Nhóm những giải pháp về mặt chính sách, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 78)

* Giải pháp về kinh tế

- Nguồn đầu tư: Tiếp tục thu hút nguồn vốn từ các quốc gia, các tổ chức tài chính, các tổ chức phi chính phủ nhằm xây dựng dự án.

- Thị trường: Phổ biến rộng rãi về những thông tin về dự án, thu hút các doanh nghiệp tham gia mua bán sản phẩm phát thải từ các dự án trồng rừng và tái trồng từng.

70

- Khắc phục các lổi và hoàn thiên các quy trình hướng dẫn kỷ thuật về trồng rừng và đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của quản lý rừng bền vững nhằm góp phần đưa chất lượng rừng trồng ngày càng phát triển.

* Giải pháp về xã hội

- Nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân: Tại địa bàn Công ty quản lý nhất là những vùng giáp ranh có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhận thức của người dân về giá trị của rừng và môi trường còn rất nhiều hạn chế. Hầu hết người dân đều chưa nhận thức được vai trò to lớn của rừng, chưa nắm được những kiến thức gây trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng..., do vậy, cần tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về vai trò quan trọng của rừng và một số kiến thức cơ bản về kỷ thuật lâm sinh. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc chăn thả gia súc, thu gom vật rơi rụng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rừng.

- Nâng cao năng lực của cán bộ địa phương trong quản lý rừng: Một dự án có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ năng lực của người cán bộ cơ sở. Do vậy, chúng ta phải bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo, chuyên môn, kiến thức khoa học kỷ thuật cho cán bộ ở cơ sở, của công nhân viên và người lao động tại các xí nghiệp.

- Có chính sách ưu đãi với những tổ chức, cá nhân tham gia tích cực trong phát triển và bảo vệ rừng của địa phương: Khuyến khích hỗ trợ vốn, kỹ thuật, kiến thức khác để mở rộng các quy mô kinh doanh rừng bền vững, với các doanh nghiệp lâm nghiệp cần có chính sách ưu đãi về mặt bằng, cơ sở hạ tầng, thuế,.... Cần có kế hoạch rà soát các chương trình, dự án đã và đang thực hiện tại địa phương để có kế hoạch quản lý cụ thể với các diện tích trồng rừng dự án, những diện tích còn để hoang.

71

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về một số đặc điểm lâm học của rừng Keo lai trồng thuần loài tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải - Quảng Trị

Ở địa điểm nghiên cứu cây Keo lai sinh trưởng khá tốt nhưng vẫn còn những biến động trong quá trình sinh trưởng giữa các vị trí địa hình nghiên cứu với nhau. Cụ thể như sau:

* Tại vị trí chân đồi: Sinh trưởng bình quân về D1.3 và Hvn của Keo lai trồng thuần loài tương ứng: D1.3 = 15,70 (cm), Hvn = 16,20 (m), Dt= 3,85 (m), lượng tăng trưởng bình quân năm về đường kính là 2,62 (cm/năm), lượng tăng trưởng về chiều cao Hvn là 2,71 (m/năm).

* Tại vị trí sườn đồi: Sinh trưởng bình quân về D1.3 và Hvn của Keo lai trồng thuần loài tương ứng: D1.3 = 14,73 (cm), Hvn = 15,56 (m), Dt = 3,63 (m), luợng tăng trưởng bình quân năm về đường kính là 2,45 (cm/năm), lượng tăng trưởng về chiều cao Hvn là 2,59 (m/năm)

* Tại vị trí đỉnh đồi: Sinh trưởng bình quân về D1.3 và Hvn của Keo lai trồng thuần loài tương ứng: D1.3 = 14,19 (cm), Hvn = 15,02(m), Dt = 3,56 (m), lượng tăng trưởng bình quân năm về đường kính là 2,36 (cm/năm), lượng tăng trưởng về chiều cao Hvn là 2,51 (m/năm)

