Mực nước trên kênh, ô ruộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý nước tiết kiệm trên ruộng lúa vùng đồng bằng sông hồng thí điểm tại xã phú thịnh, huyện kim động, tỉnh hưng yên​ (Trang 69 - 71)

3. Phạm vi nghiên cứu

3.1.3. Mực nước trên kênh, ô ruộng

3.1.3.1. Mực nước trên kênh

Qua biểu đồ trên cho tác giả thấy có một vài điểm đột biến về mực nước trong kênh sau cống số 1 mà ở các cống khác không có, qua xác nhận của cán bộ theo dõi hiện trường cho thấy đây là những lúc địa phương vận hành lấy nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản ở các ao gần khu dân cư phía sau cống số 1.

Như trên đã đề cập toàn bộ khu thí nghiệm có 3 chế độ tưới khác nhau thể hiện 3 chế độ quản lý nước khác nhau, qua vận hành cống lấy nước ở từng khu tưới theo yêu cầu nước ở mỗi khu theo đúng quy trình vận hành cho thấy được sự khác biệt về yêu cầu nước của cây trồng trong mỗi chế độ canh tác.

Hình 3.5: Mực nước trong kênh, lượng mưa và lượng bơm tưới vụ xuân 2017

Hình 3.6: Mực nước trong kênh, lượng mưa và lượng bơm tưới vụ mùa 2017

3.1.3.2. Mực nước trên ô ruộng

Năm 2017 là năm có lượng mưa khá lớn và rải đều; vụ xuân có 48 ngày mưa, trung bình 2,29 ngày/lần mưa; vụ mùa có 73 ngày mưa, trung bình 1,3 ngày/lần mưa. Việc mưa nhiều và rải đều đã ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý nước tại mặt ruộng. Mực nước mặt ruộng vụ xuân 2017 có sự chênh lệch giữa ô khô kiệt với truyền thống đợt giữa tháng 4 và trung tuần tháng 5 năm 2017. Vụ mùa việc rút nước được thực hiện giai đoạn 28/7 đến 4/8 và đợt 11/8 đến 18/8/2017 có sự chênh lớn, mực nước trong ruộng có thời điểm rút xuống tới -25 cm.

Hình 3.7: Mực nước trên các ô ruộng vụ xuân 2017

Hình 3.8: Mực nước trên các ô ruộng vụ mùa 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quản lý nước tiết kiệm trên ruộng lúa vùng đồng bằng sông hồng thí điểm tại xã phú thịnh, huyện kim động, tỉnh hưng yên​ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)