Giá trị kinh tế của rừng trồng keo lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 32)

Giá trị kinh tế của rừng Keo lai được tính theo phương pháp phân tích kinh tế thu nhập/chi phí (benefit/cost) trên cơ sở tính toán các chi phí đầu vào, lợi nhuận bán sản phẩm và lãi suất huy động vốn.

24

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý

Công ty Lâm nghiệp Bến Hải nằm trên địa bàn của 6 xã: gồm Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn, Vĩnh Long, Vĩnh Khê, Vĩnh Chấp, Vĩnh Hà, thuộc huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lý như sau:

Từ 170 10’ 00’’ đến 170 40’ 00’’ vĩ độ Bắc.

Từ 1060 00’ 00’’ đến 1070 00’ 00’’ kinh độ Đông. Phạm vi ranh giới của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải:

- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. - Phía Nam giáp xã Vĩnh Trường huyện Gio Linh. - Phía Đông giáp xã Vĩnh Tú huyện Vĩnh Linh. - Phía Tây giáp xã Vĩnh Ô - huyện Vĩnh Linh.

3.1.2. Địa hình

Địa hình khu vực do Công ty Lâm nghiệp Bến Hải quản lý thuộc vùng núi thấp. Điểm thấp nhất nằm ở phía Đông Nam tiểu khu (TK) 586, có độ cao gần 70 m so với mặt biển. Điểm cao nhất nằm ở phía Tây TK 585, có độ cao 362 m. Độ cao so với mặt biển trong khu vực này giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình ít bị chia cắt, độ dốc biến động từ 80 -250, gồm các kiểu địa hình chính sau:

- Kiểu địa hình đồi cao, có độ cao tuyệt đối từ 200-300 m, độ dốc bình quân 250, chiếm 12% diện tích. Điển hình là các tiểu khu 555 và 556.

- Kiểu địa hình đồi thấp và trung bình, có độ cao tuyệt đối dưới 200 m, có độ dốc bình quân 150, chiếm 80% diện tích. Điển hình là các tiểu khu 544, 547, 548, 549, 560, 562, 563, 571 và 572.

Diện tích Công ty Lâm nghiệp Bến Hải quản lý có nhiều lợi thế về địa lý và kinh tế vì trên địa bàn có nhiều tuyến giao thông nội vùng từ quốc lộ 1A qua trung tâm huyện lỵ nối liền với các xã trung du miền núi nên thuận lợi về giao thông. Tại

25

địa phương cũng có lực lượng lao động dồi dào, thuận lợi cho việc huy động lao động khi cần;

3.1.3. Khí hậu

Khí hậu khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 23-250C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 6 đến tháng 7) khoảng 350C, có ngày nhiệt độ đạt trên 400C, tháng thấp nhất (tháng 12 và tháng 1) khoảng 180C có khi xuống tới 8-90C.

Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô nóng kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70- 80% và đạt cực tiểu vào tháng 7, xuống 65 – 70%; độ ẩm tăng nhanh khi bước vào mùa mưa và duy trì ở mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 –90%.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước kéo dài đến tháng 2 năm sau, đạt cực đại vào tháng 10,11, chiếm 70% lượng mưa của cả năm. Từ tháng 3 đến tháng 7, lượng mưa ít nhất, tổng lượng mưa trong thời kỳ này chỉ chiếm dưới 30% lượng mưa của năm. Tổng lượng mưa bình quân năm là 2.376 mm.

- Khu vực Công ty Lâm nghiệp Bến Hải chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau và gió Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8, có đặc điểm khô nóng và khi đạt tốc độ cao (từ 10-30 m/s) có thể gây hại rất lớn cho cây trồng. Ngoài ra, hàng năm vùng này còn bị ảnh hưởng của 3-4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo lũ lụt (thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10).

3.1.4. Thủy văn

Khu vực có các nhánh sông Rào Thành, Sa Lung và Cánh Hòm. Chiều dài sông là 59 km, diện tích lưu vực 936 km2. Các nhánh của con sông này đều có đặc điểm chung là lượng nước tập trung chủ yếu về mùa mưa, các nhánh sông và khe suối nhỏ thường không có hoặc có rất ít nước chảy vào mùa khô, đặc biệt là các năm hạn hán. Sông suối trong khu vực ít có giá trị về mặt giao thông thủy nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân trong vùng.

26

Trong vùng có 2 công trình thủy lợi là hồ La Ngà và hồ Bảo Đài, là nơi cung cấp nước tưới cho vùng hạ lưu tại các xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy, Vĩnh Long và Vĩnh Thành.