Tăng trưởng về trữ lượng hàng năm của Keo lai tại các vị trí chân, sườn, đỉnh đồi trung bình là: 19,825 (m3/ha/năm)

1.2. Về hiệu quả môi trường

1.2.1. Khả năng tích tụ cácbon

* Sinh khối tươi và sinh khối khô rừng trồng thuần loài Keo lai tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải

Tổng khối lượng sinh khối tươi của rừng trồng ở các vị trí địa hình: Chân, sườn, đỉnh tương ứng là: 187,46 tân/ha, 159,7 tấn/ha, 136,59 tấn/.ha. Trong đó sinh

72

khối cây rừng chiếm phần lớn 93,92% 95,82%, còn sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng chỉ chiếm 4,19%6,07%

Tổng khối lượng sinh khối khô trung bình của rừng trồng ở các vị trí chân đồi là 88,23 tấn/ha, sườn đồi là 75,72tấn/ha, đỉnh đồi là 66,07 tấn/ha. Trong đó sinh khối cây rừng chiếm phần lớn 92,52% 93,52%, còn sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng chỉ chiếm 6,47% 7,48%.

* Lượng tích tụ cacbon của rừng trồng thuần loài Keo lai 6 tuổi tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải:

Hàm lượng cacbon trong cây giữa các vị trí địa hình khác nhau là khác nhau tại vị trí chân là 38,82 tấn/ha, sườn là 33,32 tấn/ha, đỉnh là 29,78 tấn/ha.

Lượng cácbon ở tầng cây cao chiếm 93,45% tổng lượng cacbon tích tụ của lâm phần. Lượng cacbon trong cây bụi, thảm tươi chiếm 2,37% tổng lượng cacbon của lâm phần. Còn lại vật rơi rụng chỉ chiếm 3,34% tổng lượng cacbon tích tụ của lâm phần.

Lượng cacbon tích tụ trong cây lẻ của loài Keo lai tập trung chủ yếu vào phần thân, trung bình lượng tích tụ cacbon trong thân chiếm khoảng 85,11%. Còn lại là lượng cacbon tích luỹ trong cành, lá.

* Dự toán giá trị thương mại cacbon từ rừng trồng thuần loài Keo lai tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải

Dự toán rừng trồng thuần loài Keo lai 6 tuổi trồng theo hướng thâm canh tại Công ty Lâm nghiệp Bến Hải sẽ thu lại lợi nhận là 7.008.569 đ/ha.

1.2.2. Khả năng bảo vệ đất chống xói mòn

Dưới tán rừng Keo lai 6 tuổi ở các vị trí chân, sườn, đỉnh đồi có sự khác nhau về vật rơi rụng, thảm thực bì mức độ chênh lệch không đáng kể. Hiệu quả sinh thái môi trường mà Keo lai mang lại khá lớn thông qua khả năng giữ nước, hạn chế sự xói mòn trên bề mặt và giữ cho đất không bị mất tính chất đất rừng.

1.3. Hiệu quả kinh tế

Keo lai trồng thuần loài ở Công ty Lâm nghiệp Bến Hải sau chu kì kinh doanh 7 năm khai thác đều có lãi. Với giá trị hiện tại thu nhập dòng NPV = 40137079,5 đồng/ha, tỷ lệ thu nhập trên chi phí BCR = 3,59, tỷ lệ hoàn vốn nội tại IRR là 44,46%.

73

2. Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn có những tồn tại sau:

- Đề tài chưa theo dõi được hết chu kỳ kinh doanh Keo lai, nên những đánh giá phân tích trong luận văn chỉ là những đánh giá ban đầu.

- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lượng cacbon của rừng trồng thuần loài Keo lai 6 tuổi do vậy kết quả nghiên cứu chỉ phù hợp với đối tượng thuộc phạm vi nghiên cứu.

- Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu lượng cacbon trên bề mặt, còn lượng cacbon dưới mặt đất do không thể đào sâu lấy hết mẫu được nên đề tài không tiến hành nghiên cứu.

