Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 39)

Chương 2 : MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động

Địa bàn Công ty lâm nghiệp Bến Hải quản lý nằm trên địa giới hành chính các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Long, Vĩnh Chấp, Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn và Vĩnh Khê có 6.812 hộ với 24.503 nhân khẩu, trong đó nam 12.159 người và nữ 12.344 người

Mật độ dân số bình quân 100 người/km2, cao nhất là các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Long, Vĩnh Thủy đạt trên 120 người/km2, thấp nhất là xã Vĩnh Hà và Vĩnh Khê, dưới 31 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9%. Trong khu vực, chủ yếu là người dân tộc Kinh và Vân Kiều sinh sống. Người Vân Kiều tập trung ở xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê.

31

3.2.2. Thực trạng kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh

3.2.2.1. Thực trạng kinh tế

Thu nhập bình quân đầu người khu vực thành thị đạt 0,8-1,0 triệu đồng/người/tháng, khu vực nông thôn khoảng 0,8 triệu đồng/người/tháng.

Thu từ các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp chiếm 75%, từ ngành nghề dịch vụ khác 16%.

Tuy nhiên, ở các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê và Vĩnh Ô, tập quán canh tác của người dân địa phương vẫn còn lạc hậu, tệ nạn đốt rừng làm rẫy và săn bắt thú rừng vẫn cịn thường xun diễn ra. Một số hộ gia đình đã biết làm lúa nước, làm vườn nhưng đời sống của họ cịn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, việc làm của họ không ổn định. Lực lượng lao động nhàn rỗi khá dồi dào, đây là nguồn nhân lực chủ yếu tham gia thực hiện sản xuất lâm nghiệp của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải.

3.2.2.2. Thực trạng sản xuất của một số ngành kinh tế

 Sản xuất nông nghiệp

* Trồng trọt: Diện tích đất trồng trọt, gồm cây hàng năm và cây lâu năm, là

8.298 ha, chiếm 28,4% đất nơng nghiệp, bình qn 981m2/người. Năng suất lúa bình quân là 48 tạ/ha. Bình quân lương thực đầu người là 474 kg/người/năm. Ngồi lúa là cây trồng chính, nhân dân còn trồng Khoai lang, Đậu, Lạc;

* Chăn nuôi: Chăn nuôi ở đia phương tương đối phát triển và là nguồn thu

nhập chính của các hộ gia đình. Hiện nay trên địa bàn có 1.934 con trâu, 3.919 con bị, 11.334 con lợn và 6.888 ngàn con gia cầm các loại. Hiện chưa có quy hoạch đồng cỏ để chăn ni trâu, bị. Nhiều hộ gia đình cịn thả trâu, bị vào rừng, làm tổn hại tài nguyên rừng;

 Sản xuất lâm nghiệp

Các xã đã tập trung thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ. Đến nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao là 1.186,3 ha. Các hộ dân của các xã đều tham gia trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng

32

Ngồi việc mở rộng khoanh ni và bảo vệ rừng một số hộ gia đình khai thác tre nứa, măng, lá cọ, vừa làm hàng hóa, nguyên liệu bán đi nơi khác như song, mây phục vụ nu cầu tại chỗ và bán để tăng thu nhập cải thiện đời sống.

 Dịch vụ, thương mại và du lịch

Mạng lưới thương mại, dịch vụ phát triển chủ yếu ở hai xã Vĩnh Chấp và Vĩnh Long. Hiện nay mở kinh doanh xăng dầu, xưởng chế biến gỗ, cửa hàng ăn uống, thu mua chế biến, kinh doanh Cao su và xây lắp điện dân dụng.

3.2.3. Đặc điểm văn hóa xã hội

Với tỷ lệ người Vân Kiều chiếm đa số ở xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, đời sống của người dân ở đó cịn nhiều khó khăn, sản xuất nơng nghiệp năng suất thấp, cây trồng lâm nghiệp đã trở thành hàng hóa nhưng thiếu kỹ thuật trồng, chăm sóc, giống cây trồng lâm nghiệp bị thối hóa, năng suất thấp, vì vậy, người Vân Kiều sống ven Công ty Lâm nghiệp Bến Hải cịn gặp nhiều khó khăn; Tuy nhiên, việc du canh du cư, đốt rừng làm rẩy đã cơ bản chấm dứt.

