên môn 07 người (tổ vận hành bơm, tổ dẫn nước, tổ dịch vụ, v.v...).

Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Phú Thịnh

Đến nay ban quản lý hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Phú Thịnh đã có 01 người có trình độ đại học, 01 người có trình độ cao đẳng, 03 người có trình độ trung cấp, còn lại đã tốt ngiệp cấp 3.

1.2.5. Nhận xét và đánh giá chung

Xã Phú Thịnh là xã đại diện cho canh tác lúa của tỉnh cũng là đại diện cho canh tác vùng của vùng ĐBSH, có các đặc trưng về thời tiết, khí hậu, đất đai thổ nhưỡng của vùng, mặt khác hạ tầng thủy lợi mặt ruộng thuận lợi cho canh tác nông nghiệp cũng như bố trí thí nghiệm.

Với truyền thống canh tác nông nghiệp lâu đời cộng với các lợi thế mà thiên nhiên ưu đãi và lực lượng lao động dồi dào xã Phú Thịnh cần tích cực phát huy để phát triển kinh tế địa phương.

ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ - Chủ tịch HĐQT - 1 Giám đốc - 1 Phó giám đốc BAN TÀI CHÍNH - 1 Kế toán - 1 Thủ quỹ TỔ DỊCH VỤ KIỂM SOÁT VIÊN

TỔ TRẠM BƠM

TỔ THỦY NÔNG

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp kế thừa

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước và kế thừa có chọn lọc của các kết quả này thông qua các thư viện trong nước, mạng internet, các báo cáo khoa học, báo cáo đánh giá có liên quan đến lĩnh vực của đề tài của các cơ quan chuyên môn.

2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm và đánh giá đồng ruộng

Bố trí các ô thửa thí nghiệm; xây dựng các công trình thủy nông nội đồng như cống điều tiết, cống tưới, máng đo lưu lượng; xây dựng các ô thửa quan trắc điển hình, lắp đặt các công nghệ, thiết bị chống thất thoát mặt ruộng; các thiết bị quan trắc như khí tượng tự động, thiết bị mực nước, nhiệt độ nước, Eh, Ec, độ ẩm đất, thiết bị đo chất lượng nước, thiết bị lấy mẫu khí nhà kính cho 3 loại công thức tưới; các quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa, giảm phát thải khí nhà kính.

Khu vực thí nghiệm sẽ được thiết lập như sau:

Thí nghiệm được thực hiện trên quy mô có diện tích 50 ha; khu vực thí nghiệm được bố trí tại các đội 8, 9, 10 và 11 của xã Phú Thịnh, với 3 công thức tưới như sau:

- Khu tưới khô kiệt: diện tích 9,1 ha; - Khu tưới khô vừa: 8,11 ha;

- Khu truyền thống: 32,75 ha.

2.2.1. Nguyên tắc bố trí và cách bố trí thí nghiệm

2.2.1.1. Thí nghiệm về quản lý tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính

Thí nghiệm được thực hiện trên quy mô có diện tích 50 ha, ô khu kiệt được bố trí tại khu ruộng có cao độ mặt ruộng lớn nhất, tiếp theo là khu khô vừa, ô truyền thống được bố trí tại khu có cao độ mặt ruộng thấp nhất để thuận tiển cho việc tưới tiêu. Trong mỗi ô ruộng phải san bằng phẳng, cao độ mặt đất chênh lệch nhau tối đa không quá 3cm và đảm bảo đồng đều về sinh trưởng, phát triển của cây trồng, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng lúa đồng đều giữa các khu ruộng.

Trong mỗi khu thí nghiệm chon ra 2 ô ruộng để bố trí các thiết bị phục vụ thí nghiệm. Trong mỗi khu lựa chọn 2 ô ruộng để nghiên cứu điển hình:

- Ô khô kiệt 2 hộ, kí hiệu S1 và S2, diện tích 1690,3 m2; - Ô khô vừa 2 hộ kí hiệu W1 và W2, diện tích 1591,3 m2; - Ô truyền thống 2 hộ, ký hiệuC1,C2, diện tích 2304m2.

Nguồn nước cấp cho các khu thí nghiệm được cấp từ kênh Tân Hưng thông qua trạm bơm và hệ thống kênh nhánh.