- Đồng thời do năng lực, kinh phí bản thân có hạn nên đề tài chỉ chọ mỗi dạng địa hình 01 cây tiêu chuẩn có các chỉ tiêu sinh trưởng tiêm cạnh với vây mẫu đã xác định nên chưa đảm bảo tính chính xác tuyệt đối và không thể thực hiện xác định tỷ lệ hàm lượng cácbon theo hai phương pháp: Phương pháp đốt tươi, đốt khô - phương pháp phân tích nguyên tố (Elementar Vario El của Germany) được, mà chỉ theo tỷ lệ công thức cấu tạo của gỗ (C6H10O5)n.

3. Kiến nghị

- Kết quả nghiên cứu mới mang tính đề xuất bước đầu.Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu và kiểm nghiệm trên các cấp đất khác nhau, ở các độ tuổi khác nhau.

- Tiến hành phân tích hàm lượng cacbon theo phương pháp phân tích nguyên tố (Elementar Vario El của Germany) để có cơ sở lý luận cho việc tính hàm lượng cacbon hấp thụ của rừng Keo lai.

- Nên tiến hành áp dụng các quy trình hướng dẫn trồng rừng và tuân thủ các quy định theo tiêu chuẩn FSC để đạt hiệu quả cao về cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Trọng Bình (2003), “Lập biểu cấp đất và thể tích tạm thời cho rừng Keo lai trồng thuần loài” Tạp chí Nông nghiệp&PTNT(7) Tr 918-920. 2. Nguyễn Trọng Bình (2004), “Lập biểu sinh trưởng và sản lượng tạm thời cho

rừng Keo lai trồng thuần loài” Tạp chí Nông nghiệp&PTNT(1) Tr 91-95. 3. Phạm Thế Dũng, Hồ Văn Phúc (2004), "Đề xuất phương pháp tạm thời để

đánh giá sản lượng rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ”, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp (1), tr 15-21.

4. Ngô Quang Đê và các cộng sự (2001), "Trồng rừng” Dùng cho cao học Lâm nghiệp và nghiên cứu sinh các mã trồng rừng, chọn giống và hạt giống lâm nghiệp…Điều tra và qui hoạch rừng, Lâm học.

5. Đoàn Ngọc Giao (2003) "Tiếp tục đánh giá sinh trưởng và khả năng cải tạo đất của Keo lai và các loài Keo bố mẹ tại một số vùng sinh thái ở giai đoạn sau 5 tuổi, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 6. Lê Đình Khả (2006), Lai giống cây rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 7. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Trần Cự (1995), "Chọn lọc và nhân giống

Keo lai tại Ba Vì", Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp (2), tr 22-26. 8. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn (1993), "Giống lai tự nhiên

giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm", Tạp chí Lâm nghiệp, (7), tr 18-19. 9. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Hồ Quang Vinh (1997), "Kết quả mới về

khảo nghiệm giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm", Tạp chí Lâmnghiệp, (12), tr 13-16.

10. Lê Đình Khả (1997),"Không dùng hạt của cây Keo lai để gây trồng rừng mới", Tạp chí Lâm nghiệp (6), Tr 32-34.

11. Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thiên Hương (1999), “Khả năng chịu hạn của một số dòng Keo lai chọn tại Ba Vì”, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, Hà Nội.

12. Lê Đình Khả (1999) “Nghiên cứu sữ dụng giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam” Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 13. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Ngô Đình Quế (1999), "Khả năng cải tạo đất

của Keo lai và một số loài keo khi trồng trên đồi trọc", Tạp chí Lâmnghiệp, (6), tr 11-14.

14. Phùng Ngọc Lan (1986), "Chọn cơ cấu cấu cây trồng rừng thâm canh trên quan điểm sản lượng", Tạp chí Lâm nghiệp, Bộ Lâm nghiệp, (9), tr 20-21. 15. Đoàn Hoài Nam (2006), "Hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo lai

tại một số vùng sản xuất kinh tế lâm nghiệp", Tạp chí NN&PTNT (3), tr 91-92.

16. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát, Đoàn Hoài Nam (2006),"Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu", Nhà xuất bản thống kê, 2006.

17. Nguyễn Xuân Quát (1995), "Trồng rừng thâm canh”, Kiến thức lâm nghiệp xã hội, tập II, NXB Nông nghiệp, Hà Nội-1995, tr 101-129.

18. Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế (1994), "Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ", Báo cáo khoa học đề mục thuộc đề tài KN03-01, chương trình KN03, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội 2004.

19. Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường Vân (2004) “Thử nghiệm tính toán giá trị bằng tiền của rừng trồng trong cơ chế phát triển sạch” Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

20. Hoàng Xuân Tý (2004) “Tiềm năng các dự án CDM trong Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất (LULUCF)” Hội thảo chuyên đề thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM) trong lĩnh vực Lâm nghiệp,Văn phòng dự án CD4CDM - Vụ hợp tác quốc tế - Bộ Tài nguyên Môi trường.

21. Vũ Tấn Phương (2006) “Trữ lượng Các bon của cây bụi và thảm tươi. Cơ sở để xác định kịch bản đường Các bon cơ sở trong các dự án trồng rừng và tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam” Tạp chí Khoa học & Công nghệ Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.

22. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích thống kê trong Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thị Thu Hương, và Đoàn Đình Tam (2004).

“Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng khoáng (N,P,K) và chế độ nước của một số dòng keo lai (A. hybid) và bạch đàn (Eucalyptus urophylla) trong giai đoạn vườn ươm và rừng non”. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

TIẾNG ANH

24. Alves, D. S., J. V. Soares, et al. (1997), “Biomass of primary and secondary vegetation in Rondonia, western Brazilian Amazon” Global Change Biology 3:451-462.

25. Bowen, M, R (1981), Acacia mangium,Anote on seed collection, handling and storage techniques including some experrrimental data and information on Acacia auriculiformis and probable Acacia mangium x Acacia auriculiformis hybrid (Occasionnal technical and scientific notes seed series), (3) FAO/UNDP, pp 39.

26. Daniel Murdiyarso (2005) “Sustaining local livelihood through carbon sequestration activities: A research for practical and strategic approach”

Carbon Forestry, Center for International Forestry Research, CIFOR. 27. Haswel, W. T (2000) “Techniques for estimating forest carbon” Journal of

Forestry 98(9): Focus, 1-3.

28. Hooverc et al. (2000) “How to estimate carbon sequestration on small forest tracts” Journal of forestry 98(9):13-19.

29. Md. Mahmudur Rahman (2004) “Estimating Carbon Pool and Carbon Release due to Tropical Deforestation Using Highresolution Satellite Data” Faculty of Forest, Geo and Hydro Sciences, Dresden University of Technology, Germany.

30. Gan, E and Sim Boon Liang (1991), "Nursery indentification of hybrid seedling in open pollinated seedlots” Breeding Technologies for Tropical Acacia, ACIAR Proceeding, (37), pp 76-87.

31. Sandra Brown(2002) “Measuring carbon in forests: current status and future Challenges” Environmental Pollution 116: 363–372.

32. Pinso Cyril and R, Nasi (1991), "The Potential use of Acacia mangium and Acacia auriculiformis hybrid and Sabah", Breeding Technologies for Tropical Acacia, ACIAR Proceeding (37), pp 17-21.

33. Romain Pirard (2005) “Pulpwood plantations as carbon sinks in Indonesia: Methodological challenge and impact on livelihoods” Carbon Forestry, Center for International Forestry Research, CIFOR.

34. Rufelds, C. W (1988), "Acacia mangium willd versus hybrid A. auriculiformis and hybrid, A.auriculiformis seedling morphology study”, Forest Research Centre Publication Malaysia, (41), pp 109.

35. Rufelds, C,W (1987), "Quantitative comparison of Acacia mangium willd versus hybrid A. auriculiformis”, Forest Research Centre Publication Malaysia, (40), pp 22.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)