Nhóm những giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 77 - 78)

- Keo lai là loài cây đã được đưa vào trồng rừng sản xuất từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước, nó đã chứng tỏ một số đặc điểm ưu việt và đó diện tích trồng Keo lai đã không ngừng tăng lên. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay sau một thời gian trồng rừng Keo lai đại trà đã có những dấu hiệu cho thấy người dân không còn mặn mà với việc kinh doanh Keo lai vì một số lý do như: Cây Keo lai có hệ rễ bàng, sinh trưởng phát triển khá nhanh nhưng khi gặp gió to thường bị gãy đỗ, thậm chí bật gốc, khả năng sinh trưởng ở một số nơi không được như mong muốn....

Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do việc sử dụng các dòng lai thuần chủng đã qua khảo nghiệm và lựa chọn đồng thời áp dụng các biện pháp kỷ thuật lâm sinh phù hợp cho loài cây này nhiều bất cập.

Thực tế cho thấy ở Công ty Lâm nghiệp Bến Hải hiện nay cây con đem đi trồng rừng chủ yếu từ vườn ươm của Công ty nên chất lượng đảm bảo tuy nhiên cần phải tiếp tục đầu tư khảo nghiệm giống và chọn lọc các loài phù hợp. Xây dựng rừng giống, vườn giống đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo cung cấp giống tốt và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho công tác trồng rừng.

- Nên tiến hành đầu tư trồng rừng thâm canh hoặc bán thâm canh góp phần nâng cao năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Trong các giải pháp kỷ thuật thâm canh rừng, bón phân là một trong những giải pháp nhằm nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, người ta lại quan niệm rằng, Keo lai là cây có khả

69

năng cố định đạm, cải tạo đất vì vậy việc bón phân cho Keo lai ít được chú ý. Kết quả khảo sát các rừng trồng Keo lai từ Bắc vào Nam của Nguyễn Đức Minh năm 2004[23] cho thấy: Rừng Keo lai có bón phân tốt hơn hẳn rừng không bón phân. Điều này chứng minh rằng: Mặc dù Keo lai là cây có khả năng cố định đạm nhưng ở giai đoạn rừng non vẫn cần có lượng phân bón nhất định để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của rừng. Qua nghiên cứu của các tác giả cho thấy nếu áp dụng trồng rừng thâm canh thì sinh trưởng của Keo lai tốt hơn nhiều so với trồng rừng thông thường.

- Nghiên cứu một số biện pháp Nông lâm kết hợp nhằm mục đích lấy ngắn nuôi dài, góp phần cải thiện đời sống cho người làm nghề rừng.

- Chăm sóc bảo vệ rừng: Cần đặc biệt chú ý trong công tác chăm sóc và bảo vệ vì nó quyết định đến hiệu quả rừng trồng. Có biện pháp kỷ thuật cắt cành đã chết nhưng chưa rơi rụng nhằm làm cho vết cắt cành sớm được liền sẹo nhờ sinh trưởng của thân cây phủ kín lại. Tỉa bớt những cành còn sống nhưng hiệu quả quang hợp thấp nằm ở phía dưới tán nhằm làm tăng chiều cao dưới cành, tạo hình cho thân cây. + Cần tiến hành chặt vệ sinh những cây cong queo, sâu bệnh vừa dọn vệ sinh rừng vừa tạo điều kiện cho Keo lai phát triển tốt hơn.

+ Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

- Khai thác: Cần đảm bảo khai thác đúng kỷ thuật, đúng chu kỳ kinh doanh của Keo lai, khai thác tác động thấp nhằm đảm bảo bền vững cho môi trường đáp ứng các nguyên tắc FSC đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)