3.1.5. Đặc điểm về đất đai

Qua tham khảo các tài liệu về nông hoá thổ nhưỡng tỉnh Quảng Trị của Sở Tài nguyên và Môi trường, nền vật chất trong khu vực có 4 loại đá mẹ, đó là đá Granít, đá Cát kết, đá Sét và Đá vôi. Dựa trên các loại đá mẹ, yếu tố địa hình, độ cao, độ dốc, khu vực có thể chia thành hai nhóm đất chính, đó là:

- Nhóm đất feralít núi thấp phát triển trên các loại đá granít, đá cát kết, đá sét và đá vôi.

- Nhóm đất feralít mùn trên núi trung bình phát triển trên đá granít.

Nhìn chung đất trong khu vực có độ dầy tầng đất từ trung bình đến dày, từ 30 đến 80 cm, hàm lượng mùn trung bình. Riêng các nhóm dạng đất feralit đồi - núi thấp phát triển trên đá sét, cát kết có độ dầy tầng đất lớn hơn 80 cm.

Đất trên địa bàn Công ty Lâm nghiệp Bến Hải chủ yếu là đất được hình thành do quá trình feralit hoá, với nền vật chất là phiến thạch sét, granit. Ngoài ra còn có các loại đất dốc tụ, đất mùn trên thung lũng ven suối và đất phù sa bồi tụ ven sông suối.

3.1.6. Đặc điểm về thực vật

Kết quả khảo sát thực vật tại thực địa cho thấy trên diện tích rừng tự nhiên do Công ty Lâm nghiệp Bến Hải quản lý hiện có 787 loài thực vật, thuộc 490 chi, 159 họ của 6 ngành thực vật (xem bảng 1), giàu loài nhất ở đây là ngành Mộc lan (hay còn gọi là ngành Hạt kín) và nghèo loài nhất là ngành Thông đất. Một điều đáng chú ý là trong thành phần thực vật rừng có tới 67 loài cây có nguồn gốc trồng dẫn giống từ nơi khác đến đã ổn định, đó là cây ăn quả, cây cảnh và một số cây gỗ không đưa vào danh lục.

3.1.7. Đặc điểm về động vật

Kết quả điều tra động vật hoang dã của Đỗ Tước năm 2010 như sau: Số lượng loài động vật rừng ở Công ty Lâm nghiệp Bến Hải rất thấp. Thú chỉ đạt 0,07%, so với toàn quốc; Chim 0,07%, Bò sát 0,06%, và Lưỡng cư 0,08%. Thêm vào đó,

27

không có loài nào đặc hữu của Việt Nam, được ghi nhận ở trong vùng khảo sát. Đa số các loài động vật chủ yếu tập trung ở tiểu khu 585. Thú chiếm tới 0,95%, Chim 100%, Bò sát 0,83%, và lưỡng cư 100%. Trong khi đó, số loài gặp ở tiểu khu 585 và các vùng khác rất thấp. Các mối đe dọa đến động vật rừng hiện nay trên địa bàn là bẫy của người dân để săn bắt các loài động vật. Môi trường sống của các loài thú rừng rất hạn chế vì diện tích rừng tự nhiên nhỏ lại phân bố phân tán và xen lẫn rừng trồng.

3.1.8. Hiện trạng rừng và đất rừng của Công ty

Hiện nay Công ty Lâm nghiệp Bến Hải đang quản lý trực tiếp là 9.446,6 ha trong đó: Đất rừng sản xuất: 7.529,4 ha, Đất rừng phòng hộ: 1.917,2 ha, diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND tỉnh Quảng Trị là 9.339 ha, thời hạn sử dụng là 50 năm. Hiện trạng rừng và đất rừng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất và rừng của Công ty

TT Hạng mục Tổng Xi nghiệp 3 Xi nghiệp 2 Xi nghiệp 1 Tỷ lệ % Tổng cộng 9446.60 3845.3 2839.5 2761.8 100,0 I Đất có rừng 8692.3 3453.0 2587.2 2652.1 92.0 1 Rừng tự nhiên 1679.4 1200.5 478.9 17.8 2 Rừng trồng 7012.9 2252.5 2108.3 2652.1 74.2 2.1 Rừng trồng thuần loài 5770.9 1410.8 1821.9 2538.2 61.1 2.2 Rừng trồng hỗn giao 1242.0 841.7 286.4 113.9 13.1 II Đất chưa có rừng 503.3 381.3 111.0 11.0 5.3 - IA 11.3 10.6 0.7 0.1 - IB 346.7 245.1 96.5 5.1 3.7 - IC 145.3 125.6 13.8 5.9 1.5 III Đất khác 251.0 11 141.3 98.7 2.7 A Rừng phòng hộ 1917.2 1014.8 616.2 286.2 20.3 I Đất có rừng 1820.6 980.8 596.4 243.4 19.3

