Vật rơi rụng dưới tán rừng Keolai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 71 - 73)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Khả năng tích lũy cacbon và hiệu quả của rừng trồng Keolai thuần loà

4.2.2.3. Vật rơi rụng dưới tán rừng Keolai

Vật rơi rụng là thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng, có tác dụng che phủ trực tiếp và làm tăng độ thô bề mặt đất rừng, ngăn ngừa xói mịn, giúp đất rừng thấm nước tốt hơn. Vật rơi rụng là tầng hoạt động thứ 2 của hiệu ứng thuỷ văn rừng sau tầng thứ nhất là tầng tán rừng.

Vật rơi rụng dưới tán rừng được hình thành từ các bộ phận như: Thân, cành, vỏ, lá, chồi, hoa, quả rơi xuống đất và sự phân giải xác động thực vật.

Trong quá trình hình thành đất, vật rơi rụng là nguồn tạo chất hữu cơ cho đất, vật rơi rụng cịn tạo mơi trường sống thuận lợi cho các vi sinh vật đất sống. Vật rơi rụng có tác dụng như một lớp đệm giữ cho đất được ẩm, giúp nhiệt độ ổn định, giảm lượng nước bốc hơi, hạn chế dòng chảy bề mặt, bảo vệ đất chống xói mịn. Kết quả điều tra vật rơi rụng được tổng hợp và trình bày ở bảng 4.13

63

Bảng 4.13: Khối lượng vật rơi rụng dưới tán rừng trồng Keo lai thuần loài trong khu vực nghiên cứu.

Vị trí Khối lượng vật rơi rụng Điểm Kg/m2 Tấn/ha

Chân 0,53 5,3 1

Sườn 0,44 4,4 2

Đỉnh 0,36 3,6 3

Qua bảng 4.13 cho thấy, vị trí chân đồi có khối lượng thảm khơ, vật rơi rụng nhiều nhất (5,3 tấn/ha), tiếp theo là vị trí sườn đồi (4,4 tấn/ha) và cuối cùng là ở vị trí đỉnh đồi có khối lượng thảm khơ nhỏ nhất là (3,6 tấn/ha)

Để đánh khả năng bảo vệ chống xói mịn của rừng trồng Keo lai thơng qua các chỉ tiêu trên tôi dựa vào tổng điểm. Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.14:

Bảng 4.14: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá khả năng bảo vệ đất chống xói mịn ủa rừng trồng Keo lai

Chỉ tiêu

Vị trí

Chân đồi Sườn đồi Đỉnh đồi Giá trị Điểm Giá trị Điểm Giá trị Điểm

1- Độ tàn che 0,71 1 0,61 2 0,63 2

2- Độ che phủ (%) 0,53 1 0,42 2 0,32 3

3-Khối lượng VRR (kg/m2) 0,53 1 0,44 2 0,36 3

Tổng điểm 3 6 8

Xếp thứ 1 2 3

Dẫn liệu từ bảng 4.14 cho thấy Keo lai thuần lồi trồng tại vị trí chân đồi có hiệu quả chống xói mịn bảo vệ đất tốt nhất, tiếp đến là ở ị trí sườn đồi và khả năng chống xói mịn bảo vệ đất tại vị trí đỉnh là thấp nhất. Sỡ dĩ vậy là do ảnh hưởng của vị trí địa hình. Tại vị trí đỉnh đồi và sườn đồi có độ dốc lớn nên lượng đất bị xói mịn do dịng chảy bề mặt nhiều và lượng đất tích tụ tại vị trí chân đồi lớn làm cho tầng đất dầy hơn cây sinh trưởng tốt hơn và vật rơi rụng dưới tán rừng nhiều hơn.

64

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)