Hiện tại vẫn cịn tình trạng cúng bái để chữa bệnh, sau ba ngày không khỏi, người bệnh mới được mang tới các cơ sở chăm sóc y tế của xã. Thêm vào đó, ở đây vẫn cịn hiện tượng tảo hôn và sinh con thứ 3 trở lên.

Các hộ nghèo, đối tượng người có cơng và trẻ em dưới 6 tuổi đều được lập thẻ BHYT để khám và điều trị tại các cơ sở y tế.

3.2.4. Cơ sở hạ tầng

3.2.4.1. Giao thơng

Tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Đơng chạy qua địa phận Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, với chiều dài 30 km, nền đường có kết cấu bê tơng có chất lượng tốt, có thể luân chuyển hàng hóa thuận lợi quanh năm.

Hệ thống đường xương cá trong địa phận Cơng ty có chiều dài 52 km, chủ yếu là đường vận chuyển cũ, phần lớn đã bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Toàn bộ đường vận chuyển là đường đất, chỉ lưu thông được trong mùa khô.

Hiện tại, trên địa bàn khu vực Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, tất cả các xã đều đã có đường giao thơng nối liền từ trung tâm xã tới các vùng phát triển kinh tế,

33

thương mại của huyện và tỉnh. Hệ thống đường giao thông cấp thôn đã được cải thiện đáng kể, đường liên thôn đã được rải đá cấp phối. Tuy nhiên, đường giao thông ở một số thôn đã xuống cấp, nền đường khơng ổn định, thiếu hệ thống thốt nước, không được duy tu bảo dưỡng, dễ bị sạt lở, lầy lội về mùa mưa. Mặt khác một số đường mịn đi vào các thơn là đường vận chuyển gỗ của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, phải đi qua nhiều khe suối sâu và rộng, điều đó gây cản trở rất lớn cho việc đi lại của nhân dân địa phương trong mùa mưa.

3.2.4.2. Thủy lợi

Diện tích đất lâm nghiệp Cơng ty Lâm nghiệp Bến Hải chiếm hơn một nửa trung lưu và thượng lưu của vùng đầu nguồn các sông Bến Hải, Sa Lung, Khe Lương và Rào Trường. Mật độ sông suối trong vùng tương đối lớn. Trên địa bàn Cơng ty quản lý có hai hồ thủy lợi La Ngà và Bảo Đài, nên lượng nước ngầm tương đối cao, độ ẩm đất cao, thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp.

3.2.5. Y tế, văn hóa, giáo dục

3.2.5.1. Y tế

Tất cả các xã đều có phòng khám và chữa bệnh cho bà con tại trung tâm xã. Các trạm y tế thường xuyên phát thuốc cho nhân dân, nhất là trong các đợt phòng chống dịch hạch, tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình. 100% bệnh nhân được điều trị phịng chống sốt rét, khơng có bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết. Y tế các xã đã làm thẻ khám chữa bệnh cho nhân dân, làm thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Ngồi ra, các xã cịn mua thẻ BHYT cho các hộ nghèo và người có cơng với đất nước;

3.2.5.2. Văn hóa

Hầu hết các xã đã có bưu điện để phục vụ nhu cầu thơng tin, liên lạc của nhân dân. Sóng điện thoại của tất cả các mạng di động của Quảng Trị đã phủ gần như đầy đủ trên toàn địa bàn;

Một số sản phẩm đồ dùng của người Vân Kiều được làm từ mây mọc trong rừng như các loại gùi dựng cho các mục đích khác nhau (đựng bắp/mỡ, dao/rựa,

34

thú/rau rừng kiếm được) cũng thể hiện một văn hóa đặc trưng của người Vân Kiều và không thể thay thế được

3.2.5.3. Giáo dục

Có 100% số xã có trường tiểu học và trung học cơ sở. Trong các năm 2008- 2009, số lượng học sinh ở các thôn của 6 xã, đặc biệt là học sinh cấp II đã tăng lên. Các em được đến trường đúng tuổi. Hiện tại 6 xã đều được công nhận phổ cập tiểu học và trung học cơ sở.

3.2.6. Ảnh hưởng của KT-XH trong vùng đến việc kinh doanh của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải nghiệp Bến Hải

3.2.6.1. Ảnh hưởng tích cực

Người lao động bao gồm cả lao động là bà con dân tộc Vân Kiều và người kinh trên địa bàn khá nhiều, chủ yếu là lao động phổ thông, đã quen với hoạt động nghề rừng. Đây là yếu tố thuận lợi vì họ có thể tham gia thực hiện sản xuất kinh doanh khi Công ty Lâm nghiệp Bến Hải có nhu cầu tuyển dụng.