28 1 Rừng tự nhiên 1099.3 626.5 472.8 0 11.6 2 Rừng trồng 721.3 354.3 123.6 243.4 7.6 2.1 Rừng trồng thuần loài 371.9 100.6 27.9 243.4 3.9 2.2 Rừng trồng hỗn giao 349.4 253.7 95.7 3.7 II Đất chưa có rừng 64.3 34.0 19.2 11.1 0.7 III Đất khác 32.3 0 0.6 31.7 0.3 B Rừng sản xuất 7529.4 2830.3 2223.4 2475.7 79.7 I Đất có rừng 6871.8 2472.2 1990.9 2408.7 72.7 1 Rừng tự nhiên 580.2 574.0 6.2 6.1 2 Rừng trồng 6291.6 1898.2 1984.7 2408.7 66.6 2.1 Rừng trồng thuần loài 5399.0 1310.2 1794.0 2294.8 57.2 2.2 Rừng trồng hỗn giao 892.6 588.0 190.7 113.9 9.4 II Đất chưa có rừng 439.0 347.2 91.8 4.6 III Đất khác 218.6 10.9 140.7 67.0 2.3

Trong đó: Diện tích rừng sản xuất là 7.529,4 ha, chiếm 79,7%, gồm rừng tự nhiên 580,2 ha, rừng trồng 6.291,6. ha và đất chưa có rừng 439,0 ha, đất khác 218,6 ha. Trong đó rừng trồng thuần loài keo lai của Công ty tính đến 31/12/2010 với tổng diện tích 2.977,0ha cụ thể như sau:

- Năm 2005: trồng mới 500,0 ha. - Năm 2006: trồng mới 490,0 ha - Năm 2007: trồng mới 487,0 ha - Năm 2008: trồng mới 450,0 ha - Năm 2009: trồng mới 500,0 ha - Năm 2010: trồng mới 550,0 ha

Diện tích rừng phòng hộ là 1.917,2 ha, trong đó 1.099,3 ha là rừng tự nhiên, 721,3 ha là rừng trồng và 64,3 ha là đất chưa có rừng, đất khác 32,3 ha.

29

Nhận xét: - Diện tích lâm nghiệp của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải quản lý chủ yếu đất đã có rừng, chiếm 92%, trong đó rừng trồng Keo và Thông chiếm 74,2%, còn rừng tự nhiên chỉ chiếm 17,8%. Đất chưa có rừng chiếm 5,3%.

- Đất rừng sản xuất do Công ty Lâm nghiệp Bến Hải quản lý chiếm 79,7%, đất rừng phòng hộ chiếm 20,3%.

- Diện tích đất đai của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải phân bố thành 3 vùng tách biệt; ranh gới quản lý tại một số tiểu khu đi theo đường lô trồng rừng. Với phạm vi quản lý như vậy rất khó cho công tác quản lý và bảo vệ rừng.

3.1.9. Đặc điểm trạng thái rừng trồng Keo lai của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải

Kết quả nghiên cứu cho thấy Keo lai sinh trưởng tương đối tốt. Riêng Keo lai trong những năm đầu sau khi trồng đã đạt đường kính trung bình ở các tuổi 2, 4, 6 tương ứng là 9,2cm, 12,4cm, 14,5cm, 16,3cm và đạt chiều cao trung bình ở tuổi 2, 4, 6 năm tương ứng là 10,6m, 13,5m, 15,5m. Trữ lượng gỗ cây đứng (M, m3/ha) ở tuổi 2, 4, 6 tương ứng là 55,7 m3/ha, 80,3 m3/ha, 112,2 m3/ha, Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, rừng khép tán ngay từ tuổi 2, tuổi thành thục số lượng của rừng keo lai là 6 năm.

Nhược điểm của rừng Keo lai là tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao, khoảng 30% tổng số cây/ha. Ngoài ra, Keo lai cũng sinh cành sớm và hình thành nhiều thân phụ, khoảng 15% số cây. Ba yếu tố này có ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng rừng trồng keo lai. Tuy vậy, việc xử lý cành, thân phụ và bệnh hại cho rừng keo lai có thể thực hiện dễ dàng sau 1-2 năm đầu.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của Công ty

Những thuận lợi: Công ty Lâm nghiệp Bến Hải nằm ở thị trấn Hồ Xá, cách thành phố Đông Hà gần 30 km, có quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đi qua, do vậy Công ty Lâm nghiệp Bến Hải có điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển các lâm sản đến nơi tiêu thụ;

Công ty Lâm nghiệp Bến Hải nằm trong vùng khí hậu có mưa nhiều, thuận lợi cho trồng rừng kinh tế và sản xuất cây giống cung cấp cho nhân dân trong vùng;

30

Địa hình trong vùng chủ yếu là núi thấp và đồi bát úp, có độ dốc nhỏ, do vậy các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng và bảo vệ rừng có nhiều thuận lợi;

Khu vực do Công ty Lâm nghiệp Bến Hải quản lý có nhiều suối, hồ, đập nên lượng nước ngầm tương đối cao, độ ẩm đất cao, thuận lợi cho cây phát triển và sản xuất cây con.