Hình 2.1 Sơ đồ khu thí nghiệm từ ảnh vệ tinh Bảng 2.1: Diện tích các ô ruộng điển hình Bảng 2.1: Diện tích các ô ruộng điển hình

hiệu

Diện tích (m2) Chủ hộ

Khô kiệt

S1 902,1 Trịnh Quang Thẩm

S2 788,2 Nguyễn Văn Hội

Khô vừa W1 872,5 Đặng Văn Toàn W.2 718,8 Nguyễn Văn Hùng Truyền thống C.1 1152 Trần Thị Ngần C.2 1152 Nguyễn Thị Điểm

Hình 2.2: Sơ đồ lấy nước cho các khu thí nghiệm

Quản lý nước truyền thống là quản lý nước tưới ngập thường xuyên. Trong khu khô vừa, khi mực nước trong ống chôn trên ruộng giảm đến độ sâu -5 cm mới tưới. Trong khu khô kiệt, khi mực nước trong ruộng hạ xuống đến độ sâu -15 cm mới tưới.

a) Ô khô kiệt

Vụ Xuân: (Thời gian cấy đến thu hoạch trung bình 110 ngày)

- Giai đoạn cấy hồi xanh – đẻ nhánh:

Từ ngày 0 ÷ 30 sau cấy (30 ngày), duy trì lớp nước mặt ruộng 2 ÷ 3 cm, nếu gặp mưa tháo nước giữ ở mức 2÷3 cm (Chú ý phải tiêu thoát nước trong 01 ngày).

- Giai đoạn cây lúa cuối đẻ nhánh: Từ ngày thứ 31 ÷ 42 sau cấy (12 ngày), phơi khô ruộng.

- Giai đoạn lúa hình thành bông – làm đòng và trổ bông: Từ ngày 43 ÷ 77 sau cấy (35 ngày), tưới lớp nước mặt ruộng 1,0 ÷ 2,0 cm, khi mực nước trong ruộng rút xuống -15cm mới tưới lại, quy trình như vậy trong thời gian 35 ngày.

- Giai đoạn lúa ngậm sữa và chắc xanh: Từ ngày 78 ÷ 100 sau cấy (23 ngày), tưới giữ lớp nước mặt ruộng 1,0 ÷ 2,0 cm, khi mực nước trong ruộng rút xuống -15cm mới tưới đến lớp nước mặt ruộng 1,0 ÷ 2,0 cm.

- Giai đoạn đầu chắc xanh: Tưới giữ lớp mặt ruộng từ 1,0 ÷ 2,0 cm trong vòng 10 ngày.

- Giai đoạn lúa chín – thu hoạch: Từ ngày thứ 101 ÷ 110 sau cấy (10 ngày), để khô ruộng đến khi thu hoạch.

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình tưới vụ Xuân ô khô kiệt (S)

Vụ Mùa: (Thời gian từ cấy đến thu hoạch trung bình 95 ngày) - Giai đoạn cấy hồi xanh – đẻ nhánh:

Từ ngày 0 ÷ 20 sau cấy (20 ngày), duy trì lớp nước mặt ruộng 2 ÷ 3 cm, nếu gặp mưa tháo nước giữ ở mức 2 ÷ 3 cm (Chú ý phải tiêu thoát nước trong 01 ngày).

- Giai đoạn cây lúa cuối đẻ nhánh: Từ ngày thứ 21 ÷ 30 sau cấy (10 ngày), phơi khô ruộng hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Nếu gặp mưa phải tháo kiệt ngay trong ngày.

- Giai đoạn lúa hình thành bông: Từ ngày 31 ÷ 40 sau cấy (10 ngày), tưới lớp nước mặt ruộng 1,0 ÷ 2,0 cm, khi mực nước trong ruộng rút xuống -15cm mới tưới lại, quy trình như vậy trong thời gian 10 ngày.

- Giai đoạn lúa làm đòng và trổ bông: Từ ngày 41 ÷ 57 sau cấy (17 ngày), tưới giữ lớp nước mặt ruộng 1,0 ÷ 2,0 cm.

- Giai đoạn lúa ngậm sữa và chắc xanh: Từ ngày 58 ÷ 85 sau cấy (28 ngày), tưới giữ lớp nước mặt ruộng 1,0 ÷ 2,0 cm, khi mực nước trong ruộng rút xuống -15cm thì tưới lại, tiếp tục quy trình như vậy trong thời gian 28 ngày.

- Giai đoạn đầu chắc xanh – thu hoạch: Từ ngày thứ 86 ÷ 95 sau cấy (10 ngày), để khô ruộng đến khi thu hoạch.

Hình 2.4: Quy trình tưới vụ mùa -ô khô kiệt (S)

b) Ô khô vừa

Vụ Xuân: (Thời gian cấy đến thu hoạch trung bình 110 ngày) - Giai đoạn cấy hồi xanh – đẻ nhánh:

Từ ngày 0 ÷ 30 sau cấy (30 ngày), duy trì lớp nước mặt ruộng 2 ÷ 3 cm, nếu gặp mưa tháo nước giữ ở mức 2 ÷ 3 cm (Chú ý phải tiêu thoát nước trong 01 ngày).