Có sở hạ tầng như hệ thống đường, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, trạm xá trên địa bàn ngày càng được nhà nước quan tâm đầu tư bằng thơng qua các chương trình, dự án cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc tổ chức SXKD, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên và người dân trên địa bàn.

3.2.6.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Cơng ty đóng trên địa bàn chủ yếu các xã thuộc miền núi, đặc biệt đồng bào Vân Kiều vẫn còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu.

Trình độ nhận thức, tiếp thu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cịn hạn chế, do đó phần nào ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty.

Các khu dân cư tập trung khá lớn xung quanh diện tích rừng do Cơng ty Lâm nghiệp Bến Hải quản lý, đời sống của họ còn ở mức thấp nên đã gây nhiều áp lực lên tài nguyên rừng của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, như khai thác gỗ trái phép, lấy củi, gỗ cho tiêu dùng hàng ngày, thả gia súc vào rừng;

35

Lực lượng lao động nhàn rỗi trong cộng đồng địa phương khá nhiều, chiếm 60% tổng số lao động tại các xã, họ sống chủ yếu dựa vào rừng, điều này gây nên áp lực cho Công ty Lâm nghiệp Bến Hải trong quản lý và bảo vệ rừng;

3.3. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty Lâm nghiệp Bến Hải:

Năm 1979, Lâm trường Bến Hải( Nay là Công ty lâm nghiệp Bến Hải) được thành lập theo Quyết định số 2154/QĐ –UB ngày 13/11/1979 của UBND tỉnh Bình Trị Thiên trên cơ sở sát nhập từ Lâm trường khai thác gỗ Bãi Hà và Lâm trường trồng rừng Vĩnh Linh. Nhiệm vụ của Lâm trường Bến Hải chủ yếu làm nhiệm vụ trồng rừng, khai thác gỗ và các lâm sản của rừng tự nhiên.

Từ tháng 7/1989 tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành ba tỉnh. Tỉnh Quảng trị được lập lại và khi đó Lâm trường Bến Hải được chuyển về tỉnh Quảng Trị quản lý theo Quyết định số 558/QĐ-UB ngày 05/12/1989.

Ngày 03/11/1992, Lâm trường Bến Hải trở thành doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 665/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Trị. Nhiệm vụ của Lâm trường Bến Hải là trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc phía Tây huyện Vĩnh Linh với diện tích quản lý là 28.422 ha.

Thực hiện Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển Lâm trường quốc doanh, Lâm trường Bến Hải xây dựng phương án chuyển đổi và được Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 1420/QĐ-UB ngày 05/7/2007 về việc phê duyệt điều chỉnh phương án chuyển đổi Lâm trường Bến Hải thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Bến Hải (Gọi tắt là “Cơng ty Lâm nghiệp Bến Hải”). Diện tích rừng và đất rừng do Công ty quản lý là 9.463,2ha, phân bố ở phía Tây Bắc huyện Vĩnh Linh, gồm các tiểu khu 571, 572, 555, 547, 552, 544, 562, 563, 570, 556, 586, 548, 549, 587, 560, 561, 573, 574, 583, 584, thuộc địa giới hành chính của 6 xã .Vĩnh Hà, Vĩnh Long, Vĩnh Chấp, Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn và Vĩnh Khê, thuộc huyện Vĩnh Linh. Ngành nghề sản xuất chính của Cơng ty là trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, khai thác nhựa Thông, sản xuất kinh doanh chế biến sản phẩm gỗ, xuất nhập khẩu lâm sản, hàng mộc.

36

Hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Công ty Lâm nghiệp Bến Hải đã tiến lên vững chắc và toàn diện về mọi mặt, đã được Đảng và Nhà nước phong tặng nhiều phần thưởng cao quý như danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới vào tháng 10/10/2002, Huân chương độc lập hạng Ba vào tháng 7/2006; ba năm liền (2001 - 2002 - 2003) được Bộ Tài chính tặng bằng khen về thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách với nhà nước. Ngồi ra đơn vị cịn được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh tặng cờ khen thưởng và nhiều bằng khen vào các Năm 2004, 2005, 2007.