Độ dầy tầng đất lớn, thích hợp cho nhiều loài cây sinh trưởng và phát triển tốt. Rừng tự nhiên có thực vật và động vật khá đa dạng về tổ thành loài và mục đích sử dụng và có nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Những thách thức: Địa hình thuộc Công ty Lâm nghiệp Bến Hải quản lý chủ yếu núi thấp và đồi bát úp có độ dốc thấp, đi lại dễ dàng, thuận lợi cho các đối tượng xâm phạm đến tài nguyên rừng nên công tác bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn;

Công ty Lâm nghiệp Bến Hải nằm trong vùng khí hậu có mưa nhiều nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 7-10, dễ gây lụt và xói đất, tạo điều kiện cho các loại nấm hại phát triển, ảnh hưởng đến sản xuất cây giống trong vườn ươm và rừng trồng. Thời gian nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, hạn hán dễ gây cháy rừng.

Hàng năm thường có 3 - 4 cơn bão làm cây đổ và gẫy, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

3.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động

Địa bàn Công ty lâm nghiệp Bến Hải quản lý nằm trên địa giới hành chính các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Long, Vĩnh Chấp, Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn và Vĩnh Khê có 6.812 hộ với 24.503 nhân khẩu, trong đó nam 12.159 người và nữ 12.344 người

Mật độ dân số bình quân 100 người/km2, cao nhất là các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Long, Vĩnh Thủy đạt trên 120 người/km2, thấp nhất là xã Vĩnh Hà và Vĩnh Khê, dưới 31 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9%. Trong khu vực, chủ yếu là người dân tộc Kinh và Vân Kiều sinh sống. Người Vân Kiều tập trung ở xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê.

31

3.2.2. Thực trạng kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh

3.2.2.1. Thực trạng kinh tế

Thu nhập bình quân đầu người khu vực thành thị đạt 0,8-1,0 triệu đồng/người/tháng, khu vực nông thôn khoảng 0,8 triệu đồng/người/tháng.

Thu từ các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp chiếm 75%, từ ngành nghề dịch vụ khác 16%.

Tuy nhiên, ở các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê và Vĩnh Ô, tập quán canh tác của người dân địa phương vẫn còn lạc hậu, tệ nạn đốt rừng làm rẫy và săn bắt thú rừng vẫn còn thường xuyên diễn ra. Một số hộ gia đình đã biết làm lúa nước, làm vườn nhưng đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, việc làm của họ không ổn định. Lực lượng lao động nhàn rỗi khá dồi dào, đây là nguồn nhân lực chủ yếu tham gia thực hiện sản xuất lâm nghiệp của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải.

3.2.2.2. Thực trạng sản xuất của một số ngành kinh tế

Sản xuất nông nghiệp

* Trồng trọt: Diện tích đất trồng trọt, gồm cây hàng năm và cây lâu năm, là 8.298 ha, chiếm 28,4% đất nông nghiệp, bình quân 981m2/người. Năng suất lúa bình quân là 48 tạ/ha. Bình quân lương thực đầu người là 474 kg/người/năm. Ngoài lúa là cây trồng chính, nhân dân còn trồng Khoai lang, Đậu, Lạc;

* Chăn nuôi: Chăn nuôi ở đia phương tương đối phát triển và là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình. Hiện nay trên địa bàn có 1.934 con trâu, 3.919 con bò, 11.334 con lợn và 6.888 ngàn con gia cầm các loại. Hiện chưa có quy hoạch đồng cỏ để chăn nuôi trâu, bò. Nhiều hộ gia đình còn thả trâu, bò vào rừng, làm tổn hại tài nguyên rừng;

Sản xuất lâm nghiệp

Các xã đã tập trung thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ. Đến nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao là 1.186,3 ha. Các hộ dân của các xã đều tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh trưởng, đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của rừng keo lai (acacia hybrid) trồng thuần loài tại công ty lâm nghiệp bến hải, tỉnh quảng trị​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)