- Giai đoạn cây lúa cuối đẻ nhánh: Từ ngày thứ 31 ÷ 42 sau cấy (12 ngày), phơi khô ruộng.

- Giai đoạn lúa hình thành bông - làm đòng và trổ bông: Từ ngày 43 ÷ 77 sau cấy (35 ngày), tưới lớp nước mặt ruộng 1,0 ÷ 2,0 cm, khi mực nước trong ruộng rút xuống -5cm mới tưới lại, quy trình như vậy trong thời gian 35 ngày.

- Giai đoạn lúa ngậm sữa và chắc xanh: Từ ngày 78 ÷ 100 sau cấy (23 ngày), tưới giữ lớp nước mặt ruộng 1,0 ÷ 2,0 cm, khi mực nước trong ruộng rút xuống -5cm mới tưới đến lớp nước mặt ruộng 1,0 ÷ 2,0 cm.

- Giai đoạn đầu chắc xanh: Tưới giữ lớp mặt ruộng từ 1,0 ÷ 2,0 cm trong vòng 10 ngày.

- Giai đoạn lúa chín – thu hoạch: Từ ngày thứ 101 ÷ 110 sau cấy (10 ngày), để khô ruộng đến khi thu hoạch.

Hình 2.5: Quy trình tưới vụ xuân -ô khô vừa (W)

Vụ Mùa: (Thời gian từ cấy đến thu hoạch trung bình 95 ngày)

- Giai đoạn cấy hồi xanh – đẻ nhánh:

Từ ngày 0 ÷ 20 sau cấy (20 ngày), duy trì lớp nước mặt ruộng 2 ÷ 3 cm, nếu gặp mưa tháo nước giữ ở mức 2 ÷ 3 cm (Chú ý phải tiêu thoát nước trong 01 ngày).

- Giai đoạn cây lúa cuối đẻ nhánh: Từ ngày thứ 21 ÷ 30 sau cấy (10 ngày), phơi khô ruộng hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Nếu gặp mưa phải tháo kiệt ngay trong ngày.

- Giai đoạn lúa hình thành bông: Từ ngày 31 ÷ 40 sau cấy (10 ngày), tưới lớp nước mặt ruộng 1,0 ÷ 2,0 cm, khi mực nước trong ruộng rút xuống -5cm mới tưới lại, quy trình như vậy trong thời gian 10 ngày.

- Giai đoạn lúa làm đòng và trổ bông: Từ ngày 41 ÷ 57 sau cấy (17 ngày), tưới giữ lớp nước mặt ruộng 1,0 ÷ 2,0 cm.

- Giai đoạn lúa ngậm sữa và chắc xanh: Từ ngày 58 ÷ 85 sau cấy (28 ngày), tưới giữ lớp nước mặt ruộng 1,0 ÷ 2,0 cm, khi mực nước trong ruộng rút xuống -5cm thì tưới lại, tiếp tục quy trình như vậy trong thời gian 28 ngày.

- Giai đoạn đầu chắc xanh – thu hoạch: Từ ngày thứ 86 ÷ 95 sau cấy (10 ngày), để khô ruộng đến khi thu hoạch.

Hình 2.6: Quy trình tưới vụ mùa - ô khô vừa (W)

c) Ô truyền thống

Lớp nước mặt ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng được duy trì như sau: Giai đoạn cây hồi xanh, làm đòng, chắc xanh duy trì lớp nước mặt sâu 5 ÷ 10 cm, gặp mưa tháo trở lại trong 01 ngày.Trước khi thu hoạch 10 ÷ 15 ngày tháo cạn nước. Mô phỏng lớp nước mặt ruộng như hình sau:

- Theo dõi, đo đạc lưu lượng, mực nước, tổng lượng nước vào các ô ruộng, toàn khu thí nghiệm. (Độ sâu, tốc độ dòng chảy tại kênh, độ sâu ngập nước trên ruộng).

Hình 2.7: Quy trình tưới vụ xuân - ô truyền thống (C)

Hình 2.8: Quy trình tưới vụ mùa - ô truyền thống (C)

2.2.2. Xây dựng mô hình thí nghiệm 2.2.2.1. Xây dựng hệ thống điều tiết 2.2.2.1. Xây dựng hệ thống điều tiết

Qua đánh giá hiện trạng hệ thống thủy lợi của khu vực nhận thấy để phục vụ cho thí nghiệm về các chế độ tưới cho lúa tại khu vực lựa chọn cần phải nâng cấp và hoàn thiện một số hạng mục công trình cống nội đồng, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý nước tiết kiệm trên ruộng lúa vùng đồng bằng sông hồng thí điểm tại xã phú thịnh, huyện kim động, tỉnh hưng yên​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)