3.4. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

* Bộ máy tổ chức của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải

 01 Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty;  01 Phó giám đốc giúp việc Giám đốc;

* Các phịng chun mơn nghiệp vụ

 Phịng Tổ chức lao động - hành chính  Phịng Kế hoạch kỹ thuật - bảo vệ rừng  Phịng Tài chính - Kế tốn

 Phòng Kinh doanh

* Các đơn vị trực thuộc

 Xí nghiệp I (XN1)  Xí nghiệp II (XN2)

 Xí nghiệp Chế biến và Kinh doanh lâm sản (XNCBLS)  Phân trường 3 (Xí nghiệp III-XN3)

Cơng ty Lâm nghiệp Bến Hải là đơn vị hạch toán độc lập, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Các đơn vị trực thuộc Công ty, hạch toán và hoạt động sản xuất dưới sự quản lý tập trung của Công ty.

37

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình sinh trưởng và các đặc điểm lâm học của rừng Keo lai trồng thuần lồi tại Cơng ty Lâm nghiệp Bến Hải. thuần lồi tại Cơng ty Lâm nghiệp Bến Hải.

Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và các đặc điểm lâm học của rừng là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp kỷ thuật lâm sinh hợp lý, nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh và lợi dụng rừng đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên để phát huy được đặc tính có lợi của từng lồi cây cũng như đề ra được các biện pháp tác động hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, chúng ta cần có những nghiên cứu về khả năng sinh trưởng ở các dạng địa hình khác nhau phổ biến trong khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở điều tra sơ thám và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây cũng như các số liệu sẵn có tơi tiến hành lựa chọn 03 dạng địa hình phân bố phổ biến của Lâm phần Keo lai để làm cơ sở đánh giá, so sánh nhằm làm cơ sở phát triển loài cây này.

4.1.1. So sánh sinh trưởng đường kính (D1,3)

4.1.1.1. Sinh trưởng đường kính

Đường kính D1,3 là chỉ tiêu thuyết minh cho mức độ sinh trưởng của cây rừng nhanh hay chậm. Thông qua D1,3 chúng ta thấy được khả năng tích luỹ sinh khối của cây rừng. Đồng thời nó phản ánh hiệu quả của các biện pháp kỷ thuật lâm sinh tác động đến lâm phần rừng cũng như khã năng thích ứng của lồi cây đối với điều kiện lập địa nơi gây trồng.

Kết quả điều tra D1,3 các ô tiêu chuẩn Keo lai tuổi 6 ở 3 vị trí chân, sườn, đỉnh được thể hiện ở bảng 4.1:

38

Bảng 4.1: Tình hình sinh trưởng D1,3 của Keo lai ở các dạng địa hình

Vị trí OTC n D1.3 (cm) S 2 S% D (cm/năm) |U| Chân 01 51 15,34 1,71 8,54 2,56 UC-S 3,64 02 50 16,49 1,26 8,09 2,75 03 52 15,28 1,66 8,44 2,55 TB 51 15,70 1,54 8,36 2,62 Sườn 01 48 14,60 1,94 9,52 2,43 UC-Đ 5,11 02 47 15,10 1,97 9,33 2,50 03 49 14,49 1,97 9,66 2,42 TB 48 14,73 1,96 9,50 2,45 Đỉnh 01 46 13,82 2,62 11,72 2,30 US-Đ 1,63 02 45 14,77 2,67 11,04 2,46 03 47 13,98 2,60 11,51 2,33 TB 46 14,19 2,63 11,42 2,36

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: Sinh trưởng D1.3 trung bình của Keo lai ở vị trí chân đạt 15,70 cm, ở vị trí sườn là 14,73cm, ở vị trí đỉnh là 14,19cm. Điều này chứng tỏ rằng sinh trưởng về D1.3 của Keo lai ở vị trí chân nhanh hơn ở vị trí sườn và đỉnh rất nhiều. Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về D1.3 của Keo lai tại vị trí chân là 2,62cm/năm, tại ví trí sườn là 2,45cm/năm và tại ví trí đỉnh là 2,36cm/năm. Điều này chứng tỏ rằng sinh trưởng về D1.3 của Keo lai ở vị trí chân nhanh hơn ở vị trí sườn và đỉnh rất nhiều.

Hệ số biến động trung bình về sinh trưởng D1.3 của Keo lai ở vị trí chân là 8,36%, thấp hơn hệ số biến động cả Keo lai ở vị trí sườn 9,50% và ở vị trí đỉnh là 11,42%. Qua đó có thể thấy sinh trưởng của Keo lai ở dạng chân là đồng đều hơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)